Ðề: Cho mình hỏi cách 1 chảo xài cho 2 đầu thu vệ tinh
Tại
TRANG NÀY có hướng dẫn rất chi tiết, gửi bạn tham khảo:
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THU DTH
1. Các thiết bị sử dụng để thu dịch vụ DTH bao gồm: Anten parabol, LNB, Đầu thu giải mã - IRD, Smart card và vật tư phụ (cáp RG6, jắc F5).
Anten parabol (anten chảo): là thiết bị có hình parabol dùng để thu tín hiệu các chương trình truyền hình từ vệ tinh. Với dịch vụ DTH anten parabol là loại băng tần Ku có đường kính nhỏ (60cm), thông thường là dạng elip.
LNB (Low noise block): là bộ khuếch đại tạp nhiễu thấp gắn trên anten parabol có chức năng đổi tần từ tần số băng Ku (10.7 ¸ 12GHz) xuống dải tần số IF (950 ¸ 2150MHz) mà bộ giải mã có thể thu được và khuếch đại công suất tín hiệu thu được từ anten lên.
Đầu thu giải mã đa phương tiện - IRD (Integrated Recever Decoder): thường được gọi là Set-top Box (STB): là thiết bị thu và giải mã tín hiệu truyền hình từ anten parabol và LNB, chuyển sang tín hiệu AV hay RF mà Tivi thông thường có thể xem được. Nó có chức năng cùng với Smart card nhận diện đúng thuê bao và dịch vụ mà thuê bao đăng kí, giải mã ra các chương trình hay dịch vụ mà thuê bao đã đăng kí với nhà cung cấp. Ngoài ra đầu thu giải mã còn có rất nhiều tiện ích người dùng đa dạng.
Smart card (Thẻ thông minh): Thiết bị trông giống như một thẻ tín dụng hay thẻ điện thoại. Nó lưu giữ các thông tin để mở khóa các chương trình dưới dạng dữ liệu chứa trong chíp IC gắn trên thẻ. Smart card do VTV cung cấp còn thể hiện quyền được xem các truyền hình thu qua vệ tinh của Đài THVN đã được cấp theo giấy phép của Bộ VHTT.
Thiết bị phụ trợ đấu nối: bao gồm cáp đồng trục RG6 và 02 jắc F5 cho một bộ thiết bị.
2. Lắp đặt anten thu
Anten: Có thể lắp đặt anten tại tất cả các mặt phẳng (ngang, đứng hoặc nghiêng) thoả mãn các điều kiện: vị trí chắc chắn, anten không bị che chắn, đảm bảo thu tốt (góc chắn Anten không được vượt quá giá trị góc ngẩng - lựa chọn theo thông số kỹ thuật của bảng), không ảnh hưởng đến mỹ quan (theo thoả thuận với khách hàng), đảm bảo an toàn lao động khi lắp đặt.
Sau khi khảo sát được vị trí đặt anten, tiến hành lắp đặt theo các bước:
* Chân đế (là trục đỡ anten) phải lắp thẳng đứng, khoan bắt chắc chắn xuống mặt phẳng xác định đặt anten.
* Các thành phần của anten (trừ chân đế) phải được lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng sơ đồ của catalog đi kèm.
* Lắp anten vào chân đế, lưu ý các ốc vít liên quan đến việc xoay chỉnh góc ngẩng và góc phương vị không nên vặn quá chặt. Nên để có độ mở vừa phải để xoay chỉnh được dễ dàng.
* Dùng thước đo độ, thước nước đo thăng bằng, la bàn để đặt anten có góc ngẩng và góc phương vị đúng với bảng thông số (lưu ý vấn chưa nên siết chặt các ốc vít chỉnh góc ngẩng và góc phương vị).
* LNB phải để lệch 45° về bên trái so với phương thẳng đứng (như ảnh trên).
3. Đấu nối các thiết bị thu
3.1. Đấu nối đầu thu với anten parabol
* Nối cáp từ LNB đến đầu thu tại vị trí LNB IN
* Các vị trí đấu nối nên vặn chặt vừa phải, tránh vặn quá chặt gây vỡ hoặc chờn ren...
* Cáp sử dụng là loại cáp đồng trục RG6, jắc F5.
3.2. Đấu nối đầu thu với tivi
Việc nối đầu thu với tivi có thể thực hiện theo 2 cách:
* Dùng cáp RF (đi kèm) đấu vào vị trí TV Out phía sau đầu thu.
* Trường hợp muốn xem các chương trình Ti vi của địa phương thì bắt buộc phải nối từ đầu ra RF của đầu thu với đầu vào Anten của Ti vi rồi dò kênh mới xem được (Không xem được qua đường AV)
* Dùng dây AV để nối tín hiệu vào TV.
3.3. Kết nối với đầu thu khác.
* Có thể dùng một anten cho 2 đầu thu bằng cách nối đầu thu thứ hai vào cổng IF phía sau đầu thu.
* Nếu muốn sử dụng nhiều hơn 2 đầu thu thì phải sử dụng bộ chia cao tần (chia cấp nguồn).
* Đấu nối anten UHF-VHF: Thu các chương trình địa phương có sẵn theo yêu cầu của khách hàng.
* Tín hiệu được đấu từ anten (anten UHF,VHF) vào đầu thu tại vị trí ANT IN. Trong trường hợp này cần lưu ý đặt kênh RF ra không trùng với các kênh địa phương.
4. Cách điều chỉnh
Để thu được các chương trình của DTH thì có thể tiến hành kiểm tra mức tín hiệu theo các bước sau: sử dụng điều khiển từ xa bấm phím Menu rồi điều khiển thanh sáng mầu đỏ đến dòng chữ "Cài đặt" ® bấm phím "OK" ® chỉnh tiếp thanh sáng mầu đỏ đến dòng "Tự động dò kênh" và bấm "OK"
Nếu thấy cột tín hiệu có màu xanh thì phải điều chỉnh anten đến khi xuất hiện vạch màu vàng thì đầu thu mới nhận được tín hiệu. Để đảm bảo thu tốt và ổn định thì điều chỉnh nhẹ nhàng đến khi mức tín hiệu thu được cao nhất.
Lê Minh
Cái này cũ rồi nhưng còn hữu ích.