Năm 2022, giá bất động sản tại các trung tâm công nghệ lớn của Trung Quốc giảm 28% ngay khi Alibaba và Tencent đưa ra quyết định gây chấn động.
Linda Wu, một quản lý sản phẩm tại tập đoàn Alibaba đã chuyển đến Hàng Châu vài tháng trước để bắt đầu công tác. Cô rất ngạc nhiên khi liên tục được mời chào mua nhà gần công ty thay vì bỏ tiền đi thuê.
Nhiều người môi giới tại đây đã giới thiệu rằng hiện nay là "thời điểm vàng để mua bất động sản", vì có nhiều người mất việc đang không thể trả các khoản tiền thế chấp. Họ đã rao bán nhà với giá rất rẻ.
Theo thông tin từ SCMP, trước đây, bất động sản tại Hàng Châu, Thâm Quyến, nơi có các doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc tọa lạc như Alibaba, Tencent, Huawei luôn ổn định dù cho thị trường nhà ở Trung Quốc có nhiều biến động trong vài năm qua.
Ví dụ, thị trấn Khoa học Tương lai ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu đã trở thành địa điểm bất động sản “nóng” trong những năm gần đây do có vị trí gần trụ sở của Alibaba dù cho nó cách trung tâm thành phố 45 phút đi tàu điện ngầm.
Thung lũng Silicon cũng không thoát “hạn”
Tuy nhiên, theo một báo cáo tài chính, kể từ tháng sáu năm ngoái, giá bất động sản Trung Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do làn sóng sa thải hàng loạt của Alibaba trong quý II khiến 10.000 nhân viên phải khăn gói ra đi. Tencent cũng có động thái tương tự.
Cụ thể, việc Alibaba sa thải hàng loạt nhân viên khiến giá bất động sản tại Hàng Châu sụt giảm không kiểm soát. Giá nhà cũ ở quận Dư Hàng đã giảm khoảng 2.150 USD/m2 (hơn 50 triệu đồng/m2) trong vài tháng qua với lý do cung lớn hơn cầu và làn sóng cắt giảm việc làm.
Theo một trang web địa phương, giá nhà ở một khu phố đắc địa khác từng đạt 12.052 USD/m2 (hơn 283 triệu đồng/m2) nhưng nay đã giảm gần 28% xuống chỉ còn 8.700 USD/m2 (204 triệu đồng/m2).
Bên cạnh đó, số lượng nhà cũ được rao bán trên các trang web bất động sản tăng lên không ngừng và không có dấu hiệu ngừng lại. Nhiều bài đăng trên mạng xã hội cũng đã cập nhật thông tin về xu hướng bán nhà diện rộng này.
Theo nhà phân tích của Credit Suisse, Jinfeng Shi, ngoài quận Dư Hàng, các khu vực khác như Trung Quan Thôn (Bắc Kinh) hay quận Nam Sơn của tỉnh Thâm Quyến từng có giá bất động sản khá cao trong những năm gần đây. Nhưng năm nay mọi thứ đã hạ nhiệt. Kể cả khi Trung Quan Thôn được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc thì nó cũng không thể sống sót qua thực trạng đáng báo động này.
Tại tỉnh Thâm Quyến, quê hương của Tencent và Huawei, các giao dịch mua bán nhà đã giảm gần một nửa vào năm 2022 so với năm 2021. Giải thích về hiện tượng này, ông Alan Cheng, giám đốc điều hành công ty bất động sản Centaline ở miền Nam Trung Quốc cho biết nguyên nhân chính đến từ việc các nhân viên công nghệ bị sa thải và họ có thể phải chuyển đi nơi khác.
Chính bởi vậy, số lượng nhà ở, phòng trọ vẫn vậy nhưng lượng người lại sụt giảm đáng kể. Được biết, ngoài Alibaba, trong quý III năm ngoái, Tencent cũng đã cắt giảm gần 7.300 vị trí tại tập đoàn.
Thiên đường xuống mặt đất
Jinfeng Shi cũng cho biết, trong hai thập kỷ kể từ những năm 2000, thị trường công nghệ bùng nổ đã mang lại cho các thành phố trọng điểm Trung Quốc sự phát triển kinh tế vượt bậc. Cùng với đó là làn sóng nhân viên văn phòng có mức lương cao.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, số lượng lao động trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin tại quốc gia này đã đạt 8,08 triệu người vào năm 2021, với mức lương trung bình khoảng 30.000 USD/năm (hơn 700 triệu đồng/năm).
Nicole Bai, một nhân viên của Tencent cho biết: “Trong một thập kỷ qua, nhiều nhân sự công nghệ cấp cao đã kiếm được mức lương tốt đến mức coi quận Nam Sơn là ngôi nhà lâu dài của mình để có thể tiếp tục gắn bó với công ty”. Đây là một địa điểm lý tưởng khi gần nhiều trường học danh tiếng, bệnh viện tốt và ngay sát với trụ sở Tencent.
Ngoài ra, nhiều công ty cũng cung cấp cho nhân viên của mình nhiều phúc lợi về nhà ở. Năm 2021, Tencent đã triển khai kế hoạch cung cấp các khoản vay không lãi suất lên tới 900.000 NDT để nhân viên có đủ điều kiện mua nhà. Alibaba và Huawei cũng cung cấp các đặc quyền tương tự như trợ giá để các căn hộ có giá mềm hơn và nhiều chiết khấu đi kèm.
Do đó, lực lượng nhân sư làm trong lĩnh vực công nghệ đã đổ xô đến Hàng Châu và Thâm Quyến định cư, khiến giá bất động sản tại đây tăng vọt trong những năm qua, theo nhà phân tích Shi.
Nhưng năm ngoái, việc cắt giảm lượng lớn nhân sự đã khiến nhiều nhà phát triển bất động sản phải đối mặt với những khủng hoảng liên tiếp. Điều này khiến thị trường bất động sản Trung Quốc bị lung lay. Bong bóng bất động sản tại Hàng Châu và Thâm Quyến cũng vì thế mà vỡ theo.
Theo thống kê từ cuộc khảo sát của ngân hàng nhân dân Trung Quốc, tỷ lệ người dân tại quốc gia này muốn mua nhà đã giảm xuống mức 16,1% trong quý IV năm 2022, giảm 10% so với quý trước đó.
Giờ đây, ngay cả các chuyên gia công nghệ cũng do dự và chìm trong sự thay đổi này. "Triển vọng nghề nghiệp bấp bênh và tình hình toàn cảnh thị trường năm 2023 chưa chắc sẽ tốt hơn khiến chúng tôi không dám nghĩ đến việc mua nhà", Nicole Bai - nhân viên Tencent cho biết.
Nhà phân tích tại Credit Suisse, Jinfeng Shi cũng cho rằng, ngay cả tầng lớp trung lưu cũng sẽ xem xét và cân đối ngân sách trong tài chính cá nhân trước khi bỏ tiền để mua một ngôi nhà “đắt tiền” vào thời điểm này. Họ có thể thay đổi hành vi tiêu dùng và chiến lược đầu tư nếu thị trường bất động sản còn nhiều bấp bênh.
Ví dụ như quản lý Wu, dù nhiều nhà môi giới đã thuyết phục cô rằng hiện tại là “thời điểm vàng” để mua nhà nhưng bây giờ cô lại rất băn khoăn. Wu muốn suy nghĩ thêm vì không chắc rằng bản thân có bị mất việc trong tương lai, hay thậm chí là ngày mai hay không?
Theo Shi, tình hình bất động sản đóng băng cần thời gian “nóng” trở lại. Bước ngoặt có thể xảy ra vào quý II hoặc quý III năm nay. Thị trường này của Trung Quốc sẽ còn thay đổi nhiều trong 2023.
Linda Wu, một quản lý sản phẩm tại tập đoàn Alibaba đã chuyển đến Hàng Châu vài tháng trước để bắt đầu công tác. Cô rất ngạc nhiên khi liên tục được mời chào mua nhà gần công ty thay vì bỏ tiền đi thuê.
Nhiều người môi giới tại đây đã giới thiệu rằng hiện nay là "thời điểm vàng để mua bất động sản", vì có nhiều người mất việc đang không thể trả các khoản tiền thế chấp. Họ đã rao bán nhà với giá rất rẻ.
Theo thông tin từ SCMP, trước đây, bất động sản tại Hàng Châu, Thâm Quyến, nơi có các doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc tọa lạc như Alibaba, Tencent, Huawei luôn ổn định dù cho thị trường nhà ở Trung Quốc có nhiều biến động trong vài năm qua.
Ví dụ, thị trấn Khoa học Tương lai ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu đã trở thành địa điểm bất động sản “nóng” trong những năm gần đây do có vị trí gần trụ sở của Alibaba dù cho nó cách trung tâm thành phố 45 phút đi tàu điện ngầm.
Thung lũng Silicon cũng không thoát “hạn”
Tuy nhiên, theo một báo cáo tài chính, kể từ tháng sáu năm ngoái, giá bất động sản Trung Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do làn sóng sa thải hàng loạt của Alibaba trong quý II khiến 10.000 nhân viên phải khăn gói ra đi. Tencent cũng có động thái tương tự.
Cụ thể, việc Alibaba sa thải hàng loạt nhân viên khiến giá bất động sản tại Hàng Châu sụt giảm không kiểm soát. Giá nhà cũ ở quận Dư Hàng đã giảm khoảng 2.150 USD/m2 (hơn 50 triệu đồng/m2) trong vài tháng qua với lý do cung lớn hơn cầu và làn sóng cắt giảm việc làm.
Theo một trang web địa phương, giá nhà ở một khu phố đắc địa khác từng đạt 12.052 USD/m2 (hơn 283 triệu đồng/m2) nhưng nay đã giảm gần 28% xuống chỉ còn 8.700 USD/m2 (204 triệu đồng/m2).
Bên cạnh đó, số lượng nhà cũ được rao bán trên các trang web bất động sản tăng lên không ngừng và không có dấu hiệu ngừng lại. Nhiều bài đăng trên mạng xã hội cũng đã cập nhật thông tin về xu hướng bán nhà diện rộng này.
Theo nhà phân tích của Credit Suisse, Jinfeng Shi, ngoài quận Dư Hàng, các khu vực khác như Trung Quan Thôn (Bắc Kinh) hay quận Nam Sơn của tỉnh Thâm Quyến từng có giá bất động sản khá cao trong những năm gần đây. Nhưng năm nay mọi thứ đã hạ nhiệt. Kể cả khi Trung Quan Thôn được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc thì nó cũng không thể sống sót qua thực trạng đáng báo động này.
Tại tỉnh Thâm Quyến, quê hương của Tencent và Huawei, các giao dịch mua bán nhà đã giảm gần một nửa vào năm 2022 so với năm 2021. Giải thích về hiện tượng này, ông Alan Cheng, giám đốc điều hành công ty bất động sản Centaline ở miền Nam Trung Quốc cho biết nguyên nhân chính đến từ việc các nhân viên công nghệ bị sa thải và họ có thể phải chuyển đi nơi khác.
Chính bởi vậy, số lượng nhà ở, phòng trọ vẫn vậy nhưng lượng người lại sụt giảm đáng kể. Được biết, ngoài Alibaba, trong quý III năm ngoái, Tencent cũng đã cắt giảm gần 7.300 vị trí tại tập đoàn.
Thiên đường xuống mặt đất
Jinfeng Shi cũng cho biết, trong hai thập kỷ kể từ những năm 2000, thị trường công nghệ bùng nổ đã mang lại cho các thành phố trọng điểm Trung Quốc sự phát triển kinh tế vượt bậc. Cùng với đó là làn sóng nhân viên văn phòng có mức lương cao.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, số lượng lao động trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin tại quốc gia này đã đạt 8,08 triệu người vào năm 2021, với mức lương trung bình khoảng 30.000 USD/năm (hơn 700 triệu đồng/năm).
Nicole Bai, một nhân viên của Tencent cho biết: “Trong một thập kỷ qua, nhiều nhân sự công nghệ cấp cao đã kiếm được mức lương tốt đến mức coi quận Nam Sơn là ngôi nhà lâu dài của mình để có thể tiếp tục gắn bó với công ty”. Đây là một địa điểm lý tưởng khi gần nhiều trường học danh tiếng, bệnh viện tốt và ngay sát với trụ sở Tencent.
Ngoài ra, nhiều công ty cũng cung cấp cho nhân viên của mình nhiều phúc lợi về nhà ở. Năm 2021, Tencent đã triển khai kế hoạch cung cấp các khoản vay không lãi suất lên tới 900.000 NDT để nhân viên có đủ điều kiện mua nhà. Alibaba và Huawei cũng cung cấp các đặc quyền tương tự như trợ giá để các căn hộ có giá mềm hơn và nhiều chiết khấu đi kèm.
Do đó, lực lượng nhân sư làm trong lĩnh vực công nghệ đã đổ xô đến Hàng Châu và Thâm Quyến định cư, khiến giá bất động sản tại đây tăng vọt trong những năm qua, theo nhà phân tích Shi.
Nhưng năm ngoái, việc cắt giảm lượng lớn nhân sự đã khiến nhiều nhà phát triển bất động sản phải đối mặt với những khủng hoảng liên tiếp. Điều này khiến thị trường bất động sản Trung Quốc bị lung lay. Bong bóng bất động sản tại Hàng Châu và Thâm Quyến cũng vì thế mà vỡ theo.
Theo thống kê từ cuộc khảo sát của ngân hàng nhân dân Trung Quốc, tỷ lệ người dân tại quốc gia này muốn mua nhà đã giảm xuống mức 16,1% trong quý IV năm 2022, giảm 10% so với quý trước đó.
Giờ đây, ngay cả các chuyên gia công nghệ cũng do dự và chìm trong sự thay đổi này. "Triển vọng nghề nghiệp bấp bênh và tình hình toàn cảnh thị trường năm 2023 chưa chắc sẽ tốt hơn khiến chúng tôi không dám nghĩ đến việc mua nhà", Nicole Bai - nhân viên Tencent cho biết.
Nhà phân tích tại Credit Suisse, Jinfeng Shi cũng cho rằng, ngay cả tầng lớp trung lưu cũng sẽ xem xét và cân đối ngân sách trong tài chính cá nhân trước khi bỏ tiền để mua một ngôi nhà “đắt tiền” vào thời điểm này. Họ có thể thay đổi hành vi tiêu dùng và chiến lược đầu tư nếu thị trường bất động sản còn nhiều bấp bênh.
Ví dụ như quản lý Wu, dù nhiều nhà môi giới đã thuyết phục cô rằng hiện tại là “thời điểm vàng” để mua nhà nhưng bây giờ cô lại rất băn khoăn. Wu muốn suy nghĩ thêm vì không chắc rằng bản thân có bị mất việc trong tương lai, hay thậm chí là ngày mai hay không?
Theo Shi, tình hình bất động sản đóng băng cần thời gian “nóng” trở lại. Bước ngoặt có thể xảy ra vào quý II hoặc quý III năm nay. Thị trường này của Trung Quốc sẽ còn thay đổi nhiều trong 2023.
Theo Genk