Châu lục đầu tiên thiết lập các quy tắc rõ ràng về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Các nhà đàm phán từ Nghị viện Châu Âu và 27 quốc gia thành viên của khối đã vượt qua những khác biệt lớn về các điểm gây tranh cãi, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh và việc cảnh sát sử dụng giám sát nhận dạng khuôn mặt, để ký một thỏa thuận chính trị thăm dò cho Đạo luật Trí tuệ nhân tạo.

786432_141218525137710_2236363701223424

"Thỏa thuận đã đạt được. EU trở thành châu lục đầu tiên thiết lập các quy tắc rõ ràng về việc sử dụng AI", Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của EU, ông Thierry Breton viết trên mạng xã hội X.

Kết quả được đưa ra sau các cuộc đàm phán kín trong tuần này, với phiên đầu tiên kéo dài 22 giờ trước khi vòng thứ hai bắt đầu vào sáng 8/12. EU đã sớm dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu nhằm xây dựng các rào cản AI khi công bố bản dự thảo đầu tiên của bộ quy tắc của mình vào năm 2021. Tuy nhiên, sự bùng nổ gần đây của AI tạo sinh đã khiến các quan chức châu Âu phải vội vã cập nhật một đề xuất được coi là một bản thiết kế chi tiết cho thế giới. Nghị viện châu Âu vẫn cần bỏ phiếu về việc này vào đầu năm tới nhưng với việc thỏa thuận đã đạt được, thủ tục trên chỉ mang tính hình thức, nghị sĩ Italy Brando Benifei nhận định.

"Điều này thật tốt. Rõ ràng chúng ta phải chấp nhận một số nhượng bộ nhưng nhìn chung mọi thứ rất tốt", ông Brando Benifei đánh giá.

Bộ luật cuối cùng có thể sớm nhất là tới năm 2025 mới có hiệu lực hoàn toàn và đặt ra các hình phạt tài chính nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm lên tới 35 triệu euro (38 triệu USD) hoặc 7% doanh thu toàn cầu của một công ty.

Các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT của OpenAI đã bùng nổ trong nhận thức của thế giới, khiến người dùng choáng váng với khả năng tạo ra văn bản, hình ảnh và bài hát giống con người. Tuy nhiên, điều đó cũng làm dấy lên lo ngại về những rủi ro mà công nghệ đang phát triển nhanh chóng gây ra cho việc làm, quyền riêng tư, bảo vệ bản quyền và thậm chí cả chính cuộc sống của con người.

Hiện nay, Mỹ, Anh, Trung Quốc và các liên minh toàn cầu như G7 đã tham gia đưa ra các đề xuất của họ để quản lý AI mặc dù vẫn đang bắt trong quá trình bắt kịp châu Âu.

Các quy định toàn diện và mạnh mẽ từ EU "có thể là tấm gương mạnh mẽ cho nhiều chính phủ đang xem xét quy định", Anu Bradford, Giáo sư Trường Luật Columbia, chuyên gia về quy định kỹ thuật số và EU cho hay. Theo bà, các quốc gia khác “có thể không sao chép mọi điều khoản nhưng có thể sẽ mô phỏng nhiều khía cạnh của điều khoản đó”.

Các công ty AI phải tuân thủ các quy định EU cũng có thể sẽ mở rộng một số nghĩa vụ đó sang các thị trường bên ngoài lục địa. Bà cho rằng: “Xét cho cùng, việc đào tạo lại các mô hình riêng biệt cho các thị trường khác nhau sẽ không hiệu quả". Dù vậy, một số người lo ngại rằng thỏa thuận đã được thông qua một cách vội vã.

“Thỏa thuận chính trị ngày hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của công việc kỹ thuật quan trọng và cần thiết về các chi tiết quan trọng của Đạo luật AI vẫn còn thiếu”, Daniel Friedlaender, người đứng đầu văn phòng Châu Âu của Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông, một nhóm vận động hành lang ngành công nghệ, cho hay.

Đạo luật AI ban đầu được thiết kế để giảm những rủi ro từ các chức năng cụ thể của AI dựa trên mức độ rủi ro của chúng, từ thấp đến không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã thúc đẩy việc mở rộng nó sang các mô hình nền tảng, các hệ thống tiên tiến làm cơ sở cho các dịch vụ AI có mục đích chung như ChatGPT và chatbot Bard của Google.

Theo VN review​
 
Bên trên