AliExpress bán nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo, thiết bị điện tử đến hàng tiêu dùng tại 200 quốc gia.
Tờ WSJ đưa tin, gã khổng lồ internet Alibaba đang bắt đầu cho phép người mua tại châu Âu có thể trả tiền sau cho các hoá đơn mua sắm trên nền tảng thương mại quốc tế của họ. Theo đó, khi khách hàng nhận được hàng, họ mới cần thanh toán. Đây được cho là nỗ lực thúc đẩy doanh số toàn cầu khi tăng trưởng ở quê nhà của Alibaba chậm lại.
Vào thứ 2, một công ty fintech có tên Splittit Payment nói rằng họ sẽ hợp tác cùng Alipay của Ant Group để cung cấp lựa chọn thanh toán sau cho các khách hàng của AliExpress – một nền tảng thương mại điện tử được điều hành bởi Alibaba.
Dịch vụ này ban đầu sẽ được áp dụng tại Đức, Tây Ban Nha và Pháp và sau đó có thể mở rộng sang những thị trường quốc tế khác. Được gọi là “Pay After Delivery”, dịch vụ này cho phép các cá nhân thanh toán sau với các hàng hoá qua thẻ tín dụng.
AliExpress được thành lập vào năm 2010 và nền tảng này bán nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo, thiết bị điện tử đến hàng tiêu dùng tại 200 quốc gia. Hầu hết người bán hàng trên AliExpress là các doanh nghiệp có trụ sở ở Trung Quốc và thời gian giao hàng quốc tế của họ thường khá lâu.
Thậm chí theo người phát ngôn của AliExpress, một số thành phố lớn ở châu Âu như Paris hay Madrid, một món hàng có thể phải chờ 10 ngày mới giao tới tay khách hàng. Với những khu vực xa hơn ở châu Âu, thời gian giao hàng có thể lên tới trung bình 15 – 20 ngày.
Công ty cũng cung cấp dịch vụ giao hàng đảm bảo, tức là Alibaba sẽ đền bù cho khách hàng nếu hàng hoá của họ không được giao tới đúng thời hạn.
Các đơn đặt hàng thông qua AliExpress đã giảm trong quý tài chính thứ 3 của năm ngoái. Công ty nói rằng nhu cầu giảm do đồng euro yếu so với đôla. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như các quy định về thuế, chuỗi cung ứng và gián đoạn logistic.
Việc ra mắt dịch vụ mua trước trả sau của Alibaba tới vào thời điểm các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hơn ở nước ngoài nhằm bù đắp cho tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm ở thị trường quê nhà.
Từng là một trong những doanh nghiệp công nghệ phát triển nhanh nhất Trung Quốc, doanh thu Alibaba trong 2 quý tài chính đầu tiên vào năm ngoái không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là kết quả của việc sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc giảm trong giai đoạn áp dụng nhiều biện pháp mạnh nhằm chống Covid-19. Công ty này thậm chí chuyển sang thua lỗ trong quý 3 của năm ngoái.
Năm 2022, CEO Alibaba là Daniel Zhang nói rằng toàn cầu hoá là một trong những chiến lược trọng tâm của công ty cùng với tiêu dung và điện toán đám mây. Mảng bán lẻ quốc tế của Alibaba gồm AliExpress chỉ đóng góp 5% tổng doanh thu của công ty. AliExpress đang đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ những nhà bán lẻ trực tuyến thuộc sở hữu của Trung Quốc gồm hãng thời trang Shein và chi nhánh tại Mỹ của Pinduoduo là Temu.
Mua trước, trả sau là dịch vụ đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới mặc dù các nhà bán lẻ hay các nhà buôn phải chịu chi phí tài chính cho việc khách hàng nợ tiền và thường là không lãi suất. Tại Trung Quốc, chi nhánh Ant vốn từ lâu đã cung cấp những lựa chọn tài chính tiêu dùng ngắn hạn để hỗ trợ người mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba.
Với việc hợp tác cùng Splitit – một khoản tiền sẽ được tạm giữ ở thẻ tín dụng của khách hàng khi họ mua đồ trên AliExpress. Sau khi khách hàng xác nhận nhận được hàng, tiền sẽ được chuyển cho người bán.
Vào thứ 2, một công ty fintech có tên Splittit Payment nói rằng họ sẽ hợp tác cùng Alipay của Ant Group để cung cấp lựa chọn thanh toán sau cho các khách hàng của AliExpress – một nền tảng thương mại điện tử được điều hành bởi Alibaba.
Dịch vụ này ban đầu sẽ được áp dụng tại Đức, Tây Ban Nha và Pháp và sau đó có thể mở rộng sang những thị trường quốc tế khác. Được gọi là “Pay After Delivery”, dịch vụ này cho phép các cá nhân thanh toán sau với các hàng hoá qua thẻ tín dụng.
AliExpress được thành lập vào năm 2010 và nền tảng này bán nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo, thiết bị điện tử đến hàng tiêu dùng tại 200 quốc gia. Hầu hết người bán hàng trên AliExpress là các doanh nghiệp có trụ sở ở Trung Quốc và thời gian giao hàng quốc tế của họ thường khá lâu.
Thậm chí theo người phát ngôn của AliExpress, một số thành phố lớn ở châu Âu như Paris hay Madrid, một món hàng có thể phải chờ 10 ngày mới giao tới tay khách hàng. Với những khu vực xa hơn ở châu Âu, thời gian giao hàng có thể lên tới trung bình 15 – 20 ngày.
Công ty cũng cung cấp dịch vụ giao hàng đảm bảo, tức là Alibaba sẽ đền bù cho khách hàng nếu hàng hoá của họ không được giao tới đúng thời hạn.
Các đơn đặt hàng thông qua AliExpress đã giảm trong quý tài chính thứ 3 của năm ngoái. Công ty nói rằng nhu cầu giảm do đồng euro yếu so với đôla. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như các quy định về thuế, chuỗi cung ứng và gián đoạn logistic.
Việc ra mắt dịch vụ mua trước trả sau của Alibaba tới vào thời điểm các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hơn ở nước ngoài nhằm bù đắp cho tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm ở thị trường quê nhà.
Từng là một trong những doanh nghiệp công nghệ phát triển nhanh nhất Trung Quốc, doanh thu Alibaba trong 2 quý tài chính đầu tiên vào năm ngoái không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là kết quả của việc sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc giảm trong giai đoạn áp dụng nhiều biện pháp mạnh nhằm chống Covid-19. Công ty này thậm chí chuyển sang thua lỗ trong quý 3 của năm ngoái.
Năm 2022, CEO Alibaba là Daniel Zhang nói rằng toàn cầu hoá là một trong những chiến lược trọng tâm của công ty cùng với tiêu dung và điện toán đám mây. Mảng bán lẻ quốc tế của Alibaba gồm AliExpress chỉ đóng góp 5% tổng doanh thu của công ty. AliExpress đang đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ những nhà bán lẻ trực tuyến thuộc sở hữu của Trung Quốc gồm hãng thời trang Shein và chi nhánh tại Mỹ của Pinduoduo là Temu.
Mua trước, trả sau là dịch vụ đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới mặc dù các nhà bán lẻ hay các nhà buôn phải chịu chi phí tài chính cho việc khách hàng nợ tiền và thường là không lãi suất. Tại Trung Quốc, chi nhánh Ant vốn từ lâu đã cung cấp những lựa chọn tài chính tiêu dùng ngắn hạn để hỗ trợ người mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba.
Với việc hợp tác cùng Splitit – một khoản tiền sẽ được tạm giữ ở thẻ tín dụng của khách hàng khi họ mua đồ trên AliExpress. Sau khi khách hàng xác nhận nhận được hàng, tiền sẽ được chuyển cho người bán.
Theo Genk