Chiến thuật kỳ lạ của WinRar: Kiếm tiền kiểu gì khi lại cho khách hàng dùng thử… mãi mãi?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.png

Albert Einstein từng nói, chỉ có hai thứ không có giới hạn trên cuộc đời này, đó chính là vũ trụ và … thời gian dùng thử WinRar. Tất nhiên, câu nói kia không phải là của Einstein, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc làm sao mà WinRar có thể tồn tại khi khách hàng không bỏ 1 xu nào mà vẫn dùng thử mãi mãi?

Lịch sử của WinRar

Vào năm 1993, một định dạng mới tên Roshal Archieve (hay được gọi tắt là RAR) xuất hiện với tính năng nén, giải nén và khôi phục dữ liệu. Dù được phát triển bởi một nhà lập trình người Nga tên Eugene Roshal, nhưng bản quyền định dạng này lại được đăng ký dưới tên Alex Eminent.

Chỉ hai năm sau khi xuất hiện, phần mềm WinRAR ra đời với tính năng nén và giải nén tập tin trên hệ điều hành Window và ngay lập tức trở thành một tên tuổi phổ biến.

Như nhiều phần mềm khác trên thị trường, WinRAR cho phép người dùng sử dụng miễn phí một thời gian trước khi đưa ra quyết định có muốn mua bản quyền chính thức hay không. Đối với đa số các phần mềm khác, khi thời gian dùng thử kết thúc, mọi tính năng sẽ bị vô hiệu và người dùng phải bỏ ra một số tiền cụ thể để tiếp tục sử dụng sản phẩm.

Nhưng với WinRAR, khách hàng vẫn mặc nhiên sử dụng sản phẩm mặc dù chẳng bỏ chút tiền nào để mua bản quyền. Mọi tính năng cơ bản nhất của WinRAR vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường, điểm khác biệt duy nhất mà người dùng nhận ra là dòng cảnh báo:

"Vui lòng nhớ rằng WinRAR không phải là một phần mềm miễn phí. Sau khi sử dụng thử trong 40 ngày, bạn phải mua bản quyền hoặc gỡ bỏ phần mềm ra khỏi máy."

Chính vì thế, WinRAR được vô số người dùng gọi với biệt danh là "annoyware", một phần mềm gây "phiền phức" khi liên tục nhắc nhở thời gian sử dụng thử đã hết.

Và tất nhiên rằng đa số người dùng chỉ tốn chưa tới 1 giây để tắt nội dung kia rồi tiếp tục sử dụng WinRAR như bình thường. Liệu đây có phải là một lỗi của chương trình? Nếu thế thì công ty này kiếm tiền bằng cách nào?

WinRAR và thời gian dùng thử… bất tận

Khi tham dự một hội thảo về Tình hình đánh cắp bản quyền vào năm 2013, Burak Canboy - CEO của WinRAR đã phát biểu như sau: "Đánh cắp bản quyền thật ra không ảnh hưởng đến chúng tôi là mấy, bởi vì WinRAR luôn sẵn sàng cho phép người dùng sử dụng phần mềm ngay cả khi hết thời gian dùng thử.

Rất nhiều người dùng còn tưởng rằng WinRAR là một phần mềm hoàn toàn miễn phí, chính vì thế, họ rất vui vẻ vào thẳng trang web của chúng tôi để tải về, tránh được rủi ro sử dụng các phần mềm đã được "cracked" và không chính thống."

Có nghĩa rằng, việc người dùng không thèm quan tâm đến dòng cảnh báo hết hạn và vẫn tiếp tục sử dụng là điều mà WinRAR đã biết quá rõ.

Đó hoàn toàn không phải là một lỗi kỹ thuật mà là một kế hoạch kinh doanh cực kỳ thông minh. "Nhất tiễn song điêu", thời gian dùng thử bất tận vừa giúp WinRAR chống lại việc vi phạm bản quyền, vừa giúp phần mềm này trở thành một trong những yếu tố "tiên quyết" khi bất kì máy tính nào được kích hoạt.

Vậy Winrar kiếm tiền bằng cách nào?

Thắc mắc cuối cùng chính là doanh thu để duy trì hoạt động của WinRAR. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ dòng nhắc nhở "40 ngày dùng thử đã kết thúc", tuy nó chỉ gây một ít khó chịu và tốn chưa tới 1 giây để giải quyết, nhưng chính dòng chữ này đã trở thành một nguy cơ tiềm tàng đối với các tập đoàn lớn.

Dù Winrar không còn là một ứng dụng "bắt buộc", nhưng phần mềm này vẫn được hàng triệu công ty trên khắp thế giới tin dùng.

Winrar thừa biết rằng hơn 90% người dùng của mình là những khách hàng cá nhân luôn thích sự miễn phí và Winrar sẵn lòng cho họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, vì trên thực tế, doanh thu từ những khách hàng này vừa ít lại vừa khó kiếm được.

Nhưng đối với những tập đoàn "tỷ đô", những người sử dụng WinRAR để nén những đơn hàng, những hợp đồng và dữ liệu đáng giá "triệu đô", sử dụng phần mềm WinRAR đã được mua bản quyền là một việc tất yếu.

Hãy tưởng tượng thông báo "40 ngày dùng thử đã kết thúc" hiện lên trong lúc các đối tác đang bàn về những dự án trị giá "triệu đô", một công ty không sẵn lòng bỏ 29,99 USD ra để mua một phần mềm bản quyền chắc chắn sẽ đánh mất hình ảnh của mình ngay trong buổi họp.

Chưa kể rằng đối với những công ty mang tư cách pháp nhân, WinRAR có thể dễ dàng đâm đơn kiện lên tòa án với cáo buộc sử dụng sản phẩm trí tuệ vượt quá thời gian cho phép. Làm thế nào mà chối cãi được trong khi dòng nhắc nhở kia xuất hiện mỗi ngày như một lời cảnh báo. Rủi ro này cũng quá đủ để các tập đoàn lớn "mua đứt" WinRAR để tránh thiệt hại về sau.

WinRAR không kiếm tiền trực tiếp trên người dùng, WinRAR kiếm tiền từ các tập đoàn!

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, những người dùng "miễn phí" kia hoàn toàn không biết rằng mình cũng đang đóng góp một phần lớn trong việc duy trì thương hiệu WinRAR ở mức cao, những đánh giá và chấm điểm của người dùng cá nhân đang đưa tên tuổi và danh tiếng của WinRAR vượt qua những đối thủ khác trên thị trường.

Thêm vào đó, nếu đã quá quen sử dụng WinRAR ở nhà, các người dùng này sẽ trở thành một "đại sứ thương hiệu", góp phần đem WinRAR đến gần hơn những khách hàng tiềm năng: các tập đoàn mà họ làm việc.

WinRAR liên tục đưa ra các chiến lược giúp phần mềm của mình trở thành tên tuổi đại diện cho việc nén và giải nén dữ liệu, vào năm 2015, WinRAR còn tung ra một phiên bản hoàn toàn miễn phí cho quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất là Trung Quốc.

Không những thế, WinRAR còn có hẳn một ứng dụng riêng dành cho Android, hoàn toàn miễn phí và không nhắc nhở khách hàng phải mua bản quyền, nhưng ứng dụng này lại đem về doanh thu bằng cách chèn quảng cáo vào trong giao diện.

Thế mới biết, nếu sản phẩm miễn phí thì người dùng mới chính là sản phẩm.

Theo Genk​
 

gik271

Well-Known Member
Cũng y như Microsoft và Adobe "không biết" bị vi phạm bản quyền ở Việt Nam thôi.

Dĩ nhiên là họ biết thừa nhưng trong lúc người dùng Việt Nam hí hửng vì được xài free và tự cho mình là thông minh lắm thì Microsoft nhìn xa hơn nhiều. Đám sinh viên, học sinh, giáo viên đó cứ tiếp tục truyền thụ và hấp thu những bài giảng về Windows, về Office, về Visual Studio... và thoải mái xài crack. Khi đám sinh viên đó đi làm, công ty buộc phải mua bản quyền các phần mềm đó để đám nhân viên đó có thể sử dụng. Cái này chính là quyền lực mềm, là thả trước siết sau cực kỳ khôn của các tập đoàn lớn.

Giờ thử nghĩ Microsoft nó nghĩ ngắn, và siết chặt bản quyền tới mức trường ĐH ở VN cũng không thể sử dụng phần mềm không bản quyền, tương tự như ở nước ngoài, thì chuyện gì xảy ra? Sinh viên và giáo viên sẽ chuyển sang các giải pháp miễn phí, mã nguồn mở khác. Và Microsoft dĩ nhiên không muốn bỏ con tôm hùm để bắt con ruốc rồi.

Quay lại chủ đề winRAR, mọi người có thể dùng 7zip, miễn phí, nguồn mở và nén và giải nén rất nhiều định dạng.
Bài viết của chủ thớt rất hữu ích, nó chỉ ra một chiêu thức kiếm tiền của các công ty lớn rất thực tế, thực dụng và hiệu quả.

Mình cũng rất thích bài bình luận của bạn wonbinbk phân tích chiến lược của MS hay Adobe và chỉ rõ hơn nó với tình trạng thực tế ở Việt Nam mình.

Tôi cũng là giáo viên dạy tin học và ở chỗ tôi nó còn xảy ra 1 tình trạng đáng buồn là nhiều giáo viên (>60%) thấy nó hay (?) và họ hướng học sinh của mình theo cái đó. Họ chỉ nói về cái hay của nó là làm được cái này cái kia dễ mà ko hề quan tâm tới việc đang dạy học sinh mình vi phạm bản quyền, hay nặng hơn là đi ăn cắp (mượn lời anh Lê Trung Nghĩa, 1 thành viên tích cực của công đồng nguồn mở VN).
Ở trường học là nơi khởi điểm mà còn không ý thức được về tệ nạn vi phạm bản quyền. Không biết hướng người học (những người trẻ, những người sẵn sàng đón nhận cái mới, những người chưa nghiện thật sự, :D) đi theo những cái mới, cái tự do, cái chính thống thì sao xã hội tiến lên được...
 

Shangri-La

Well-Known Member
Hình như dùng miễn phí thì winrar không cho nén file có dung lượng lớn thì phải, hồi trước bị một lần sau đó không xài tới nên không để ý nữa.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ở nhà mình xài Winrar.
Ở công ty, theo chính sách, tất cả các máy đều cài 7zip. (áp dụng chung cho toàn tập đoàn)
KL: Winrar thất bại tại Cty mình. :)
 

thien my

Well-Known Member
Nghe nói bản quyền thì nén tỉ lệ nó nhanh hơn hay sao ấy . Bác có có lúa donate test thử xem :D
 

tusontay

Huyền Thoại
Cái này vừa nói tới hôm trước thì hôm nay thấy bài, mình dùng cả 7-Zip lẫn Winrar, nói chung đang tránh vi phạm bản quyền càng nhiều, càng tốt. :)
 

tml3nr

Moderator
Em thấy đa phần người Việt mình rất thiếu ý thức về bản quyền phần mềm. Em dùng WinRAR từ trước tới nay chưa bao giờ dùng các bản cr@ck hay nhập serial lậu. Chỉ chép file lisence vào là chạy thoy :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

gik271

Well-Known Member
cám ơn bạn bình luận.

Tôi cũng từng kêu gọi thậm chí hỗ trợ cài đặt các phần mềm nguồn mở cho anh bạn dạy ở một trường đại học ở Sài Gòn: từ Linux tới các phần mềm kỹ thuật khác (KiCAD thay cho OrCAD, FreeCAD thay cho SolidWork, Octave thay thế MATLAB, Gimp thay thế Photoshop...) nhưng một hồi sau anh bạn cũng quay lại Windows vì cái quán tính nó quá lớn và nó quá dễ dàng để crack.
tình trạng chung đó. Ở Hà Nội cũng rất nhiều nhóm hỗ trợ nhưng sau cùng ko đủ kiên nhẫn đành phải bỏ ng dùng tự quay lại Windows.
Mình làm 2 dự án chuyển sang Linux cho VP nhưng giờ cũng chỉ còn 1 là vẫn đang dùng 100% linux và OSS để làm việc hàng ngày (hơn 4 năm rồi). 1 dự án thì bản thân họ rời xa dần dần từng máy, từng máy nhưng vân đang dùng LibreOffice cho công việc VP. Nhưng cái trò đã cài lại Win thì trc sau cũng sẽ bỏ hết, :D.

Quang trọng số 1 của việc chuyển đổi là người dùng phải tự ý thức được và tự tâm muốn chuyển đổi thì họ sẽ dễ dang vượt qua khó khăn. và nữa là phải có sếp đủ gấu, đủ quyết tâm thúc ép bộ máy bên dưới, :D.

Ngày xưa tôi từng là thằng xài crack thứ dữ, sưu tầm phần mềm và crack xịn rồi chia sẻ một cách ...."tự hào" (thật ngu dốt). Nhưng sau đó tôi biết tới Linux và từ đó ra sức vận động sự thay đổi. Ngày xưa sử dụng Linux khó khăn hơn còn ngày nay, Linux thật sự rất hoàn thiện.
Ai cũng có thời đó, nhất là ở Việt Nam. Mình thì may mắn hơn là gần như từ khi tiếp xúc với máy tính đã quen với Linux (Redhat) nên dùng song song. Nhưng khoảng 5 năm gần đây thì 95% là linux, chỉ thi thoảng giúp bạn bè sửa Windows mà thôi, :).
Linux bây giờ đúng là dễ hơn nhiều, nhưng gọi là hoàn thiện thì vẫn còn 1 chặng đường đấy, :D.
Rất vui vì có bạn trao đổi về vấn đề này.
 
Autodesk cũng có chiến thuật tương tự. Những phần mềm chuyên ngành của họ như 3DSMax, Maya, Revit, Autocad có giá bán vài nghìn USD song với sinh viên, giáo viên thì miễn phí. Chỉ cần lên web Autodesk đăng ký tài khoản sau đó tải về và sử dụng cho mục đích nghiên cứu, học tập. Những sinh viên này khi đã quen với phần mềm của họ sẽ không muốn thay đổi phần mềm khác vì sẽ phải mất 1 vài năm để thông thạo phần mềm mới.
Còn đối với các công ty thiết kế, Autodesk làm khá chặt và họ thu tiền từ đây. Những công ty này dù muốn hay không thì đều bị cột chặt vào Autodesk vì đội ngũ nhân viên không thể sử dụng phần mềm khác và phải ngoan ngoãn móc xèng ra nộp.
 
Bên trên