Phùng Mỹ Trung có thể ở trong rừng hàng tháng trời không kể nắng mưa, chỉ để chụp hình những 'người đẹp chân ngắn của rừng' như tắc kè, sâu bướm hay kỳ nhông.
Bạn bè đồng nghiệp vẫn gọi anh với cái tên "Trung trí tuệ" vì anh từng đạt giải thưởng trí tuệ Việt Nam, hoặc "Trung voi" bởi anh từng có lần khiến đàn voi tức giận trở nên hiền lành.
Phùng Mỹ Trung làm việc tại Cục hải quan Đồng Nai, nhưng niềm đam mê của anh lại là nghiên cứu sinh vật rừng. "Chụp những tấm ảnh đẹp về sinh vật là đam mê của tôi. Nếu mỗi tấm hình không xuất phát từ tâm hồn đồng điệu thì ngay cả cô gái đẹp trong ống kính của tôi cũng trở nên xấu xí.
"Tôi thường bị hớp hồn vì các em chân ngắn như tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông hay ếch nhái mà thôi", Trung đùa.
Phùng Mỹ Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Tại cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam" năm 2000, Phùng Mỹ Trung khiến nhiều người ngạc nhiên khi anh đã vượt qua nhiều nhà khoa học trẻ để giành giải nhất với phần mềm CD-Rom “Sinh vật rừng Việt Nam”, thực hiện với một sinh viên ngành công nghệ thông tin.
Tuy nhiên ước mơ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của anh phải dừng lại khi anh được phân công làm cán bộ kiểm lâm trong vùng rừng sâu Đồng Nai, tiếp đó là cán bộ hải quan tỉnh. Thời gian này anh ngồi ôm súng quẩn quanh với rừng mà không đụng đến bàn phím hay con chuột nào.
"Trí Tuệ Việt Nam sao lại gác rừng? Điều này tôi càng cảm thấy thất vọng với chính bản thân mình", Trung chia sẻ.
Sau đó, thấy đồng nghiệp vất vả trong đống sách vở, giấy tờ, tàng thư để tìm các loài sinh vật rừng, Trung nảy ra ý định sử dụng khả năng công nghệđể quản lý thông tin về sinh vật một cách nhanh chóng nhất.
Trang Sinh vật rừng Việt Nam (www.vncreatures.net) là thành quả của những nỗ lực ban đầu của Trung. Nó giúp tìm kiếm thông tin về các loài sinh vật.
"Nhìn thấy rừng mất đi hàng loạt, cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm và đòi hỏi cần làm gì để ngăn chặn sự hủy diệt đó, tôi lập nên website như nỗ lực của người đang mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn thiên nhiên", Trung bày tỏ.
Hầu hết tiền lương và thời gian ngoài giờ, Trung dành cho trang web. Thay vì về với gia đình sau giờ làm việc, Trung lại ôm máy ảnh cùng chiếc ba lô vào rừng để chụp ảnh, tìm tư liệu cho trang. "Không có chút lợi lộc nào nhưng nghĩ đến những con chuồn chuồn, những con chim tôi cảm thấy vui lắm rồi".
Hầu hết các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đều có dấu ấn của Trung. Anh đã chụp được hàng chục nghìn bức ảnh về loài động, thực vật quý hiếm chỉ để cung cấp miễn phí lên web Sinh vật rừng Việt Nam.
Nhìn thấy mỗi lá cây, mỗi bông hoa, mỗi con vật, Phùng Mỹ Trung đều ghi vào thế giới sinh vật. Đôi lúc, Trung muốn ngừng vì không có nguồn kinh phí cho trang web. "Nếu bạn tự nuôi một trang web có 8.000 lượt người truy cập mỗi ngày với hơn 3.000 loài sinh vật được chụp hình và hàng trăm bài viết bằng tiền túi cá nhân thì bạn sẽ hiểu được những khó khăn vất vả", Trung nói.
Nhưng vất vả không khiến chàng trai nản lòng. "Nếu nó góp phần nhỏ trong việc bảo vệ thiên nhiên, các loài động vật thì mình cũng cảm thấy vui và tự hào vì chính mình lắm. Điều nhỏ nhoi mà con người nhỏ bé như mình có thể làm được", và anh tiếp tục phát triển trang web.
Chụp ảnh các sinh vật là niềm đam mê của Phùng Mỹ Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Chia sẻ về bức ảnh đẹp do chính anh chụp, Trung nói, cái đẹp trong ảnh của nhà nghiên cứu khác với cái đẹp của nhiếp ảnh nghệ thuật.
"Những tấm ảnh nghiên cứu khoa học không chỉ đẹp mà quan trọng phải mô tả chi tiết rõ ràng, chụp thiên nhiên và thế giới sinh vật một cách tự nhiên nhất. Ảnh phải được đi kèm với tài liệu ghi rõ vùng phân bố. Người chụp cũng phải có kiến thức cơ bản về sinh học", Trung nói thêm.
Để chụp bức ảnh sinh động, anh phải rình rập, mò mẫm tìm kiếm và chờ đợi trong nhiều ngày. Yêu sinh vật và thích chụp chúng đến mức Trung tự bỏ tiền leo lên đỉnh Fansipan chỉ để chụp hình và bắt một con ếch cây.
Phùng Mỹ Trung đã gặp không ít khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Đã hai lần anh bị rắn cắn và rất may thoát được nhờ dùng thảo mộc. Không những vậy, căn bệnh sốt rét và lạc rừng luôn rình rập khi anh đi rừng.
Tuy gian khổ, Trung sẽ cố gắng duy trì trang web bằng số tiền lương của bản thân. "Làm việc vì cộng đồng chắc chắn sẽ không cô đơn, tôi tin sẽ có những người giúp đỡ, bởi việc này giúp giới trẻ có ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã".
Trung mơ ươc có thể lang thang đi hết các cánh rừng Việt Nam và vẽ ra bản đồ đa dạng sinh học chi tiết nhất. Anh còn muốn xây dựng một hệ thống định vị và báo cháy rừng quốc gia trên trang web của mình
Với Trung, rừng trở thành căn nhà bình yên của muôn loài, và ngay cả với anh nữa. Càng gắn với rừng anh càng thấy yêu rừng và xót xa khi thấy nhiều gỗ và thú rừng bị đốn hạ, săn bắt và mang bán. "Rừng là một phần lớn trong suốt cuộc đời tôi", Trung nói. "Rừng là những đam mê khám phá bất tận, là một phần dòng máu chảy trong suốt cơ thể, là một chất gây nghiện mà không thể cai nghiện và cũng mong rằng suốt đời này chẳng có thuốc để cai nghiện cho tôi".
Hương Thu
Bạn bè đồng nghiệp vẫn gọi anh với cái tên "Trung trí tuệ" vì anh từng đạt giải thưởng trí tuệ Việt Nam, hoặc "Trung voi" bởi anh từng có lần khiến đàn voi tức giận trở nên hiền lành.
Phùng Mỹ Trung làm việc tại Cục hải quan Đồng Nai, nhưng niềm đam mê của anh lại là nghiên cứu sinh vật rừng. "Chụp những tấm ảnh đẹp về sinh vật là đam mê của tôi. Nếu mỗi tấm hình không xuất phát từ tâm hồn đồng điệu thì ngay cả cô gái đẹp trong ống kính của tôi cũng trở nên xấu xí.
"Tôi thường bị hớp hồn vì các em chân ngắn như tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông hay ếch nhái mà thôi", Trung đùa.
Phùng Mỹ Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Tại cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam" năm 2000, Phùng Mỹ Trung khiến nhiều người ngạc nhiên khi anh đã vượt qua nhiều nhà khoa học trẻ để giành giải nhất với phần mềm CD-Rom “Sinh vật rừng Việt Nam”, thực hiện với một sinh viên ngành công nghệ thông tin.
Tuy nhiên ước mơ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của anh phải dừng lại khi anh được phân công làm cán bộ kiểm lâm trong vùng rừng sâu Đồng Nai, tiếp đó là cán bộ hải quan tỉnh. Thời gian này anh ngồi ôm súng quẩn quanh với rừng mà không đụng đến bàn phím hay con chuột nào.
"Trí Tuệ Việt Nam sao lại gác rừng? Điều này tôi càng cảm thấy thất vọng với chính bản thân mình", Trung chia sẻ.
Sau đó, thấy đồng nghiệp vất vả trong đống sách vở, giấy tờ, tàng thư để tìm các loài sinh vật rừng, Trung nảy ra ý định sử dụng khả năng công nghệđể quản lý thông tin về sinh vật một cách nhanh chóng nhất.
Trang Sinh vật rừng Việt Nam (www.vncreatures.net) là thành quả của những nỗ lực ban đầu của Trung. Nó giúp tìm kiếm thông tin về các loài sinh vật.
"Nhìn thấy rừng mất đi hàng loạt, cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm và đòi hỏi cần làm gì để ngăn chặn sự hủy diệt đó, tôi lập nên website như nỗ lực của người đang mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn thiên nhiên", Trung bày tỏ.
Hầu hết tiền lương và thời gian ngoài giờ, Trung dành cho trang web. Thay vì về với gia đình sau giờ làm việc, Trung lại ôm máy ảnh cùng chiếc ba lô vào rừng để chụp ảnh, tìm tư liệu cho trang. "Không có chút lợi lộc nào nhưng nghĩ đến những con chuồn chuồn, những con chim tôi cảm thấy vui lắm rồi".
Hầu hết các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đều có dấu ấn của Trung. Anh đã chụp được hàng chục nghìn bức ảnh về loài động, thực vật quý hiếm chỉ để cung cấp miễn phí lên web Sinh vật rừng Việt Nam.
Nhìn thấy mỗi lá cây, mỗi bông hoa, mỗi con vật, Phùng Mỹ Trung đều ghi vào thế giới sinh vật. Đôi lúc, Trung muốn ngừng vì không có nguồn kinh phí cho trang web. "Nếu bạn tự nuôi một trang web có 8.000 lượt người truy cập mỗi ngày với hơn 3.000 loài sinh vật được chụp hình và hàng trăm bài viết bằng tiền túi cá nhân thì bạn sẽ hiểu được những khó khăn vất vả", Trung nói.
Nhưng vất vả không khiến chàng trai nản lòng. "Nếu nó góp phần nhỏ trong việc bảo vệ thiên nhiên, các loài động vật thì mình cũng cảm thấy vui và tự hào vì chính mình lắm. Điều nhỏ nhoi mà con người nhỏ bé như mình có thể làm được", và anh tiếp tục phát triển trang web.
Chụp ảnh các sinh vật là niềm đam mê của Phùng Mỹ Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Chia sẻ về bức ảnh đẹp do chính anh chụp, Trung nói, cái đẹp trong ảnh của nhà nghiên cứu khác với cái đẹp của nhiếp ảnh nghệ thuật.
"Những tấm ảnh nghiên cứu khoa học không chỉ đẹp mà quan trọng phải mô tả chi tiết rõ ràng, chụp thiên nhiên và thế giới sinh vật một cách tự nhiên nhất. Ảnh phải được đi kèm với tài liệu ghi rõ vùng phân bố. Người chụp cũng phải có kiến thức cơ bản về sinh học", Trung nói thêm.
Để chụp bức ảnh sinh động, anh phải rình rập, mò mẫm tìm kiếm và chờ đợi trong nhiều ngày. Yêu sinh vật và thích chụp chúng đến mức Trung tự bỏ tiền leo lên đỉnh Fansipan chỉ để chụp hình và bắt một con ếch cây.
Phùng Mỹ Trung đã gặp không ít khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Đã hai lần anh bị rắn cắn và rất may thoát được nhờ dùng thảo mộc. Không những vậy, căn bệnh sốt rét và lạc rừng luôn rình rập khi anh đi rừng.
Tuy gian khổ, Trung sẽ cố gắng duy trì trang web bằng số tiền lương của bản thân. "Làm việc vì cộng đồng chắc chắn sẽ không cô đơn, tôi tin sẽ có những người giúp đỡ, bởi việc này giúp giới trẻ có ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã".
Trung mơ ươc có thể lang thang đi hết các cánh rừng Việt Nam và vẽ ra bản đồ đa dạng sinh học chi tiết nhất. Anh còn muốn xây dựng một hệ thống định vị và báo cháy rừng quốc gia trên trang web của mình
Với Trung, rừng trở thành căn nhà bình yên của muôn loài, và ngay cả với anh nữa. Càng gắn với rừng anh càng thấy yêu rừng và xót xa khi thấy nhiều gỗ và thú rừng bị đốn hạ, săn bắt và mang bán. "Rừng là một phần lớn trong suốt cuộc đời tôi", Trung nói. "Rừng là những đam mê khám phá bất tận, là một phần dòng máu chảy trong suốt cơ thể, là một chất gây nghiện mà không thể cai nghiện và cũng mong rằng suốt đời này chẳng có thuốc để cai nghiện cho tôi".
Hương Thu