Chord Electronics BLU MK.2 & DAVE DAC – Chạm được xúc cảm âm nhạc

thanhhuynh1904

Well-Known Member
Sau nhiều năm nghiên cứu và chờ đợi sự phát triển của công nghệ chip xử lý nền FPGA, cuối cùng tại CES 2017, Chord Electronics đã phát triển thành công bộ đôi nguồn âm sở hữu mạch lọc nội suy có lượng “tap” lên đến mốc 1 triệu.
chord_rackx2_onwhup_axky.jpg

Đây chính là điều kiện để có thể thực hiện giải mã và khôi phục hoàn thiện nguồn âm thanh 16 bit. Với khả năng tái lập chính xác hai yếu tố quan trọng nhất của âm thanh playback là thời gian và biên độ giữa các bit tín hiệu, bộ đôi upsampling transport Chord BLU MK.2 và đầu giải mã DAVE DAC thể hiện những màn trình diễn sống với sân khấu được “cơi nới” rất ấn tượng, độ chuyển giữa các nốt nhạc mượt, độ biến đổi hài âm ở các dải vô cùng tinh tế, tiến gần đến độ thật của nguồn analog.

Chord BLU MK.2 – Đầu cơ transport tích hợp công nghệ mạch lọc upsampling WTA M-Scaler

Về thiết kế vật lý, đầu transport Chord BLU MK.2 có cùng chassis với thế hệ trước, ngoại trừ mặt máy được tinh giản hơn với số lượng nút bấm giảm từ 25 xuống chỉ còn 7 nút điều khiển. Các tương tác menu và hiệu chỉnh chức năng sẽ nằm toàn bộ trên tay điều khiển. Có kích thước nhỏ nhưng BLU MK.2 khá nặng và có chất lượng hoàn thiện rất tốt với vỏ máy được làm từ hai tấm nhôm nguyên khối, cắt khoét CNC đảm bảo chống rung tốt. Bên trong khối nhôm này được ngăn 3 khoang riêng biệt gồm: nguồn supply, mạch lọc/upsamlpling với chip FPGA và khoang chứa bộ cơ transport độc lập.
BLU MK.2 trang bị bộ cơ Philips CD Pro 2, được xem là một trong những bộ cơ có khả năng đọc tracking dữ liệu tốt và ổn định nhất nhưng cũng đã gần tuyệt chủng. Với thiết kế top-loading, bộ cơ này được Chord tối ưu chống rung bằng việc kết hợp lò xo cơ học bên dưới cùng với thiết kế nắp đậy ấn tượng cũng được gia công từ nhôm đặc. Các đầu transport sử dụng cơ Philips Pro 2 thường phải dùng thêm một cục chận đĩa bên trên rất bất tiện, riêng đối BLU-MK2, Chord đã tích hợp chi tiết này lên phần nắp đậy.



blu_mk_ii_top_plate_hi_res_rlip.jpg



Hệ thống các cổng digital out của Chord BLU MK.2 gồm 3 kết nối BNC, 2 AES/EBU và 1 cổng USB Type B. Trong đó đầu trasport có thể xuất tín hiệu 192kHz khi sử dụng giao thức Dual AES/EBU (kết nối cùng lúc 2 dây digital AES/EBU) và tối đa 768kHz với Dual BNC. Đặc biệt, khi kết nối với đầu DAVE DAC, dùng cổng đôi Dual BNC, BLU MK.2 sẽ xuất mức tín hiệu digital đầu ra với tần số lấy mẫu mặc định 705.6kHz, gấp 16 lần chuẩn CD Reb Book. Nhà sản xuất cũng trang bị một công tắc dạng cần gạt ở mặt sau của máy cho phép tùy chọn một trong 3 mức upsampling 44.1, 176.4 và 705.6kHz. Ngoài cổng input USB, chúng ta vẫn có thể sử dụng Chord BLUE MK.2 như một thiết bị upsampler, khi đó tín hiệu digital từ một đầu cơ transport thứ hai, thiết bị streamer… sẽ được kết nối với máy qua cổng BNC in duy nhất.
Khác với những đầu cơ transport thông thường chỉ xuất tín hiệu digital trực tiếp từ đĩa CD, Chord BLU MK2 là đầu đọc transport kết hợp mạch lọc upsampling. Đầu đọc này sở hữu công nghệ upsampling WTA M-Scaler kết hợp với mạch lọc nội suy được xử lý bên trong chip FPGA Xilinx XC7A200T. Được xem là vi xử lý nền FPGA mạnh nhất cho đến thời điểm hiện nay, bên trong Xilinx XC7A200T có chứa đến 740 nhân, cho phép thực hiện các thuật toán mạch lọc nội suy (được Chord viết riêng) với lượng tap khủng lên đến 1.015.808. Số lượng “tap” trên 1 triệu là điều mà chỉ cách đây vài năm, chính Rob Watts, chuyên gia hàng đầu về IT/digital audio vẫn còn nghi ngờ về tính hiện thực. Chính nhờ đáp ứng số lượng vòng lập đạt mốc 1 triệu, Chord BLU MK.2 đã có thể hoàn thiện việc khôi phục chính xác về mặt thời gian và biên độ của nguồn âm digital mã hoá chuẩn 16bit.


blu_mk_ii_connectivity_hi_res_smxc.jpg



Việc bố trí mạch upsampling cùng với đầu transport thay vì tích hợp chung với đầu DAC đã được Rob Watts tính toán từ trước. Lý do phải tách rời vi xử lý Xilinx XC7A200T ra khỏi đầu DAC mà cụ thể là DAVE DAC nhằm đáp ứng hai yếu tố. Đầu tiên là chống nhiễu và quan trọng nhất là cần cung cấp một lượng điện tiêu thụ lớn cho vi xử lý 740 lõi này. Chip Xilinx XC7A200T đòi hỏi nguồn điện có dòng lên đến 10A, ngoài ra, để xuất tín hiệu digital với tần số lấy mẫu cao 705.6kHz, Chord BLU MK.2 còn phải tích hợp thêm mạch chống nhiễu RF.


screen_shot_2017_09_20_at_3_50_30_pm_pvru.png



Chord DAVE DAC
Có thiết kế tương đồng với BLU MK.2, chassis Chord DAVE cũng được cắt CNC từ hai khối nhôm dày, ghép lại với nhau, ở giữa là bo mạch giúp tản nhiệt hiệu quả. Gây ấn tượng nhất chính là màn hình hiển thị, nằm bên dưới khung cửa sổ kính phóng đại tròn, được thiết kế mặt nghiêng rất thông minh cho phép dùng có thể dễ dàng quan sát thông tin từ xa. Màn hình hiển thị của Chord DAVE có giao diện rõ ràng phân chia thành 4 phần gồm các thông tin: ngõ vào, tần số lấy mẫu, mức âm lượng và phần còn lại thông báo những tùy chọn Phase, chọn mạch lọc tương thích PCM/DSD, mạch lọc giải cao HF Filter và tuỳ chọn 1 trong 4 mode hiển thị giao diện màn hình.


chord_dave_fr_wht_hdqo.jpg



Chord DAVE có tất cả 8 cổng digital input gồm: AES/EBU, USB 2.0, 2 cổng optical và 4 cổng BNC. Không chỉ nhận tín hiệu digital từng cổng đơn, Chord cho phép kết nối cùng lúc 2 cổng BNC 1+2 hoặc BNC 3-4 thành cấu hình Dual BNC, đây cũng là ngõ chờ để tạo liên kết đặc biệt 705.6kHz với nguồn âm từ Chord BLU MK.2. Về kết nối output analog, Chord DAVE có hai cặp cổng RCA và XLR, tuy nhiên tín hiệu đầu ra của Chord DAVE lớn hơn các đầu đọc hoặc DAC thông thường. Điện thế đầu ra single-ended RCA là 3V và balanced là 6V, trong khi mức output thông thường ở các thiết bị khác tương ứng 2V và 4V. Ưu thế này, giúp Chord DAVE có thể tải tốt hấu hết các poweramp khi chạy mạch preamp digital.
chord_dave_rear_aqnu.jpg

Vào thời điểm trình làng cuối năm 2015, vi xử lý nền FPGA Spartan 6 phiên bản LX-75 trang bị bên trong DAVE được xem là mạnh nhất với 166 166 lõi xử lý DSP, cho phép mạch lọc khai thác với số vòng lập (tap) lên đến 164.000 tap, trong khi chip FPGA ở Hugo chỉ có thể chạy tối đa 26,384 tap và các chip DAC thông thường chỉ giới hạn ở mức 256 tap. Tín hiệu digital đầu vào sau khi được lọc và giảm nhiễu qua thuật toán WTA Filter và Noise Shaper sẽ được chuyển đổi sang analog theo công nghệ giải mã Pulse Array DAC sử dụng 20 tổ hợp điện trở riêng biệt được đảo bằng transistor. Ngoài ra, để tối ưu nhiễu âm ở tầng analog, Rob Watts thiết kế thêm một mạch hạn chế nhiễu bậc hai để có thể “dịch chuyển” các nhiễu âm ra ngoài ngưỡng nghe.


screen_shot_2017_09_20_at_3_50_42_pm_lezk.png



Trải nghiệm chất lượng trình diễn bộ đôi Chord BLU MK.2 và DAVE DAC
Tại CES 2017, Rob Watts từng chia sẻ với chúng tôi “Bộ đôi upsampling transport Chord BLU MK.2 và đầu giải mã DAVE DAC làm được điều mà tôi mong đợi trong suốt hàng chục năm nguyên cứu về digital audio. Khả năng tạo nên những sân khấu có đặc tính như không gian live chưa bao giờ tốt đến mức này”. Và giờ đây với bộ BLU MK.2 và DAVE DAC trong tay, chúng tôi đã hiểu được rằng, công nghệ digital playback đã được nâng lên một tầm cao mới, chạm được xúc cảm âm nhạc!
Hệ thống phối ghép tham chiếu sử dụng gồm loa Raidho D-4.1, pre/power amp Class A Gryphon Mirage/Colosseum. Bộ nguồn âm Chord BLU MK.2 và DAV DAC được kết nối với nhau qua đường Dual BNC sử dụng hai dây digital Nordost Valhalla 2. Thiết lập upsampling phía sau Chord BLU MK.2 ở mức tối đa, màn hình hiển thị của DAVE khóa chỉ số lấy mẫu ở mức 705.6kHz.


chord_rackx2_onwh_cpla.jpg



Bắt đầu với một track thử quen thuộc mà hầu như mỗi lần bật máy tôi đều phải nghe một lần, “September in Montreal” trong album Blue Mind của Anne Bisson. Cảm giác vị trí ca sĩ, nhạc cụ và không gian quen thuộc đến nằm lòng của bản thu này bỗng dưng có sự thay đổi rất lạ tai. Vocal được mở rộng và lùi, khoảng cách âm hình giữa piano, trống, cympal được đẩy xa đáng kể, tất cả tạo cho chúng tôi một cảm giác như mình vừa đổi sang một phòng thử có diện tích lớn hơn hẳn. Rõ ràng việc tái lập chính xác thời gian giữa các bit tốt hơn đã tác động rất lớn đến khả năng cảm nhận âm thanh của não bộ. “Timing” chính xác hơn sẽ dẫn đến cảm nhận vị trí không gian tốt hơn hẳn và càng gần với sân khấu được ghi âm trước đó. Với âm hình được tối ưu, tiếng bass vốn được thu rất tốt trong track này càng nổi rõ hơn, người nghe có cảm giác như có thể nhìn và “chạm” được vào mặt trống!
Có lẽ chi tiết là điều chúng tôi muốn đặc tả nhất khi nghe bộ cơ D/A đầu bảng của Chord Electronics. Khả năng biểu đạt chi tiết của bộ dàn đã làm chúng tôi rất ngạc nhiên. Ở cả dải tần, chi tiết đều được được đẩy lên một cấp về độ rõ, tách bạch nhưng cũng được làm “tự nhiên hóa” cực tốt. Tiếng guitar trong bản “Tarde” (album Masterpiece - Mario Suzuki, có những âm cực chi tiết ở phần đuôi mà chúng tôi ít để ý đến đã bất ngờ xuất hiện. Ân tượng nhất phải kể đến tiệng cộng hưởng của dây đàn trở nên mộng đầy, dịu, cực êm nhưng vẫn có độ dứt hoàn hảo. Cảm xúc tương tự khi nghe lại bản Allegro (album Concertos for Double bass), đặc biệt, tiếng concerto được thể hiện với độ sâu gần như không có giới hạn nhưng vẫn giữ được khoảng cách rất tốt so với dàn nhạc.
Điểm thắng lớn nhất của công nghệ WTA M-Scaler trong BLU MK.2 và sự kết hợp ăn ý DAVE DAC chính là khả năng cải thiện hay nói đúng hơn là mang người nghe đến gần với chất lượng của bản thu gốc ngay cả với những CD có chất lượng thu âm bình dân nhất. Nghe Richard Clayderman trình diễn “Just The Way You Are” (album Cinema Feelings), dù với chất lượng thu không cao nhưng hệ thống vẫn khai thác được hiệu ứng không gian rất tốt, tiếng đàn piano tròn có độ động và phần chuyển giữa các nốt rõ lên hẳn, không bị chồng lấp. Chúng ta có thể kiểm chứng ưu điểm công nghệ WTA M-Sclaer rất đơn giản bằng cách test tắt mạch upsampling thông qua cần gạt phía sau máy về mức 44.1kHz.
screen_shot_2017_09_20_at_3_51_07_pm_ipax.png


Kết luận

Sau khi trải nghiệm hơn hai tuần với bộ đôi Chord BLU MK.2 và DAVE DAC, ngoài sự khác biệt quá ấn tượng về âm hình sân khấu tái tạo, độ chi tiết cũng như tính “analog” tối ưu so với bản thu gốc… thì độ “ trung thực” của tiếng piano có lẽ là điều ám ảnh nhất đối với chúng tôi. Cảm xúc khi nghe chỉ hơn 10 giây đầu của bản Tea For Two trong đĩa XRCD So Nice Duke - Duke Jordan Trio đã khiến chúng tôi tròn mắt một cách kinh ngạc về khả năng xử lý tuyệt vời cùng lúc nốt cao, nốt trầm ở cả độ tròn, độ nổi và độ động. Không cần hạ bớt độ sáng của đèn phòng hay phải nhắm mắt lại, một chiếc đàn Grand Piano đã tự hiện ngay trước mặt với không gian là một sân khấu được trang âm rất tốt. Và cứ như thế, các bản còn lại của album như: My funny Valentine, Jor-Du, Kiss of Pain… lần lượt trôi và anh em biên tập có một buổi chiều nghe live khó quên!


d97b18f8_chord_dave_front_wht_aygf.jpeg

Nguồn: Gia Phong Nghe Nhìn Việt Nam


Một vài hình ảnh của Chord Dave và Chord BLU MK.2 tại AVSHOW lần thứ 12


21463056_1522812151170487_5242890527973039728_n.jpg


21740007_1522812284503807_2187988679007267573_n.jpg


21740535_1522812287837140_8837170921078040141_n.jpg


21730936_1518079464977089_8441727740485372243_n.jpg


21743208_1518079618310407_4190705421495007295_n.jpg


21462886_1522812157837153_1574747402895165710_n.jpg


21731257_1521077344677301_1770192151065380071_n.jpg


Ảnh: Tuấn Lương Nghe Nhìn Việt Nam


Bộ đôi Chord Electronics BLU MK.2 & DAVE DAC sẽ hội ngộ Audiophile Hà Nội tại sự kiện Vietnam Hi-end Show 2017 diễn ra vào ngày 29/9, 30,9 và 1/10/2017 tại Khách sạn Daewoo, 360 Kim Mã, Hà Nội

(028) 38 53 00 53
Showroom
: 8 B Lý Thường Kiệt , P 12 , Q 5 , TPHCM
 
Cứ ca ngợi đầu bảng với nhiều xiền vậy thôi chứ mình nghe 2 lần - năm setup trên 2 hệ thống âm thanh khác nhau cùng với nguồn phát Chord Electronics rồi . Vẫn là chất âm của Anh , Nịnh Tai- Dễ nghe và Buồn Ngủ
 
Bên trên