hdtuanviet
Member
Các Bác ạ! Chủ đề chống hú thì muôn hình muôn vẻ lắm. Mình cũng nghiên cứu rấy kỹ về chủ đề này, mình mua 01 mic shure trung quốc giá 300k mà hát rất hay, ngang tầm với shure SM58 của Mỹ (giá gần 8tr), khi hát không bị hú các Bác ạ, nhưng thỉnh thoảng cứ bị trôi sóng, có 01 vài từ hát bị mất đi cũng rất bực mình. Sau này mình mua con Guinness MU200 của Đài Loan chính hãng (giá chưa đến 2 tr) thì hát hay hơn rất nhiều, vì dải tần và độ nhạy của mic này rất lớn. Mình dùng máy tạo sóng đo thử thì nó KĐ hầu hết dải tần của âm thanh (20hz đến 16khz), tốt hơn cả Mic Shure chính hãng nữa. Cũng chính vì điều này mà mic Guinness bị rú rít nhiều hơn. Mở 3 mạch điện của 03 Mic trên ra phân tích, mình thấy Shure TQ làm đơn giản nhất, Shure chính hãng cũng tương đối đơn giản, chỉ có Guinness là làm rất ổn định, mạch điện rất phức tạp và đặt biệt là không có hiện tượng trôi sóng, khả năng bắt sóng cũng rất xa, rất ổn định (vì được sử dụng 02 antenna để cùng bắt sóng). Để hiểu được vấn đề về hiện tượng hú bạn cần phải biết 01 số khái niệm sau:
1. Hú, rít là hiện tượng KĐại xoay vòng (hay còn gọi là hồi tiếp dương), nghĩa là khi 01 mic thu nhận tín hiệu thì tín hiệu này được KĐ và đưa ra loa, mic lại thu tín hiệu này rồi lại KĐ lần nữa, hiện tượng cứ như thế tiếp diễn cho đến lúc biên độ của 01 dãy tần đạt cực đại thì hiện tượng rú, rít xảy ra. Hiện tượng này càng mạnh khi bạn ở trong phòng kín, tường trơn và chỉnh ECHO và REPEAT, DELAY của Ampi lớn. Hiện tượng này xảy ra thường ở dãy tần trung và cao (khoảng từ 5khz trở lên).
2. Dãy tần số tai nghe được từ 20hz đến 20khz, tần số càng cao thì độ phản xạ tín hiệu càng lớn => rú, rít càng nhiều. 01 ca sĩ nam có giọng ca trong dãy tần từ 100hz đến 4khz, 01 ca sĩ nữ ca trong dãy tần từ 200hz đến 5khz. Người có giọng rè, khàn thì khi hát phải chỉnh ECHO phải lớn mới hay.
3. Hiện tượng hú, rít xảy ra không phụ thuộc vào độ trễ của tín hiệu thu và phát mà phụ thuộc và cự li giữa loa và mic, mức volum của mic, độ phản xạ tín hiệu thu được ở mic, tiếng vang (ECHO) và treble càng lớn thì độ phản xạ càng cao. (Khi hát Karaoke ngoài quán bạn thấy người ta thiết kế phòng sần sùi, gai góc, các loại sơn quét phủ cũng có khả năng hấp thụ âm thanh cao, loa được đặt cao, nếu đặt thấp thì lúc nào cũng hướng về phía người hát => hướng đuôi của Mic).
Nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu được vấn đề rồi nhỉ. Vấn đề dời tần mình cũng đã lắp mạch điện thử rồi, đúng là không hú nhưng tiếng ra thì nghe dở lắm, các bạn đừng làm tốn thời gian.
Trở lại vấn đề trên mình thiết kế karaoke gia đình như sau:
1. Nếu có điều kiện phòng hát thiết kế sần sùi, gai góc, trần thạch cao càng tốt.
2. Loa đặt ở trên cao, đối với loại loa có loa BASS ở phía trước ráp hướng loa xoay ra phía không gian trống phía sau người ngồi hát. Loại loa có loa BASS ở bên thì hướng 02 loa BASS đối diện nhau.
3. Khi hát không nên cầm vào đầu Mic.
4. Nếu giọng hát tốt không nên chỉnh ECHO, REPEAT, DELAY, TREBLE lớn (nhất là TREBLE và DELAY).
5. Có điều kiện sắm thêm 02 bộ EQUALIZER, 01 bộ chỉnh cho nhạc và 01 bộ chỉnh cho Mic. Bộ chỉnh cho nhạc rẻ tiền (ít cần chỉnh) cũng được, nhưng bộ chỉnh cho Mic thì càng nhiều cần chỉnh càng tốt).
a. Bộ chỉnh cho nhạc lắp sau đầu karaoke đến ngõ vào in Amli.
Cân chỉnh theo hình chữ V, hạ thấp các dãy tần của tiếng hát (từ 100hz đến 5khz), tăng BASS, TREBLE.
b. Bộ chỉnh cho Mic ráp từ sau đầu thu Mic không dây đến ngõ vào Mic của Amli.
Cân chỉnh theo hình ngược lại, nâng cao các dãy tần trong khoảng (từ 100hz đến 5khz) và hạ thấp tối đa các dãy tần còn lại).
Đến đây bạn đã có 01 giàn Karaoke gia đình như ý, hiện tượng hú, rít đã giảm được đến 70%. Tiếng hát sẽ hay hơn rất nhiều. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG./.
1. Hú, rít là hiện tượng KĐại xoay vòng (hay còn gọi là hồi tiếp dương), nghĩa là khi 01 mic thu nhận tín hiệu thì tín hiệu này được KĐ và đưa ra loa, mic lại thu tín hiệu này rồi lại KĐ lần nữa, hiện tượng cứ như thế tiếp diễn cho đến lúc biên độ của 01 dãy tần đạt cực đại thì hiện tượng rú, rít xảy ra. Hiện tượng này càng mạnh khi bạn ở trong phòng kín, tường trơn và chỉnh ECHO và REPEAT, DELAY của Ampi lớn. Hiện tượng này xảy ra thường ở dãy tần trung và cao (khoảng từ 5khz trở lên).
2. Dãy tần số tai nghe được từ 20hz đến 20khz, tần số càng cao thì độ phản xạ tín hiệu càng lớn => rú, rít càng nhiều. 01 ca sĩ nam có giọng ca trong dãy tần từ 100hz đến 4khz, 01 ca sĩ nữ ca trong dãy tần từ 200hz đến 5khz. Người có giọng rè, khàn thì khi hát phải chỉnh ECHO phải lớn mới hay.
3. Hiện tượng hú, rít xảy ra không phụ thuộc vào độ trễ của tín hiệu thu và phát mà phụ thuộc và cự li giữa loa và mic, mức volum của mic, độ phản xạ tín hiệu thu được ở mic, tiếng vang (ECHO) và treble càng lớn thì độ phản xạ càng cao. (Khi hát Karaoke ngoài quán bạn thấy người ta thiết kế phòng sần sùi, gai góc, các loại sơn quét phủ cũng có khả năng hấp thụ âm thanh cao, loa được đặt cao, nếu đặt thấp thì lúc nào cũng hướng về phía người hát => hướng đuôi của Mic).
Nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu được vấn đề rồi nhỉ. Vấn đề dời tần mình cũng đã lắp mạch điện thử rồi, đúng là không hú nhưng tiếng ra thì nghe dở lắm, các bạn đừng làm tốn thời gian.
Trở lại vấn đề trên mình thiết kế karaoke gia đình như sau:
1. Nếu có điều kiện phòng hát thiết kế sần sùi, gai góc, trần thạch cao càng tốt.
2. Loa đặt ở trên cao, đối với loại loa có loa BASS ở phía trước ráp hướng loa xoay ra phía không gian trống phía sau người ngồi hát. Loại loa có loa BASS ở bên thì hướng 02 loa BASS đối diện nhau.
3. Khi hát không nên cầm vào đầu Mic.
4. Nếu giọng hát tốt không nên chỉnh ECHO, REPEAT, DELAY, TREBLE lớn (nhất là TREBLE và DELAY).
5. Có điều kiện sắm thêm 02 bộ EQUALIZER, 01 bộ chỉnh cho nhạc và 01 bộ chỉnh cho Mic. Bộ chỉnh cho nhạc rẻ tiền (ít cần chỉnh) cũng được, nhưng bộ chỉnh cho Mic thì càng nhiều cần chỉnh càng tốt).
a. Bộ chỉnh cho nhạc lắp sau đầu karaoke đến ngõ vào in Amli.
Cân chỉnh theo hình chữ V, hạ thấp các dãy tần của tiếng hát (từ 100hz đến 5khz), tăng BASS, TREBLE.
b. Bộ chỉnh cho Mic ráp từ sau đầu thu Mic không dây đến ngõ vào Mic của Amli.
Cân chỉnh theo hình ngược lại, nâng cao các dãy tần trong khoảng (từ 100hz đến 5khz) và hạ thấp tối đa các dãy tần còn lại).
Đến đây bạn đã có 01 giàn Karaoke gia đình như ý, hiện tượng hú, rít đã giảm được đến 70%. Tiếng hát sẽ hay hơn rất nhiều. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG./.