Angus_Bert
Film critic
Trong một cái ngày mưa gió bão bùng siêu buồn chán thì khi không có gì để làm mình thường lấy cái DSLR ra nghịch ngợm. Dạo này đang máu me quay phim nên bắt đầu quan tâm đến một số em của Canon dù đang dùng máy Pentax, và bỗng dưng trong đầu mình nghĩ ra một câu hỏi cũng khá hay mà mình chắc nhiều người cũng có hứng thú như mình - Chống rung trên lens và chống rung trên body thì cái nào hay hơn? Sau một hồi dài tìm hiểu thì đây là những gì mình có thể chia sẻ với mọi người. Để nói về chuyện này thì cần có đôi lời chém gió xíu cho chủ đề được sôi nổi. Thực chất câu chuyện chống rung trên máy ảnh đã được tranh cãi từ rất lâu rồi. Với những dân tình tay bé, ít quay tay nên cơ bắp không có thì đôi khi họ gặp khó khăn trong việc chụp ảnh ở tốc độ màn trập khá thấp, hay vị trí chụp không ổn định khiến hình ảnh hay bị mờ. Công nghệ chống rung ra đời cùng với thời đại máy ảnh KTS đã giải quyết những thiếu sót này. Và nói đến chống rung thì có hai trường phái từ đó đến nay vẫn luôn so kè nhau là Chống rung trên lens với các đại diện là Canon và Nikon, cùng Chống rung trên body với các đại diện là Sony và Pentax. Vậy thì người dùng chúng ta nên chọn loại nào thì mang lại kết quả tốt nhất? Lịch sử của công nghệ chống rung hình ảnh Có rất nhiều dân tình nhiếp ảnh đã từng đặt ra câu hỏi này - Tại sao Canon và Nikon lại đều chọn công nghệ chống rung trên lens? Có khá nhiều lí do, nhưng ở phần này mình sẽ giải thích một trong những lí do chính yếu nhất theo khía cạnh lịch sử đó là công nghệ chống rung trên body tốn rất rất nhiều tiền để tích hợp vào máy ảnh phim trong quá khứ. Khi Canon và Nikon bắt đầu trang bị công nghệ chống rung lên máy ảnh (Canon ra mắt chiếc lens IS đầu tiên năm 1995, lens Nikon VR thì xuất hiện năm 1994), có hẳn một cộng đồng đông đảo các nhiếp ảnh gia vẫn đang sử dụng máy film, chỉ một phần rất rất nhỏ dùng máy ảnh KTS. Nguyên do đơn giản là vì máy ảnh KTS thời bấy giờ giá còn quá cao, khoảng 30.000 USD một chiếc máy (chưa tính lạm phát). Thêm nữa, thường thì dân tình lúc đó cũng vẫn đang quen thuộc với chiếc máy ảnh film của họ sau nhiều năm nên chẳng mấy ai quan tâm gì khác. Tuy vậy chuyện chống rung cho máy ảnh thì lại vô cùng bức thiết, đặc biệt với những ai chuyên đi chụp động vật hoang dã hay chụp thể thao, và cách giải quyết vấn đề này mà không phải tốn thêm một đống tiền đó là sử dụng chống rung trên lens thay cho chống rung cho body, như thế người dùng vẫn có thể sử dụng chiếc máy film họ đang có, nhưng vẫn được tận hưởng công nghệ mới từ nhà sản xuất. Dần dà sau đó khi những chiếc máy KTS có nhiều tính năng và giá mềm hơn, dân nhiếp ảnh bắt đầu nhảy qua công nghệ mới. Konica Milnota là người đầu tiên áp dụng công nghệ chống rung trên body cho chiếc máy Milnota DiMAGE A1, tạo tiền lệ cho hàng loạt các sản phẩm sau đó sử dụng công nghệ chống rung cảm biến. Chống rung trên cảm biến cho thấy một ưu điểm cực lớn. so với chống rung trên lens - chống rung trên tất cả các loại lens, thậm chí là lens của máy film cổ. Nikon và Canon thời điểm đó là những người dẫn đầu vê công nghệ chống rung hình ảnh, thế nên những nhà sản xuất lens khác muốn cạnh tranh với hai ông lớn này thì sẽ phải tốn một mới tiền để cập nhật toàn bộ hệ thống lens của họ lên chống rung nếu như muốn bắt kịp CaNi, đấy là chưa nói đến cả người dùng. Bằng cách tích hợp chống rung lên trên body, những hãng như Konica Milnota đã có một cách cạnh tranh và thu hút người dùng tuyệt vời hơn hẳn Canon/Nikon khi giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều tiền khỏi chuyện mua lens mới. Tuy thế, vì cơ chế hoạt động truyền thống là guơng lật nên hiệu ứng chống rung bằng cảm biến sẽ không thể thấy được trên các mẫu máy trang bị công nghệ này. Thêm nữa là đối với các mẫu lens có tiêu cự lớn, lens tele thì chống rung trên body tỏ ra không thật sự hiệu quả, lí do là khoảng cách di chuyển của cảm biến không đủ áp ứng với độ dài tiêu cự của lens tele. Và cũng như từ đó đến nay, Canon và Nikon vẫn đều đặn "móc túi" người dùng bằng việc liên tục cập nhật những chiếc lens có công nghệ chống rung cải tiến, với giá thành chẳng lấy gì là phải chăng cho lắm. Giải thích một số thuật ngữ: IS - Image Stabilization (Canon), VR - Vibration Reduction (Nikon), OS - Optical Stabilization (Sigma), SSS - Super Steady Shot (Sony), MegaOIS - Mega Optical Image Stabilization (Panasonic và Leica), VC - Vibration Compensation (Tamron), SR - Shake Reduction (Pentax). Ưu và nhược điểm của Chống rung trên lens Ok, giơ thì chúng ta sẽ tập trung phân tích ưu và nhược điểm của công nghệ chống rung trên lens nha. Ưu điểm:
Ngoài ra còn một số ưu điểm khác của công nghệ chống rung trên lens mà mình muốn nói, nhưng theo nhiều đánh giá là nó không còn thực sự đúng nữa.
Ok, giờ nói về nhược điểm nha Nhược điểm
Ưu và nhược điểm của Chống rung trên body Sau khi đã chém gió nhiều về chống rung trên lens thì xin mời mọi người xem về ưu và nhược trên chống rung cảm biến nhóe. Ưu điểm
Nhược điểm
Ngoài ra cũng như phần trên, mình không đưa thêm một số lí do này vào vì nhiều người đánh giá nó không còn đúng nữa.
Kết luận Vậy với những phân tích ở trên liệu bạn đã chọn được công nghệ nào phù hợp với nhu cầu của mình chưa. Nếu chưa thì có thể mình sẽ đưa ra một vài lời khuyên cho bạn nhé. Thực chất thì cả hai đều mang đến những hỗ trợ tuyệt vời cho người dùng, nhưng nếu như bạn có những nhu cầu riêng, đặc biệt thì hãy chọn lựa đúng đắn thứ mà sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất. Nếu như bạn là người nhiếp ảnh thông thường, chụp gái, chụp sự kiện thì có lẽ cả chống rung trên lens hay body đều phù hợp với bạn. Nhưng nếu như vấn đề về tài chính có ảnh hưởng đến quyết định của bạn, lời khuyên chân thành là hãy chọn chống rung trên body, vì bạn sẽ thoải mái về việc chọn lens hơn, và giá những chiếc máy ảnh có tích hợp chống rung rẻ hơn nhiều mà chất lượng hình ảnh không hề thua kém. Nhưng nếu như bạn đòi hỏi nhu cầu chống rung cao, thật sự hiệu quả hay thường đi chụp tele, phong cảnh, hãy chọn chống rung trên lens để có thể mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất cho bạn. Còn với riêng mình, mình sẽ mua một chiếc máy ảnh có chống rung trên máy, và dùng lens cũng có chống rung luôn để có thể tận dụng hoàn hảo ưu điểm của cả hai công nghệ này mang lại ) Hi vọng bài viết của mình phần nào giúp bạn mở mang được điều gì đó. Nếu có sai sót gì thì gạch thẳng vào bài nhé Tổng hợp chém gió |