Ðề: Chiến sự Gruzia-Nga
vẫn chưa hiểu vì sao bọn nó đánh nhau
Em là Maika à? Cái hình này giải thích tại sao lại đập lộn tùm lum:
Tóm tắt dựa theo VnExpress:
Chiến sự ở Gruzia diễn ra như thế nào?
Cuộc xung đột tại Gruzia đã diễn ra hơn 5 ngày và đang mở rộng ra khỏi khu vực ly khai Nam Ossetia. Dưới đây là diễn biến của chiến tranh kể từ khi Gruzia khai mào vào đêm 7/8.
Thứ 5 ngày 7/8
Quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia đạt được thỏa thuận ngừng bắn và đồng ý đàm phán với sự trung gian của Nga, nhằm chấm dứt xung đột kéo dài lâu nay. Nhưng chỉ vài giờ sau, quân đội Gruzia bất ngờ ồ ạt tấn công Nam Ossetia bằng bộ binh, pháo hạng nặng và cả không quân nhằm tái chiếm vùng đất này.
Chiến trường ác liệt nhất trong đêm 7/8 và rạng sáng 8/8 là khu vực xung quanh và bên trong thủ phủ Tskhinvali. Quân Gruzia pháo kích dữ dội các vị trí của quân ly khai Nam Ossetia tại đây và khiến cả binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đang đóng tại Tskhinvali thiệt mạng.
Tổng thống tự xưng của Nam Ossetia Eduard Kokoity gọi hành động quân sự của Gruzia là "sự phản bội". Trong khi chỉ huy quân Gruzia ở Nam Ossetia tuyên bố mục đích chiến dịch của họ là "thiết lập lại trật tự" tại khu vực ly khai. Tbilisi nói quân của họ đang vô hiệu hóa "các chiến binh ly khai có hành động tấn công dân thường".
Đặc phái viên của Nga tại Nam Ossetia Yury Popov thì tuyên bố, chiến dịch quân sự bất ngờ của Gruzia cho thấy nước này không thể tin tưởng được. Ông kêu gọi khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) xem xét lại kế hoạch kết nạp Gruzia vào tổ chức này.
Thứ sáu ngày 8/8
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ra tuyên bố coi chiến dịch của Gruzia là sự gây hấn, chống lại lực lượng gìn giữ hoà bình và dân thường, vi phạm luật pháp quốc tế. Ông cáo buộc hành động của Gruzia làm nhiều người bị thiệt mạng, trong đó cả các binh sĩ gìn giữ hoà bình Nga. Do đó Matxcơva quyết định động binh đáp trả, nhằm "bảo vệ mạng sống và phẩm giá của các công dân Nga".
Matxcơva cho các đoàn xe chở quân và xe tăng rầm rập tiến vào vào Nam Ossetia. Lực lượng này công kích dữ dội quân Gruzia xung quanh thủ phủ Tskhinvali. Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili tuyên bố quân đội của ông đã kiểm soát Tskhinvali, trong khi quân ly khai Nam Ossetia khẳng định thành phố nằm trong tay họ.
Cùng ngày, Gruzia cáo buộc phi cơ Nga dội bom xuống các căn cứ quân sự của họ. Tổng thống Saakashvili thông báo phía Gruzia có 30 người thiệt mạng, trong khi Nga khẳng định 21 binh sĩ của họ chết trong những cuộc giao tranh này. Gruzia cũng nhận định Nga sẽ tấn công thủ đô Tbilisi nên quyết định rút một nửa trong số 2.000 quân nước mình ở Iraq về tham chiến tại Nam Ossetia.
Các tổ chức cứu trợ quốc tế bắt đầu lo ngại cho số phận dân thường trong cuộc xung đột. Tại thủ phủ Tskhinvali, nhiều người phải trú ẩn dưới hầm rượu trong cảnh không điện, nước và lương thực. Liên Hợp Quốc cho biết hàng nghìn người đã sơ tán khỏi khu vực chiến sự và nhiều ngôi nhà bị phá hủy. Còn tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế nói bệnh viện ở Nam Ossetia quá tải và các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật ở ngoài hành lang.
Thứ bảy ngày 9/8
Quốc hội Gruzia phê chuẩn sắc lệnh do Tổng thống Mikhail Saakashvili đệ trình, ban bố "tình trạng chiến tranh" trên cả nước và áp dụng thiết quân luật trong vòng 15 ngày. Cùng ngày, Nga tuyên bố quân đội của họ đã giành lại quyền kiểm soát thủ phủ Tskhinvali từ tay lực lượng Gruzia. Ngoài lực lượng tăng thiết giáp, tham gia chiến dịch chiếm thành phố này còn có các đơn vị lính dù tinh nhuệ của Nga.
Cùng thời điểm này, máy bay Nga oanh tạc các mục tiêu quân sự ở thành phố Gori của Gruzia, cách Tbilisi 80 km và chỉ cách biên giới Nam Ossetia 25 km. Các phóng viên có mặt tại đây mô tả có những tiếng nổ rất lớn và khói trắng bốc cao trong thành phố, trong khi cả binh sĩ lẫn dân thường bỏ chạy tán loạn. Trong số các nạn nhân thiệt mạng và bị thương tại đây có cả dân thường.
Giới chức Nga cập nhật số người thiệt mạng ở Nam Ossetia tính từ khi chiến tranh bùng nổ ngày 7/8 đã lên tới 1.400 người. Trong khi phía Gruzia thông báo số người trên bên phía họ là từ 82 tới 130. Làn sóng người dân Nam Ossetia sơ tán khỏi khu vực xung đột cũng lên tới hàng chục nghìn người. Chủ yếu họ di tản sang Bắc Ossetia thuộc Nga lánh nạn.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga có hành động quân sự nhằm "buộc Gruzia phải chấp thuận hòa bình". Trong khi đó, Thủ tướng Vladimir Putin từ nơi dự Thế vận hội Bắc Kinh về thẳng Vladikavkaz, thủ phủ Bắc Ossetia để họp bàn kế hoạch cứu trợ dòng người tị nạn từ Nam Ossetia đổ sang. Ông cáo buộc Gruzia phạm tội "diệt chủng" ở Nam Ossetia và đang "phiêu lưu đẫm máu".
Trong khi đó, Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili thì lên án Nga đang tìm cách "hủy hoại" đất nước ông. Cùng ngày, một đoàn gồm các phái viên hòa bình từ Mỹ, EU và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tới Gruzia nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhóm họp khẩn cấp nhưng không thể thông qua một tuyên bố chính thức về cuộc chiến ở Gruzia.
Chủ Nhật ngày 10/8
Gruzia cho biết họ đã ra lệnh cho quân đội bắt đầu ngừng bắn và rút quân khỏi Nam Ossetia. Tuy nhiên, Nga khẳng định giao tranh vẫn tiếp diễn. Gruzia còn cáo buộc Nga đánh bom một số khu vực gần thủ đô Tbilisi, nhằm mục tiêu vào các sân bay quân sự và một sân bay quốc tế.
Tàu chiến của của Nga cũng được triển khai gần các cảng ở Biển Đen của Gruzia. Matxcơva phủ nhận tin chiến hạm của họ đang tìm cách phong tỏa bờ biển Gruzia. "Việc phong tỏa bờ biển có nghĩa là phát động chiến tranh với Gruzia, chúng tôi không có ý định gây chiến với Gruzia", một quan chức quân sự Nga nhấn mạnh.
Matxcơva giải thích thêm: "Mục đích chiến dịch của hải quân Nga ở vùng ven biển Abkhazia trên Biển Đen là để bảo vệ các công dân Nga đang có mặt tại khu vực, ủng hộ các chiến sĩ gìn giữ hòa bình trong trường hợp họ bị tấn công vũ trang và giúp đỡ nhân đạo cho các công dân trong khu vực xung đột".
Chính quyền ly khai Abkhazia, một vùng đất ly khai khác của Gruzia, thì quyết định huy động cả lực lượng dự bị cho kế hoạch đánh bật quân Gruzia khỏi vùng đất này, nhân lúc Tbilisi đang tập trung đối đầu với quân Nga tại Nam Ossetia.
Chính phủ Mỹ cho rằng việc Nga gia tăng xung đột ở Nam Ossetia là nguy hiểm và không thích hợp. Washington đồng thời cảnh báo điều đó có thể ảnh hưởng lớn về lâu dài trong quan hệ song phương Nga - Mỹ.
Một binh sĩ Nam Ossetia đang bảo vệ vị trí cạnh chiếc xe bọc thép chở quân của Nga bị phá huỷ trên đường phố Tshinvali, ngày 10/8. Ảnh: Reuters.
Thứ hai ngày 11/8
Quân Nga và Gruzia tiếp tục giao tranh tại Nam Ossetia và một số khu vực khác. Trong khi đó, các nhà ngoại giao châu Âu gặp Tổng thống Gruzia Saakashvili và thuyết phục ông ký vào bản dự thảo thỏa thuận ngừng bắn. Đoàn ngoại giao do Ngoại trưởng Pháp Bernard Koucher dẫn đầu cũng tới Gori, nơi bị Nga không kích hôm 9/8, trước khi tới Nga nhằm thuyết phục các bên ngừng bắn.
Tuy nhiên, giới chức Nga bác bỏ ý tưởng nói trên từ trước khi phái đoàn ngoại giao châu Âu đặt chân tới Matxcơva, đồng thời cáo buộc Gruzia vẫn ném bom Nam Ossetia dù đã tuyên bố ngừng bắn.
Trong khi đó, lửa chiến tranh cũng lan sang cả Abkhazia, vùng ly khai thứ hai của Gruzia. Nga bổ sung thêm hàng nghìn binh sĩ tại vùng đất này và hành quân về phía biên giới Gruzia. Quân đội Nga tại Abkhazia ra tối hậu thư cho quân Gruzia đóng gần khu vực ly khai này phải hạ vũ khí trong vòng 3 tiếng, nếu không sẽ phải đối mặt với việc binh sĩ Nga tiến vào vùng lãnh thổ do Gruzia kiểm soát.
Khi hết thời hạn tối hậu thư, quân đội Nga tiến vào lãnh thổ phía tây Gruzia qua vùng ly khai Abkhazia và tổ chức chiến dịch ở đây. Matxcơva cho biết binh sĩ của họ đã truy quét thành phố Senaki, gần Abkhazia, phá hủy một căn cứ quân sự tại đây và đánh lui đơn vị của Gruzia.
Gruzia xác nhận một căn cứ của họ tại Senaki bị phá hủy cùng hai chiếc trực thăng chiến đấu. Tại một thành phố khác gần đó là Zugdidi và cách không xa khu vực ly khai Abkhazia, cũng có sự xuất hiện của quân Nga và lực lượng này đã kiểm soát các tòa nhà trụ sở cảnh sát địa phương.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) ước tính, có từ 10.000 tới 20.000 người Gruzia và Nam Ossetia đã bị mất nhà cửa trong những ngày chiến tranh bùng nổ. Phía Nga thông báo có 30.000 dân, chiếm một nửa dân số Nam Ossetia, sơ tán tới Bắc Ossetia thuộc Nga.