Chân dung iVY68..thích!;)

iLove720p

Member
Giật tít cho kiu với thời sự chút để câu khách đây.. để trong kia ế quá, đem ra đây cho có người vô coi và bình lựng cho dzui!:D
ijobs1992hbirthdayivy68.jpg
 

down1link

New Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Mình cũng rất thix hình này của bạn , vì có nick mình trên đó kìa
bạn tài quá
cảm ơn nhìu nhìu nha
 

iLove720p

Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Xin nói rõ là mình chỉ làm 2 bên thôi, còn hình ở giữa là trên mạng.. mình chưa làm được cỡ iJobs đẹp vậy đâu..
 

ck77

Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

hihihi, có mình trong đó nữa, tks bạn.............
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Cái này hay đó, cảm ơn bạn nhé!
 

xitrum8x

Active Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Có nick mình luôn, hay thật, thanks.
 

nguyen8

New Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Cái ảnh đó có bản nào res khủng không bồ ?
to hơn vài lần càng tốt :)) thanks trước.
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Theo mình nghĩ, nếu không biết người trong hình là ai thì không nên đùa giởn.

260px-M.B.Khodorkovsky.jpg
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Óe, Steve Job đại ca , ông chủ hàng shop được ưa thích của những tay sành điệu nước Việt đấy à
 

Mac18

Active Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

Tiện nói về SJ, em xin copy 1 bài bên forum macvn rất hay về ông:

Tôi thần tượng anh Steve Jobs từ lâu lắm rồi (mặc dù cả đời chưa dùng máy Mac với iPod lần nào). Cái vụ anh Steve từ Next về Apple thì tôi sưu tầm Time với Newsweek cả đống. Số nào cũng có ảnh anh Steve đen trắng, ngồi trong phòng CEO, chân gác lên bàn, rất đẹp. Tôi còn sưu tầm cả một đống poster quảng cáo của Apple có ảnh vợ chồng John Lennon với câu với câu slogan kinh điển "Think Different"

Kể từ khi quay về Apple và đảm nhiệm vị trí quyền tổng giám đốc, anh Steve luôn được ví là vua Midas (Midas's touch trong thần thoại Hy lạp) vì anh sờ vào cái gì là cái đấy thành tiền.

Cuộc đời của anh Steve tuy thăng trầm nhưng luôn gắn liền với việc mở doanh nghiệp, thành công, lên thị trường chứng khoán, mua công ty, bán công ty, trở thành sáng lập viên của cái này, rồi trở thành chủ sở hữu của cái kia. Từ thủa hai mốt tuổi với vài trăm dollar trong tay nay anh đã có tài sản trên 4 tỷ dollar, CEO của Apple, Director và là individual shareholder lớn nhất của Walt Disney, sáng lập viên của Apple Inc và cựu CEO của Pixar. Anh Steve Jobs đã trở thành thần tượng của rất nhiều người.

Đằng sau việc thành lập, phát triển, bán, mua ... các cty danh tiếng của mình là một Steve Jobs luôn không ngừng sáng tạo, đầy mưu mẹo (kể cả mẹo xấu), săn người và tuyển dụng người rất giỏi, xa thải, dẫm đạp lên đối tác cũng rất giỏi, thu phục người rồi phụ bạc người ta cũng rất giỏi. Nhìn từ bên ngoài, Jobs là một con người giàu nhiệt huyết, có tầm nhìn chiến lược về sản phẩm và bán hàng siêu đẳng. Còn từ góc độ làm việc gần gũi thì đây là một con người dữ dội, sáng nắng chiều mưa, độc đoán, gia trưởng và tàn bạo trong quản trị. Trong công việc, Job và người demanding và aggresive, có thể theo đuổi một dự án rất tốn kém và không khả thi rất lâu, nhưng cũng có thể terminate nó đột ngột và sa thải toàn bộ nhân viên của nhóm. Jobs là người hiếu thắng, không chấp nhận bị phê phán công khai và trực diện, sẵn sàng chửi lại và bao biện, nhưng sau đó về nhà nghĩ lại và làm theo cái đúng. Trong đời mình Jobs có vài sai lầm rất tốn kém và do tính hiếu thắng và bảo thủ (sợ công nhận sai lầm). Sau nhưng thất bại này, Jobs lại tiến lên như vũ bão. Đúng là thất bại là bà ngọai của thành công.

Về cá nhân, Jobs là người có thiên hướng nghệ sỹ, anh chơi với dân trong làng giải trí rất nhiều, có vợ đầu là Joan Baez (hơn anh đâu 20 tuổi và là vợ cũ của Bob Dylan). Anh cũng từng công khai việc dùng ma túy tổng hợp (LSD) và cho rằng việc dùng LSD là một trong những việc quan trọng nhất mà anh đã từng làm trong cuộc đời mình. Jobs mê văn học, vật lý, âm nhạc và rất sát gái. Tuy nhiên sau khi lập ra đình và có con với người vợ hiện tại, anh trở thành một người đàn ông nghiêm túc.

Steve Jobs được biết đến như là cha đẻ của máy tính cá nhân thương mại, cha đẻ của phim họat hình 3D, cha đẻ của vô số công nghệ và kiến trúc máy tính cao cấp, cha đẻ của iPod, iTune và nay là iPhone và sắp tới là Apple TV (một lọai set-top-box để xem phim từ iPod trên màn hình TV). Hiện nay anh được gọi là iCEO của Apple.
Là con trai không giá thú của một cô gái Mỹ và một người đàn ông Liban, Jobs được mẹ đẻ mang cho một vợ chồng khác làm con nuôi với điều kiện gia đình này phải cho Jobs vào học đại học. Sau khi vào đại học được vài tháng thì Jobs bỏ học vì hiểu rằng tiền saving của bố mẹ (nuôi) quá bé nhỏ so với phí tổn học đại học. Và anh bỏ học. Sau khi bỏ học anh đi học thư pháp và sinh họat trong câu lạc bộ máy tính và ở đây anh gặp Steve Wozniak.

Thiên tài của Steve Jobs thể hiện ngay từ lúc này. Anh nhìn thấy Woziak là một thiên tài về phần cứng và phần mềm. Và anh biết biến cái thiên tài này thành tiền. Và việc đầu tiên, nhỏ thôi, là nhận hợp đồng tối ưu hóa bo mạch chủ về cho Wozniak làm rồi chia tiền. Ttất nhiên là anh có ăn gian, chia phần ít cho Wozniak. Đây cũng là một khía cạnh thể hiện con người kinh doanh của Jobs, thằng mang hợp đồng về phải là thằng có cơ hội đút túi nhiều hơn. Về phía Wozniak thì đơn giản hơn, đúng là dân geek, tôi làm và tôi có tiền, thế là xong, tôi ko nhìn vào túi partner xem ăn chia có công bằng không.

Hai thiên tài gặp nhau và cuối cùng là Jobs bỏ việc ở cty làm game còn Wozniak bỏ HP để thành lập Apple Computer vào năm 1976. Trong năm này máy tính Apple I ra đời và có thành công nho nhỏ.

Năm 1977 thì Apple tung ra Apple II. Sản phẩm này thành công rực rỡ và bán được 2 triệu cái. Apple bỗng dưng thành tên tuổi lớn và có nhiều tiền. Tới năm 1980 thì Apple đã cực thành công và khi lên sàn (IPO) thì cả hai anh Jobs và Wozniak đều trở thành triệu phú. Tuy nhiên Wozniak luôn khiêm tốn nhận vai trò của mình trong sự thành công của Apple II là kém nhiều so với vai trò của Mike Markkula (Markkula là nhà đầu tư rủi ro đã tin tưởng vào Jobs và Wozniak và bỏ vào Apple thời khi sơ khai một khoản tiền là 250K cũng như tuyển mộ CEO đầu tiên của Apple là Scotty, sau đó chính Mike Markkula cũng giữ vị trí CEO của Apple một thời gian).

Năm 1979 thì Apple theo đuổi 2 dự án lớn. Một cái là Apple Lisa (cao cấp), một cái là dự án máy giá rẻ. Lúc này anh Steve hơi bị hoành tráng dẫn dắt 2 team toàn cao thủ võ lâm.

Apple được Xerox mời đến Xerox PARC chơi 3 ngày để nghiên cứu máy tính Altor. Tại sao Xerox mời Apple (cụ thể là Steve Jobs và Jef Raskin) đến sào huyệt của mình. Câu trả lời đơn giản. Xerox muốn mua 1 triệu dollar cổ phiếu của Apple trước IPO (tức là Apple ở thời điểm này đang chuẩn bị ra public). 1 triệu dollar cổ phiếu trước IPO của Apple sau này trở thành 18 triệu dollar sau khi IPO.

Sau khi đến Xerox thì anh Steve nhận ra rằng GUI là tương lai của PC, nhất định thế. Và hai project của Apple đâm bổ theo hướng này. Apple Lisa ra đời trước và...lỗ chổng vó. Dự án của anh Raskin (máy tính giá rẻ) ra đời sau nhưng thành công dã man. Dự án của anh Raskin chính là máy tính Mackintosh. Quảng cáo của nó là "1984" (dựa theo 1984 của Orwell) do anh Ridley Scott làm đạo diễn. Anh Scotte thì mọi người biết rồi, anh ta đẻ ra Thelma and Louise và siêu phẩm Gladiator. Quảng cáo "1984: cũng là siêu phẩm TVC với giá sản xuất 1.5 triệu dollar.

Qua việc này cũng nhận thấy Steve Jobs có năng khiếu về việc chấp nhận sai lầm (xóa bỏ luôn dự án Lisa và chấp nhận mất mát) dồn nguồn lực qua dự án của Raskin và cướp quyền lãnh đạo của Raskin trong dự án. Tính nghệ sỹ của Jobs thể hiện triệt để trong việc thiết kế sản phẩm và quảng cáo sản phẩm này. Mẫn cảm kinh doanh cũng thể hiện rõ khi Jobs đặt giá máy Mac cũng rất cao (sau này các sản phẩm khác của Jobs cũng đều nhắm vào người có tiền và khách hàng cao cấp).
tobe continued :D
 

Mac18

Active Member
Ðề: Chân dung iVY68..thích!;)

up tiếp:Anh Bill Gates kiếm được mấy cái prototype của Machintosh và cắm cúi luộc lại. Năm 1990 thì Window 3.1 ra đời. Đến năm 1991 thì IBM-Microsoft vụt chết Apple. Apple chết liền một mạch 5 năm lỗ từ năm 1993 đến 1998 mới có lãi nhờ siêu phẩm iMac.

Trong thời gian 1976 đến 1985 (10 năm) đã xảy ra nhiều sự kiện lớn trong nội bộ Apple. Về mặt công nghệ thì Wozniak đã sáng tạo gần như toàn bộ phần cứng và phần mềm cho Apple. Anh này cũng là người đầu tiên viết hệ điều hành cho ổ đĩa mềm dùng cho PC (cụ thể là Apple II). Anh cũng là người đưa ra màn hình có độ phân giải cao, thể hiện được hình ảnh, thay chỉ vì text, cho máy tính cá nhân (cũng là Apple II luôn). Cho đến nay, dân geek vẫn coi Wozniak là ông tổ của PC và PC game. Năm 1981 khi Apple đang ở đỉnh cao và Wozniak là triệu phú thì anh này tự lái máy bay và gặp tai nạn. Sau đó bị mất trí nhớ tạm thời. Một cô gái làm ở Apple giúp anh hồi phục trí nhớ. Anh lấy cô này làm vợ (đầu). Sau khi khỏi bệnh, anh bỏ việc ở Apple (nhưng vẫn là cổ đông sáng lập) để quay lại học đại học. Học xong thì quay lại Apple làm việc tiếp. Nhưng đến 1985 thì bỏ việc hẳn. Sau khi bỏ Apple, Wozniak lập cty riêng là cho ra sản phẩm điều khiển từ xa đa dụng của thế giới. Jobs lúc đó cấm các vendor của Apple làm việc với Wozniak, nếu không anh sẽ cắt hợp đồng với họ. Wozniak rất không hài lòng và tình bạn của họ vơi đi nhiều. Về cá nhân thì Wozniak là con người công nghệ điển hình. Phiêu lưu và lập dị. Anh mãi mãi là thần tượng của dân tech geek ở Mỹ và thế giới.

Sau này Woznial mở thêm nhiều công ty công nghệ cùng các đồng nghiệp bị Apple xa thải như Ellen Handcock và Gil Amelio. Cả 3 người này đều dính dáng rất nhiều đến sự nghiệp của Jobs và đều bị Jobs bằng cách này hay cách khác gạt ra khỏi cuộc chơi của mình. Nó cũng chứng minh quan điểm một rừng mà có nhiều cọp thì sẽ không tốt. Con cọp sáng tạo nhất và dữ dằn nhất (tuy không phải con giỏi các môn võ nhất) sẽ là con tồn tại và thành công nhất. Nó cũng chứng minh quan điểm thị trường tác động lên công ty public. Khi công ty sa sút về doanh thu, giảm lợi nhuận, cổ phiếu mất giá thì việc thay đổi nhân sự là tất yếu. Chính Jobs do lèo lái công ty yếu kém, gây mất đoàn kết nội bộ, cũng bị công ty mình đẻ ra đuổi đi.Và sau này, khi Jobs quay lại Apple thì anh đã rút được nhiều bài học lớn, và người ra đi lại là những người khác. Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nó dẫn đến sự va chạm khốc liệt trong quản trị doanh nghiệp và hậu quả luôn luôn là có kẻ hạnh phúc người cay đắng. Với một công ty public, sự sáng tạo của cá nhân vì vậy gần như chỉ để phục vụ duy nhất sự thành công của công ty.

Không có yếu tố con người với con người ở đây.

Năm 1983, trước khi tung ra siêu phẩm Apple Macintosh, Steve Jobs đã thuyết phục chủ tịch Pepsi Cola là anh John Sculley về làm CEO của Apple với câu nói nổi tiếng: "Do you want to sell sugar water for the rest of your life, or do you want to change the world?". Các chiến lược sai lầm của Sculley đã gây ra mất đoàn kết nội bộ. Steve Jobs ỷ vào việc mình được mọi người yêu mến và là cha đẻ của Apple đã tấn công trực diện (bằng các tiểu xảo và hành vi không tốt) vào vị CEO mà chính mình tuyển về. Hậu quả lại hết sức bất ngờ, mọi người quay lưng lại với Jobs. Jobs bị Apple sa thải. Apple do Sculley (John và Michael) lèo lái đến năm 1993. Sau giai đọan vàng 89-91 thì công ty liên tục đi xuống và gặp rất nhiều vấn đề về sản phẩm (thiết kế, công nghệ, giá thành) đến marketing, doanh thu. Apple gần như phá sản vào năm 1996.
au khi bị đuổi, Jobs bán hết cổ phần của mình ở Apple. Anh dùng tiền này để mua lại công ty đồ họa của Lucas và đổi tên nó thành Pixar. Anh đồng thời thành lập một công ty công nghệ cao tên là NeXT.

Việc dùng tiền bán cổ phần từ Apple để mở 2 công ty mới này, sau này đã dẫn Jobs đến vinh quang chói lọi mà chính anh cũng không thể nhìn thấy trước. Cho đến thời điểm này, Jobs hoàn toàn tự quyết định cho tất cả các mục tiêu đầu tư của mình. Từ Apple là máy tính, đến Pixar làm đồ họa, và NeXT làm đồ công nghệ cao, toàn là những thứ Jobs thực sự ham mê và có hiểu biết sâu sắc. Từ đây trở đi, năng khiếu thuyết phục và quyến rũ người khác của Jobs đã thỏa sức gây hiệu quả cả ở trong việc thành lập, mua bán công ty lẫn thuyết phục khách hàng.
NeXT ban đầu phát triển các dòng máy trạm công nghệ cao và đắt tiền, sau đó không thành công nên Jobs chuyển qua phát triển phần mềm. Các công nghệ do NeXT phát triển sau này chính là nền tảng của hệ điều hành Mac OS X, của World Wide Web, của kết email có nhúng đồ họa, âm thanh và sử dụng chuột.

Năm 1996, khi Apple suy thoái gần chết thì chính Ellen Hancock (giám đốc công nghệ) đề nghị Apple mua NeXT và Gil Amelio (CEO) thương thảo vụ mua bán với Jobs. Apple mua toàn bộ Next và Jobs trở lại Apple. Một năm sau đó Gil bị sa thải và Job trở thành quyền CEO. Jobs cũng cắt bỏ quyền lực của Ellen và khiến cho chị này bỏ Apple. Hàng lọat nhân viên khác của Apple cũng bị xa thải. Như vậy là giống Michael Corleon trong God Father, khi đã cứng cáp và quay trở lại gia đình mafia của mình, Michael đã tung một lọat tuyệt chiêu, trở thành Don và đưa gia đình Corleon trở lại vị thế số 1. Việc quan trọng nhất của Jobs sau khi nắm quyền là promote anh Jonathan Ive. Anh này hiện được ngưỡng mộ vì đã thiết kế các sản phẩm nổi tiếng của Apple như: iMac, iPod và iPhone cùng rất nhiều sản phẩm khác của Apple như iBook, MacBook, PowerBook, ...

Thành công nối tiếp thành công, từ iMac đến iPod, từ Apple Retail Store đến iTune, bất cứ cái gì của Apple tung ra đều thanh công rực rỡ. Đến năm 2000 thì ban lãnh đạo Apple cắt chữ quyền (interim CEO) ra khỏi title của Jobs và anh trở thành CEO của Apple. Trước đó, năm 1997, Jobs đã bán hết cổ phần của mình ở Apple (do bán NeXt mà có), nhận lương CEO với mức 1 dollar năm. Thu nhập của anh là bonus của ban lãnh đạo cty (hàng chục triệu dollar) và hàng chục triệu dollar cổ phiếu giá gốc.

Song song với Next là Pixar. Lúc đầu đây là một phần (Graphic Groups) thuộc bộ phận làm kỹ xảo của Lucasfilm. Bộ phận này lúc đó đã thành công nhờ sản xuất ra các tool làm kỹ xảo cho phim Star Trek. Jobs mua lại bộ phận này với giá 5 triệu dollar và bỏ thêm chừng đấy tiền vào để đầu tư. Jobs đã phát triển Pixar thành nhà sản xuất máy tính đồ họa cao cấp để bán cho các tổ chức lớn, trong đó khách hàng lớn nhất là Walt Disney. Đến đầu nhữg năm 90 thì doanh số của Pixar đi xuống, bộ phận studio của hãng bắt đầu làm các phim họat hình nhỏ nhỏ để kiếm sống. Đến năm 1995 thì Jobs tái thành lập lại công ty khi ký được thỏa thuận với Walt Disney trong đó Pixar là nhà sản xuất phim họat hình, Disney làm marketing và phân phối. Tổng chi phí và lợi nhuận chia đôi. Bộ phim đầu tiên, Toy Story, trở thành siêu phẩm. Sau đó là hàng loạt siêu phẩm khác như Bug's Life, Finding Nemo, The Incredibles và mới đây nhất là Cars. Các thành công này làm nên tên tuổi của cả Jobs và Eisner (CEO của Disney). Đến năm 2005 thì hợp đồng liên danh giữa Pixar và Disney hết hạn. Jobs và Eisner đều bất đồng với nhau trong việc gia hạn hợp đồng (Jobs đòi hỏi quá nhiều còn Eisner có cái tôi quá lớn. Ở đây Jobs đã rất khôn ngoan vì mang cái sản phẩm thực là Pixar ra để cò kè với cái danh tiếng của Disney). Sau đó Eisner mất chức, CEO mới là Iger đã thỏa thuận với Jobs và mua lại toàn bộ Pixar với giá 7.4 tỷ dollar. Thế là Jobs nghiễm nhiên thành cổ đông lớn nhất của Disney (7%) vượt xa người đứng thứ hai là Eisner (1.7%). Điều này chứng tỏ đối với cty public thì kể cả là anh đang làm CEO và có cổ phần nhiều nhất như Eisner thì anh cũng sẽ bị out nếu anh làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của cả công ty. Sau khi bán Pixar cho Disney, Jobs trở thành một trong những giám đốc của Disney và có 1 ghế trong hội đồng quản trị. Sau khi về Disney thì sản phẩm đầu tiên của Pixar là Cars đã thành công lớn.
Nốt cho hết luôn:

Cuộc đời kỳ diệu của Steve Jobs là một minh chứng sống cho rất nhiều chân lý của cuộc sống.

Chân lý đầu tiên và vĩ đại nhất của cuộc sống: đó là để thành công lớn chúng ta cần có vận may lớn. Nếu không cực kỳ may mắn, Jobs đã có thể thất bại ngay từ lần đầu tiên khi mới hơn 20 tuổi. Nếu không cực kỳ may mắn, Jobs đã có thể thất bại với NeXT, với Pixar và cả với iPod nữa.

Nhưng vận may chỉ đến với những người chăm chỉ lao động, không ngừng sáng tạo và tung tất cả nguồn lực của mình vào những thứ mình đam mê nhất. Trong suốt cuộc đời mình, Jobs dùng hết nguồn lực tài chính hiện có của mình để đầu tư vào những gì anh đam mê nhất. Từ đầu từ vài trăm dollar kiếm được từ làm thuê vào dự án Apple I; đến hàng triệu dollar từ việc bán cổ phần ở Apple khi bị xa thải vào NeXT và Pixar. Rồi thì sẵn sàng bán toàn bộ NeXT để quay lại Apple. Rồi bán cả Pixar để vào Disney. Các vụ đầu tư mỗi lần một lớn lên nhưng Jobs vẫn là con người đấy, đầy đam mê, cống hiến và không chùn bước trước bất cứ quyết định khó khăn nào.

Câu chuyện của Jobs cũng chỉ ra rằng "ở hiền gặp lành" là một triết lý sống không quá quan trọng. Người ở hiền có thể gặp lành nhưng không thể có may mắn lớn. Người có vận may lớn phải có nhiều thứ thuộc về cá tính mạnh, hơn chỉ là hiền lành hưởng vận may nho nhỏ. Trong suốt cuộc đời mình, Jobs đã thuyết phục để tuyển mộ về Apple, rồi xa thải hoặc ép người ta ra đi rất nhiều lần. Đối với nhiều người đó là sự cay đắng khi bước chân ra khỏi Apple, nhưng không có ai là không giàu lên khi làm việc với Jobs. Cả Wozniak và Raskin đều trở thành triệu phú khi Apple lên sàn (IPO).

Câu truyện của Jobs cũng cho thấy việc xây dựng một công ty khổng lồ thì văn hóa công ty, dù ở đời CEO nào, dù co-founder của nó có còn ở cty hay bị đuổi, cũng phải cực kỳ nhất quán. Đối với Apple thì văn hóa của nó giản dị là: Apple không phải là công ty công nghệ cao mà là công ty marketing. Suốt lịch sử của mình, Apple luôn là công ty cóđịnh hướng segment của mình là khách hàng cao cấp (cả về văn hóa, địa vị xã hội, môi trường làm việc và tiền). Các phương pháp bán hàng, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, định giá sản phẩm đều thống nhất theo định hướng này.

Nhưng để làm được như vậy, Apple và Jobs không lúc nào ngưng nghỉ sáng tạo. Các sản phẩm của Apple thường là đắt nhất nhưng cũng sử dụng công nghệ hiện đại nhất, thiết kế tối tân nhất và hướng đến ý thức sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng nhất. Trong việc này, Apple không bao giờ coi sản phẩm của mình là máy tính cá nhân mà là một cái máy hiện đại để người sử dụng phải sướng khi dùng nó.

Apple cũng là công ty chỉ tuyển những người ưu tú nhất vào làm việc.Ngoài Steve Jobs không có bằng cấp thì nhân viên của Apple, nhất là các quan chức, đều là những người có bằng cấp. Hiện trong ban giám đốc của Apple có cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore và Eric E. Schmidt,Chủ tịch kiêm CEO của Google (bản thân Eric Schmidt cũng là người bằng cấp đầy mình).

Mặc dù bản thân là một người có thiên hướng nghệ sỹ, đam mê sáng tạo và khám phá, đồng thời luôn khuyến khích nhân viên phải có nghệ sỹ tính trong công việc nhưng cách quản lý của Jobs cũng sắt đá. Artist thì cứ việc, nhưng phải đúng deadline và chịu đựng workload khổng lồ.

Câu chuyện của Jobs cho thấy bản thân người sáng lập và lãnh đạo công ty phải là người có khả năng thuyết phục người khác rất mạnh cũng như có sức quyến rũ cá nhân (hấp lực) cũng rất mạnh. Trong suốt cuộc đời mình, Jobs đã thuyết phục và quyến rũ được những người ưu tú nhất về làm cho Apple. Khi đã trở nên nổi tiếng, khả năng thuyết phục và quyến rũ đám đông của Jobs là công cụ tiếp thị và bán hàng rất mạnh của cả công ty.

Nếu không có khả năng thuyết phục thì không bao giờ Steve Wozniak bỏ HP về mở cty với Jobs. Nếu không có khả năng thuyết phục thì không bao giờ huyền thọai đầu tư rủi ro Mike Markkula bỏ 250K vào và chiếm 1/3 sở hữu của Apple sơ khai. (Wayne, một trong ba sáng lập viên đầu tiên đã bán hết cổ phần của mình ở Apple với giá 800 dollar. Sau đó Jobs đã thuyết phục Mike Markkula, lúc này đã về hưu ở tuổi 32, quay lại thương trường và đầu tư vào Apple 250 ngàn dollar). Với 250K của Mike, Apple đã cho ra đời máy tính cá nhân đầu tiên Apple I, doanh thu năm đầu tiên được có 174K doanh thu, nhưng năm thứ 2 (1977) doanh thu đã là 2.7 triệu, năm thứ 3 (1978) là 7.8 triệu và năm 1980 là 171 triệu dollar. Sau đó Apple lên sàn và doanh thu đạt con số hàng tỷ. Nếu Wayne không bán 10% cổ phần của mình thì vào năm 1982 anh ta đã có 6 tỷ dollar.

Riêng câu chuyện của Mike Markkula đầu tư vào Apple cũng là một bài học lớn. Mike là huyền thọai sống của đầu tư rủi ro. Nói đúng hơn ông là nhà đầu tư rủi ro huyền thọai. Ở tuổi 32 ông đã về hưu sau khi kiếm tiền triệu nhờ bán stock mà ông nhận được khi làm việc ở Intel. Khi đến gặp Jobs và Wozniak ở garage nhà Jobs (ban đầu công ty Apple đóng đô ở nhà Jobs) ông đã quyết định bỏ vào 250K. Điều này có nghĩa là gì: ngay cả khi bạn có ý tưởng độc đáo và kế họach kinh doanh khả thi, bạn cũng chưa thể nào móc được tiền từ túi nhà đầu tư, kể cả là nhà đầu tư rủi ro. Bạn chỉ móc được tiền của họ khi bạn thực sự bắt tay vào việc và công việc đó đã tiến triển. Hay nói cách khác, bạn phải qua được seeding phase trước khi rủ nhà đầu tư vào development phase.

Câu chuyện của Jobs cũng cho thấy ngay cả một người như Jobs, sáng lập viên và đầy sáng tạo của Apple, mà cũng có lúc bị ban giám đốc cty mất lòng tin. Và khi bị mất lòng tin, thì dù vẫn được yêu mến, cũng nên rút lui.

Câu chuyện của Jobs cũng cho thấy, nếu mắc sai lầm, thì cứ cố gắng, nếu cố gắng vẫn thất bại thì hãy chấm dứt dự án (Apple Lisa) để quay qua dự án khác mà mình không thích (Jobs đã 3 lần cố gắng ngăn chặn dự án Machintosh của Raskin) để dùng năng lực của mình làm cho dự án đấy thành công.

Ngay cả khi những gì mình theo đuổi mà thất bại, cũng đừng bỏ nó, nếu mình vẫn còn tin nó có ích. Apple Lisa thất bại, mang qua NeXT vẫn thất bại, nhưng kết cục nó lại là cái để Apple phải mua NeXt và sau đó trở thành nền tảng cho Mac OS X lừng danh sau này.
Câu chuyện của Jobs cũng cho thấy, đừng ngại ngần đưa các đối thủ của mình ra tòa. Vụ kiện của Apple chống lại Franklin Computer về việc cty này ăn cắp bản quyền phần mềm và ROM của Apple là vụ kiện đầu tiên về bản quyền phần mềm. Nó cũng cho thấy cái gì hay của mình rất dễ bị chiếm đọat và do đó phải âm thầm có phương án chống (Apple bí mật cài firmware trong ROM của máy Macintosh để tìm các ROM bị copy không bản quyền. Vụ kiện chống Microsoft thì Apple bị thua, cái này cũng cho thấy đừng có vô ý mà trao trứng (GUI) vào tay kẻ ác (Microsoft).

Ngày nay, Jobs là CEO và founder của Apple, Director và là shareholder lớn nhất của Disney.

Cái mà Jobs làm ra thì các đại gia khác, kể cả Bill Gates, cũng không bao giờ có được. Jobs đã tạo ra cả một thế giới, đó là MacWorld mà trong đó các fan của Jobs cực kỳ hâm mộ và trung thành với anh.

Cuộc đời của Steve Jobs và Apple là một câu chuyện thần kỳ. Câu chuyện thần kỳ này chắc chỉ xảy ra vài trăm năm một lần. Và không hiểu sao những câu chuyện như thế này chỉ xảy ra ở nước Mỹ. Steve Jobs đã mang đến cho nước Mỹ thêm vinh quang và tiền bạc. Nhưng Jobs cũng đã thực sự góp phần thay đổi cuộc sống hằng ngày, từ giải trí đến lao động, của cả thế giới.
 
Bên trên