Những hình ảnh về GrayKey, thiết bị dùng để mở khóa mọi chiếc iPhone đã được nhà sản xuất GrayShift tiết lộ.
Những hình ảnh nằm trong hồ sơ được GrayShift nộp lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) để xin cấp chứng nhận. Đây là thủ tục mà tất cả sản phẩm công nghệ tại Mỹ cần thực hiện để bán ra thị trường.
Xuất hiện từ năm 2018, GrayKey được tuyên bố có thể mở khóa mọi chiếc iPhone. Thiết bị được cảnh sát dùng để truy cập iPhone bị thu từ tội phạm để phục vụ điều tra.
Hình ảnh GrayKey, thiết bị có thể bẻ khóa mọi iPhone. Ảnh: FCC.
Do tính chất nhạy cảm, GrayKey chỉ được bán cho cơ quan bảo vệ pháp luật của Mỹ. Thiết bị có 2 phiên bản: loại 15.000 USD mở được 300 lần, yêu cầu Internet để bẻ khóa và loại 30.000 USD dùng được vĩnh viễn.
Năm 2018, hình ảnh của GrayKey từng được tiết lộ trong bài viết của WSJ và hãng bảo mật MalwareBytes.
Bề ngoài của GrayKey là chiếc hộp vuông cạnh 10 cm, có 2 cáp Lightning để bẻ khóa 2 chiếc iPhone cùng lúc. Bên trong thiết bị sử dụng chip xử lý ARM do Compulab sản xuất.
Tùy độ khó của mật khẩu, thời gian bẻ khóa mất vài tiếng tới vài ngày. Khi giải mã xong, mật khẩu sẽ hiển thị trên màn hình, dữ liệu iPhone được tải về máy chủ GrayKey khi máy mở khóa.
Bên trong GrayKey sử dụng chip xử lý ARM do Compulab sản xuất. Ảnh: FCC.
Khi kết nối với iPhone, GrayKey sẽ cài đặt phần mềm để bẻ khóa. FCC cũng đăng tải ảnh chụp giao diện phần mềm của GrayKey, được gửi đến GrayShift để báo cáo lỗi.
Hiện GrayShift chưa có bình luận về sự xuất hiện của những bức ảnh này.
Hồi tháng 3, trang Motherboard đã tiết lộ hơn 500 trường hợp nhà chức trách Mỹ bẻ khóa iPhone bằng GrayKey. Một số trường hợp bẻ khóa thành công, một số khác gặp vấn đề như mật khẩu quá dài hoặc mẫu iPhone chưa được GrayKey hỗ trợ tại thời điểm bẻ khóa.
Giao diện phần mềm của GrayKey. Ảnh: Motherboard.
Hồi tháng 1, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã sử dụng GrayKey để bẻ khóa chiếc iPhone 11 Pro Max bị nghi thuộc về Baris Ali Koch. Người này là em trai của Izmir Ali Koch, kẻ bị kết án hồi tháng 7/2019 vì đánh một người đàn ông Do Thái bên ngoài một nhà hàng ở thị trấn Symmes, bang Ohio.
Theo hồ sơ LinkedIn, GrayShift được thành lập tại Atlanta, bang Georgia vào tháng 9/2012. Đồng sáng lập công ty là David Miles, từng làm việc cho Endgame, công ty chuyên phát triển công cụ hack cho các cơ quan chính phủ Mỹ.
Về phía Apple, công ty này không ủng hộ việc bẻ khóa iPhone vì có thể tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của người dùng.
Năm 2018, Táo khuyết đã giới thiệu USB Restricted Mode, chế độ khóa quyền truy cập của thiết bị kết nối USB với iPhone nếu máy không được mở khóa trong một giờ.
Sau đó, phiên bản iOS 11 có thêm tính năng giới hạn thời gian sử dụng phương pháp sao lưu cục bộ dùng để truy cập vào thiết bị iOS. Tới iOS 11.3, thời gian truy cập bị giảm xuống còn một tuần.
Những hình ảnh nằm trong hồ sơ được GrayShift nộp lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) để xin cấp chứng nhận. Đây là thủ tục mà tất cả sản phẩm công nghệ tại Mỹ cần thực hiện để bán ra thị trường.
Xuất hiện từ năm 2018, GrayKey được tuyên bố có thể mở khóa mọi chiếc iPhone. Thiết bị được cảnh sát dùng để truy cập iPhone bị thu từ tội phạm để phục vụ điều tra.
Hình ảnh GrayKey, thiết bị có thể bẻ khóa mọi iPhone. Ảnh: FCC.
Do tính chất nhạy cảm, GrayKey chỉ được bán cho cơ quan bảo vệ pháp luật của Mỹ. Thiết bị có 2 phiên bản: loại 15.000 USD mở được 300 lần, yêu cầu Internet để bẻ khóa và loại 30.000 USD dùng được vĩnh viễn.
Năm 2018, hình ảnh của GrayKey từng được tiết lộ trong bài viết của WSJ và hãng bảo mật MalwareBytes.
Bề ngoài của GrayKey là chiếc hộp vuông cạnh 10 cm, có 2 cáp Lightning để bẻ khóa 2 chiếc iPhone cùng lúc. Bên trong thiết bị sử dụng chip xử lý ARM do Compulab sản xuất.
Tùy độ khó của mật khẩu, thời gian bẻ khóa mất vài tiếng tới vài ngày. Khi giải mã xong, mật khẩu sẽ hiển thị trên màn hình, dữ liệu iPhone được tải về máy chủ GrayKey khi máy mở khóa.
Bên trong GrayKey sử dụng chip xử lý ARM do Compulab sản xuất. Ảnh: FCC.
Khi kết nối với iPhone, GrayKey sẽ cài đặt phần mềm để bẻ khóa. FCC cũng đăng tải ảnh chụp giao diện phần mềm của GrayKey, được gửi đến GrayShift để báo cáo lỗi.
Hiện GrayShift chưa có bình luận về sự xuất hiện của những bức ảnh này.
Hồi tháng 3, trang Motherboard đã tiết lộ hơn 500 trường hợp nhà chức trách Mỹ bẻ khóa iPhone bằng GrayKey. Một số trường hợp bẻ khóa thành công, một số khác gặp vấn đề như mật khẩu quá dài hoặc mẫu iPhone chưa được GrayKey hỗ trợ tại thời điểm bẻ khóa.
Giao diện phần mềm của GrayKey. Ảnh: Motherboard.
Hồi tháng 1, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã sử dụng GrayKey để bẻ khóa chiếc iPhone 11 Pro Max bị nghi thuộc về Baris Ali Koch. Người này là em trai của Izmir Ali Koch, kẻ bị kết án hồi tháng 7/2019 vì đánh một người đàn ông Do Thái bên ngoài một nhà hàng ở thị trấn Symmes, bang Ohio.
Theo hồ sơ LinkedIn, GrayShift được thành lập tại Atlanta, bang Georgia vào tháng 9/2012. Đồng sáng lập công ty là David Miles, từng làm việc cho Endgame, công ty chuyên phát triển công cụ hack cho các cơ quan chính phủ Mỹ.
Về phía Apple, công ty này không ủng hộ việc bẻ khóa iPhone vì có thể tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của người dùng.
Năm 2018, Táo khuyết đã giới thiệu USB Restricted Mode, chế độ khóa quyền truy cập của thiết bị kết nối USB với iPhone nếu máy không được mở khóa trong một giờ.
Sau đó, phiên bản iOS 11 có thêm tính năng giới hạn thời gian sử dụng phương pháp sao lưu cục bộ dùng để truy cập vào thiết bị iOS. Tới iOS 11.3, thời gian truy cập bị giảm xuống còn một tuần.
Theo Zing