Chìa khóa quan trọng cho AI PC hóa ra được Microsoft tạo nên từ một thứ “cổ lỗ sĩ”

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Microsoft đang muốn đẩy mạnh thế hệ AI PC mới, và một trong những điều kiện để công ty xác nhận một laptop là "AI PC" đó là phải có phím Copilot.

Microsoft mô tả phím Copilot dành cho máy tính chạy Windows 11 như một phương tiện để "trao quyền" cho người dùng và cho phép họ dễ dàng nắm bắt thời đại AI sắp tới. Phím mới sẽ sớm trở thành một phần tiêu chuẩn của bàn phím Windows và nhiều laptop mới ra mắt đã có phím này.

Trang Tom's Hardware đã nhận được một số laptop Dell mới (XPS 14, XPS 16) có phím Copilot và quyết định thử nghiệm chúng. Phím Copilot được thiết kế để mở chatbot Windows Copilot, nhưng với phần mềm thích hợp, nó có thể được lập trình lại để thực hiện các tác vụ khác nhau hoặc mô phỏng các tổ hợp phím khác nhau.

photo-1712410855377-17124108554811376837597.jpg

Tom's Hardware đã sử dụng AutoHotkey, một công cụ nổi tiếng để tạo tập lệnh macro và tự động hóa, công cụ này cũng có thể được sử dụng để ghi lại các lần nhấn phím và kết quả scancode. Scancode là dữ liệu mà hầu hết bàn phím máy tính gửi tới PC sau khi nhấn phím, cho phép Windows phản hồi bằng hành động thích hợp nhất, chẳng hạn như mở File Explorer hoặc chatbot Copilot đã nói ở trên.

Theo nhật ký AutoHotkey, phím Copilot được Windows hiểu là sự kết hợp của ba phím sau: Ctrl trái, phím Windows và F23. Phím chức năng F23 không được tìm thấy trên các bố cục bàn phím hiện đại, thường bao gồm tối đa 12 phím chức năng.

Các hàng phím chức năng kép từng xuất hiện trong các mẫu bàn phím cũ hơn, đặc biệt là loại được sử dụng để tương tác với máy tính lớn. Bàn phím IBM Model M 122, một lựa chọn phổ biến ra mắt năm 1985, có hai hàng phím này. Nó có mặt trên thị trường vài năm trước khi IBM quyết định rời khỏi thị trường PC bằng cách bán hoạt động kinh doanh của mình cho Lenovo vào năm 2005.

Chìa khóa quan trọng cho AI PC hóa ra được Microsoft tạo nên từ một thứ “cổ lỗ sĩ”- Ảnh 2.
Các bàn phím có hai hàng phím chức năng​

Bàn phím có 122 phím vẫn được bán vào những năm 90 và Windows vẫn được lập trình để hiểu các phím này cho đến tận ngày nay. Hệ điều hành hiện đại vẫn có thể dễ dàng nhận scancode thuộc các phím chức năng bổ sung. Microsoft có lẽ đã chọn tổ hợp phím này cho Copilot vì ngày nay sẽ khó ai có thể nhấn đồng thời 3 phím này.

Sau khi đã hiểu cách hoạt động của phím Copilot, việc tùy chỉnh tính năng sẽ dễ dàng hơn trên các PC "không phải AI". Tom's Hardware gợi ý sử dụng AutoHotkey để ghi đè tổ hợp chính thức của Microsoft mỗi khi Windows 11 khởi động, cho phép phím Copilot thực hiện nhiều tác vụ hữu ích hơn như mở ứng dụng, nhập chuỗi văn bản hoặc khởi chạy trang web.

Theo Genk
 
Bên trên