Chia sẻ một vài cách cân chỉnh màn hình, khi có và không có thiết bị chuyên dụng.

tml3nr

Moderator
Câu chuyện của em bắt đầu từ 5 tháng trước. Hai cái monitor Philips 17” ở nhà đã quá cũ, cần phải thay thế. Do thích màn hình vuông và bàn làm việc nhỏ quá nên em chọn 19” vuông. Philips 19” vuông VN không có hàng nên em chọn Dell P1917S. Ở công ty của em có hơn 20 monitor Dell đủ loại nên em cũng đã quen với tông màu xanh xanh của nó.

Không mua được Philips em rất tiếc, vì theo em, monitor Philips ghép với Asus Nvidia cho ra màu rất đẹp. Rực rỡ vàng đỏ kiểu tông màu của Apple.

Vì 2 cái PC để kế bên, nên khi mua em cẩn thận chọn 2 cái cùng lô hàng, cùng thời gian sản xuất với hy vọng màu giống nhau. Nhưng hỡi ơi, dù cùng 1 tuần sản xuất (36/2016). Hai cái màu khác nhau xa lắc.

Cái số 1 rất dễ cân chỉnh, ban đầu nó hơi ám green. Nhưng em thay đổi 3-4 cái driver Nvidia và calibrate gamma thì ổn. Mức độ hài lòng khoảng 90%. Hoàn toàn dễ chịu.

Cái thứ 2 mới đoạn trường, em cân chỉnh đủ trò vẫn không thấy vừa ý: Thay 4-5 loại đèn trong phòng, đổi 3 card VGA, dây đổi từ VGA, HDMI, displayport. Custom color RGB, cân chỉnh gamma (bằng mắt)... hơn 4 tháng trời, nhưng vẫn không vừa ý, không thoát được cái ám blue của nó. Một số hình rất đẹp, nhưng nhiều hình khác lại không tự nhiên. Nhất là cái nền trắng rất khó chịu. Em ngồi khoảng 30 phút là mắt nó bị tưng tưng.

Sức người đã hết, em nghĩ tới... dùng máy đo. Sau vài hôm tìm hiểu. Em thấy có vẻ như i1 Display Pro có thể giải quyết được chuyện này.

Khi biết giá của nó khoảng 7tr, em rất hoảng nên nghĩ tới nhờ các anh làm dịch vụ cân chỉnh màn hình. Nhưng sau khi trao đổi với 3 anh, em thấy có vẻ như các anh ấy không hiểu được vấn đề của em.

Vật vã thêm một thời gian nữa, em... cắn răng mua luôn. Tự an ủi mình là nếu kết quả không như ý thì cũng coi như... hiến xác, em yêu khoa học, có thêm kiến thức.

Dù có máy đo, nhưng cũng phải sau khoảng 10 lần calibrate, em mới hiểu hết các yếu tố liên quan và kiểm soát được hết mọi thứ. Kết quả hoàn toàn mỹ mãn. Nền trắng rất dễ chịu, màu sắc rất đẹp và tự nhiên. Rất êm mắt.

Nhìn lại con đường đã đi qua,em hiểu được một số việc liên quan đến màu sắc của màn hình, nên viết bài chia sẻ với các anh em cùng cảnh ngộ.

Em xin nói rõ là em không có kiến thức gì về việc kiểm soát màu sắc in ấn. Nên mong được các anh có kinh nghiệm chia sẻ thêm phần này.

Nhưng theo em, thì với một màn hình màu sắc tương đối chuẩn, mình rất dễ cân chỉnh trước khi in. Dĩ nhiên là ở mức độ... tương đối.

Bài viết của em sẽ gồm 2 phần. Phần cân chỉnh bằng mắt và cân chỉnh bằng thiết bị.

Tùy theo tình trạng của màn hình và yêu cầu của người sử dụng, mà các thao tác cân chỉnh sẽ ít hay nhiều. Với một màn hình không quá bất thường, cân chỉnh bằng mắt có thể cho kết quả đạt 80-90% so với dùng máy đo.

Cho dù cân chỉnh bằng cách nào, chúng ta cũng cần phải nắm rõ các yếu tố liên quan. Em xin phép chỉ nói đến những việc chúng ta ít để ý đến, còn những cái quá cơ bản thì chắc ai cũng biết.

Các chia sẻ này của em, chủ yếu là trên các màn hình phổ thông. Các loại chuyên nghiệp em không có điều kiện để biết.

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN:

1. Ánh sáng trong phòng:

Hai việc cần lưu ý là cường độ ánh sáng và chỉ số CRI (chỉ số hoàn màu) của đèn. Nếu ánh sáng trong phòng yếu quá chúng ta phải giảm brightness màn hình, giảm thấp quá (dưới 120cd/m2) màu sẽ mất tự nhiên.

Một vài loại bóng đèn có chỉ số CRI thấp, làm cho mắt nhìn màu sắc bị sai lệch. CRI không nên dưới 80. Cùng chỉ số nhưng mỗi hiệu lại cho màu sắc khác nhau. Led cho ánh sáng khác huỳnh quang. Tube khác compact. Tùy theo gu và thiết bị mà ta chọn cho phù hợp. Nên cân chỉnh ánh sáng phòng theo màn hình (đã cân chuẩn) hơn là làm ngược lại.

2. White point:

Màu trắng của màn hình thể hiện. Ta mở chrome, gõ vào about:blank rồi enter. Nền trắng lúc này là RGB 255-255-255.

Về lý thuyết, white point lý tưởng thường được cho là 6500K. Nhưng thực tế, ở các dòng phổ thông, con số này có thể dao động từ 6500 đến 7500, thậm chí 8000K.

Màu trắng của màn hình dễ chịu hay không phần lớn do các màu sắc khác quyết định. Nếu các màu thể hiện đúng. Não chúng ta sẽ chấp nhận nó là màu trắng tự nhiên. Việc này giống như khi ta đọc một cuốn sách dưới đèn vàng.

Ở các màn hình phổ thông, chúng ta chỉ nên thay đổi white point trong một phạm vi hẹp (+/-300-500K). Thay đổi lớn hơn có thể làm cho màu sắc mất tự nhiên.

3. Gamma của màn hình:

Hiện nay gần như tất cả các màn hình phổ thông là 2.2.

4. Calibrate Gamma, xuất profile icc:

*.icc là một file chứa thông số để điều khiển tín hiệu từ card VGA xuất sang monitor. Default Windows áp icc chuẩn 2.2. Nếu màn hình chuẩn, màu sắc sẽ OK.

Nếu màn hình không chuẩn, ta cần phải can thiệp, bằng cách qua quá trình calibrate gamma (bằng mắt hoặc bằng máy) để xuất ra 1 file *.icc. Tín hiệu từ VGA xuất ra màn hình sẽ dựa theo file này để gia giảm, sao cho màn hình thể hiện đúng màu.

Gamma thực chất là kiểm soát contrast của màu sắc.

5. Contrast của màn hình:

Ở các màn hình led LCD phổ thông, đa phần contrast chỉ can thiệp software. Khi tăng giảm contrast, nếu thay đổi ảnh hưởng qua brightness thì nó chính là software. Nên để default, hạn chế thay đổi. Nếu phải giảm chỉ nên giảm thật ít, có lẽ không nên quá 3 hay 5 đơn vị.

6. Brightness của màn hình:

Dùng để điều chỉnh độ sáng cho phù hợp. Tốt nhất là set ở một độ sáng hợp lý của màn hình và thói quen sử dụng, hơn là theo ánh sáng chung quanh.

7. Custom color RGB của màn hình:

Nếu white point (nền trắng) của màn hình default không vừa ý, ta cần vào menu color của monitor, chỉnh từng màu R,G,B riêng biệt.

--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--.--

My sharing: http://www.hdvietnam.com/tags/tml3nr/
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
PHẦN 1: CÂN CHỈNH MÀN HÌNH BẰNG... MẮT:

Trước tiên ta xét về các mức độ sai màu của màn hình, và các cách xử lý.

Bước đầu tiên ta nên reset default, giảm brightness cho vừa mắt. Color Management của Windows nên add icc profile sRGB IEC61966-2.1, hoặc icc đi theo driver của màn hình. Hoặc bỏ trống (Windows sẽ mặc nhiên áp profile sRGB). Màn hình nên mở trước khoảng 15-30 phút.

Reset default các settings của VGA. Tuyệt đối không dùng utility của VGA để cân chỉnh màu sắc. Vì các dòng VGA phổ thông không có chức năng kiểm soát dynamic contrast. Khi thay đổi ta sẽ bị sai black point.

- Trường hợp 1:

Màu sắc OK, nền trắng ám nhẹ (color cast): Có thể giải quyết bằng cách chọn driver nào màu sắc phù hợp. Mỗi version driver cho màu sắc khác nhau. Nvidia từ cũ sang mới có thiên hướng từ magenta, chuyển sang green rồi hơi blue. Ati thì các driver mới có xu hướng giảm bớt đỏ....

- Trường hợp 2:

Sai màu hơi nhiều, nền trắng vẫn chấp nhận được: Giải quyết bằng calibrate gamma.

- Trường hợp 3:

Sai màu nhiều, nền trắng ám nặng: Bước đầu dùng custom color của monitor để cân chỉnh nền trắng. Sau đó calibrate gamma.

Các trường hợp bên trên, phần lớn hoàn toàn có thể giải quyết được bằng mắt thường. Ngoại trừ bị xui, trúng một cái màn hình bị nonlinear nặng, như trường hợp cái màn hình của em. Lúc này ta không thể giải quyết bằng mắt thường được. Chỉ có cách dùng máy đo.

Em giải thích chổ nonlinear này rõ hơn:

Khi ta calibrate gamma bằng mắt, thực chất ta chỉ cân được 3 màu đúng ở 100% của mỗi màu. Ở các giá trị khác, nếu nó nonlinear thì sẽ cho ra các kết quả sai lệch khác nhau, không tương ứng với tín hiệu xuất ra từ VGA.

Đa phần các màn hình phổ thông đều... nonlinear. Nhưng tùy theo mức độ ít hay nhiều mà ta dễ nhận biết hay không.

Như vậy, khi cân chỉnh bằng mắt, ta có một hoặc hai việc cần làm: Calibrate gamma, và Custom color RGB.

Calibrate gamma:


Chúng ta dùng chức năng Calibrate Display của Windows, hoặc phần mềm QuickGamma để cân chỉnh RGB, dựa trên các mẫu pattern. Mục đích là xuất ra 1 file icc. Windows dùng file này để cân chỉnh tín hiệu từ VGA xuất ra màn hình.

Dùng Calibrate Display của Windows:

Ta chỉ cần dùng thẻ này, kéo RGB theo pattern bên dưới:

windows7_calibrate9.jpg


Phần mềm QuickGamma:

https://www.quickgamma.de/indexen.html

Pattern để cân chỉnh:

http://www.normankoren.com/makingfineprints1B.html

GammaRGB.jpg


Custom color RGB (Cân nền trắng):

Nếu nền trắng không vừa ý, ta cần cân chỉnh từng màu riêng biệt trong mục Custom Color của màn hình. Để cho dễ, ta sẽ dùng phần mềm softMCCS. Nó hoạt động tương tự như khi mình chỉnh trong menu của màn hình. Nhưng có cái lợi là mình không bị menu của monitor hiện ra.

Phần mềm softMCCS:

http://www.entechtaiwan.com/lib/softmccs.shtm

Link tham khảo sử dụng softMCCS:

http://en.community.dell.com/support-forums/peripherals/f/3529/t/18467084

soft_MCCS_zpsyzovcrnc.png


Chúng ta thử giảm lần lượt R, G, B sao cho nền trắng dễ chịu. Có thể dùng một tờ giấy trắng để gần màn hình để tham chiếu. Lưu ý là màu của tờ giấy thật ra là màu của ánh sáng phản xạ. Ta nên dùng tờ giấy để xem màn hình hiện tại đang ám màu gì để giảm bớt.

Cố gắng xác định nền trắng đang ám màu gì để giảm đúng. Thường chỉ cẩn giảm 1 màu chính ám nặng nhất. Khoảng 1-2 đơn vị.

Nền trắng không cần cân thật vừa ý. Vì sau đó, khi calibrate gamma đúng, thường nền trắng sẽ đẹp hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
PHẦN 2: CÂN CHỈNH MÀN HÌNH BẰNG THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG:

Nếu kết quả sau khi cân chỉnh bằng mắt không được như ý, có lẽ nên dùng máy đo. Em chia sẻ các việc sau dựa trên i1 Display Pro. Các hiệu khác chắc cũng tương tự.

Các settings quan trọng:

- White point: Lần đầu nên để Native, nếu nền trắng không như ý, hãy gia giảm một ít ở lần sau.

- Luminace (Brightness): Nên chọn 120cd/m2

- Contrast: Native (Lấy theo setting hiện tại)

- RGB và brightness nên chọn thủ công. Mình sẽ chỉnh bằng tay theo đề nghị của phần mềm.

- Patch Set size: Nên chọn Large. Rất hiệu quả, nhất là đối với các màn hình nonlinear nặng.

- Tone Response Curve: Nên chọn 2.2

- Profile Type: Phải chọn Table based, vì Matrix based nó chỉ đúng khi màn hình linear. Gần như tất cả các màn hình phổ thông đều nonlinear.

- Không quá cần thiết, nhưng nếu calibre trong phòng tối sẽ cho kết quả tốt hơn.

Bài viết em cố gắng trình bày ngắn gọn nhất. Vì nếu đi sâu hơn vào mỗi settings nó sẽ liên quan đến nhiều thứ khác.

Em mong là với chia sẻ này, có thể giúp được phần nào cho các anh em gặp vấn đề về màu sắc của màn hình.

i1displaypro_zpsuc0vxvw8.jpg


 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
Một vài kết quả sau khi calibrate bằng i1 Display Pro:

Dell P1917S:

Dell_P1917S_deltaE2.png


Philips 17S (CCFL):

Philips_17S_20170531_deltaE.png


MacBook Pro 13" 2015 (MF840) :

MacBookPro_20170509_deltaE.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên