IBM đã phát triển một công nghệ mới có khả năng truyền tải dữ liệu lên tới 1 nghìn tỷ bit mỗi giây (1 terabit/giây), tức đủ nhanh để truyền đi toàn bộ dữ liệu tại thư viện Quốc hội Mỹ chỉ trong một tiếng.
Dựa trên công nghệ bán dẫn CMOS thông thường nhưng được các kỹ sư IBM đục 48 lỗ nên chip này có tên gọi Holey Optochip. Trong những lỗ này, họ đặt các module quang học, tạo ra bộ tiếp nhận có khả năng truyền thông tin nhanh gấp 8 lần bất cứ thành phần quang học nào từng được sản xuất.
Holey Optochip có kích cỡ 5,8 x 5,2 mm
Tuy nhiên, đây chỉ là tốc độ của bản thân chip, còn trên thực tế, tốc độ có thể bị giảm xuống do sự kết nối giữa các thiết bị hay sự tác động bởi phần mềm hoạt động trên nó... Dù vậy, đây vẫn là một thành công quan trọng trong công nghệ quang học khi có khả năng hỗ trợ tải hàng trăm bộ phim HD chỉ sau một cái nháy mắt.
Không những thế, công nghệ này cũng tiết kiệm điện năng, hoạt động ở mức 5 watt, tức bằng 1/12 so với bóng điện 60 watt hiện nay. IBM vẫn đang tiếp tục cải tiến Holey Optochip để có thể thương mại hóa trong những năm tới.
Theo VNE, link nguồn ở đây
Dựa trên công nghệ bán dẫn CMOS thông thường nhưng được các kỹ sư IBM đục 48 lỗ nên chip này có tên gọi Holey Optochip. Trong những lỗ này, họ đặt các module quang học, tạo ra bộ tiếp nhận có khả năng truyền thông tin nhanh gấp 8 lần bất cứ thành phần quang học nào từng được sản xuất.
Holey Optochip có kích cỡ 5,8 x 5,2 mm
Tuy nhiên, đây chỉ là tốc độ của bản thân chip, còn trên thực tế, tốc độ có thể bị giảm xuống do sự kết nối giữa các thiết bị hay sự tác động bởi phần mềm hoạt động trên nó... Dù vậy, đây vẫn là một thành công quan trọng trong công nghệ quang học khi có khả năng hỗ trợ tải hàng trăm bộ phim HD chỉ sau một cái nháy mắt.
Không những thế, công nghệ này cũng tiết kiệm điện năng, hoạt động ở mức 5 watt, tức bằng 1/12 so với bóng điện 60 watt hiện nay. IBM vẫn đang tiếp tục cải tiến Holey Optochip để có thể thương mại hóa trong những năm tới.
Theo VNE, link nguồn ở đây