Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
CGV là một cái tên mà mỗi lần nhắc đến lại cảm thấy mệt mỏi, bởi chuyện về nó quá dài, cả chính thức lẫn “underground” từ những người từng làm ở đấy kể lại. Ai chưa biết thì có thể đọc loạt bài dưới đây trước khi đọc tiếp
CGV đã "độc bá" thị trường nhập phim như thế nào? http://www.hdvietnam.com/threads/cgv-da-doc-ba-thi-truong-nhap-phim-nhu-the-nao.1023899/
Đánh giá chất lượng rạp CGV – “Đắt có xắt ra miếng” http://www.hdvietnam.com/threads/danh-gia-chat-luong-rap-cgv-dat-co-xat-ra-mieng.1030678/
CGV – Chuyện giờ mới kể http://www.hdvietnam.com/threads/cgv-khong-chieu-tam-cam-chuyen-gio-moi-ke.1237681/
CGV đang "giết" các rạp khác như thế nào? http://www.hdvietnam.com/threads/cgv-dang-giet-cac-rap-khac-nhu-the-nao.1347767/
Về chuyện “Điệp vụ biển đỏ”
Nói một cách khách quan, cái này không hẳn lỗi của CGV, cái này giống như vô tình vấp phải đá quàng phải dây, đen thôi đỏ quên đi. Như anh Hải giám đốc phát hành của CGV có trả lời báo chí rằng có xem qua rồi, thấy cũng chẳng có gì, nên nghĩ không sao, quần chúng làm quá lên thôi. CGV là một đơn vị thuần kinh doanh, cái gì có lợi thì làm, họ làm lợi cho họ, họ không làm lợi cho nước VN, họ là người Hàn, họ quan tâm gì chuyện tranh chấp TQ và VN ở Biển Đông, chừng nào có biển Hoa Đông thì khác. Cho nên, anh Hải có “không nhạy cảm chính trị” cũng là chuyện thường. Thấy phim bán rẻ cho mình, chiếu có khi có lời, thì chiếu thôi.
Điệp vụ biển đỏ dành 2 phút cuối để tuyên truyền về chủ quyền trên biển Đông
Chính vì lẽ đó nên chúng ta mới có bộ phận kiểm duyệt của Cục Điện Ảnh, để nhanh chóng tuýt còi khi cần. TQ họ có tiền của Bộ Quốc Phòng, họ làm phim ca ngợi chính họ, vừa quay tay vừa kể chuyện, thì cũng là điều bình thường. Nhưng có thêm 2 phút nhạy cảm cuối phim chả liên quan gì, lại đem chiếu ở VN thì thành bất thường, bởi phim ảnh nó có tác động vô thức khá lớn. Trước đây, từng có vụ hộ chiếu của công dân Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông với “đường lưỡi bò”, khi nhập cảnh vào VN đã bị từ chối, các anh hải quan rất tỉnh và đẹp trai. Tuy nhiên, lần này các anh duyệt phim hơi mơ ngủ một chút.
Nói chung, sai đâu thì sửa đấy, sai đến đâu xử đến đấy, kiên quyết không bao che dung túng. Bên nhập chịu lỗi bên nhập, bên duyệt chịu lỗi bên duyệt và nên thông báo rộng rãi cho nhân dân hay, chứ không lại “đóng cửa bảo nhau” chả ai biết cuối cùng mô tê răng rứa ra sao rồi thành huề cả làng là đảm bảo vài bữa sau sẽ lặp lại, con chim nó chỉ sợ cành cong, nó không sợ thỏa thuận dưới gầm bàn.
Về chuyện truyền bá văn hóa Hàn thông qua phim ảnh
Nếu như cái phim “Điệp vụ biển đỏ” kia nhiều khả năng là vô tình, thì mấy cái này của CGV là cố tình.
1. Chiếu phim Hollywood với phụ đề Hàn trên đất Việt Nam.
Sự việc này diễn ra bắt đầu từ năm 2015 với phim bom tấn nhà Marvel là Avenger 2, một vài khán giả đi xem đã bực bội khi vào xem lại thấy phụ đề Hàn to tổ bố, nằm ngay phía trên phụ đề Việt. Tiếp sau đó là những bom tấn khác như Jurassic World cũng tương tự phong cách trên.
Chiếu phim bom tấn Hollywood với phụ đề Hàn trên đất Việt
CGV giải thích rằng làm như thế để chiếu cho người Hàn ở Việt Nam xem. Tuy nhiên, trước sự phản ứng quá lớn từ cộng đồng xem phim, CGV đã lập tức gỡ ngay những banner quảng cáo về “phim phụ đề Hàn – Việt” cũng như cắt bớt suất chiếu “thể loại” phim này. Từ đây cũng dấy lên câu hỏi, cơ quan cấp phép có biết việc này hay không, luật pháp Việt Nam có cho phép làm chuyện như thế hay không? Nếu ngược lại, chiếu phim Mỹ phụ đề tiếng Việt trên các rạp phim công cộng công khai ở Hàn thì cơ quan quản lý ở Hàn có cho phép không?
2. Tập trung làm phim remake để quảng bá văn hóa lối sống Hàn
Một điều dễ nhận thấy là thời gian gần đây điện ảnh Việt ồ ạt làm phim remake lại từ Hàn, dựa trên những bộ phim nổi tiếng đã thành công trước đó, thậm chí có những phim từ … 15 năm về trước. CJ (chủ quản của CGV) luôn đứng phía sau hà hơi tiếp sức cho những bộ phim này. Gần đây nhất là phim Tháng năm rực rỡ (remake từ phim Sunny) do Nguyễn Quang Dũng làm đạo diễn.
Phim remake mới nhất của CGV
Ai xem phim cũng dễ dàng nhận ra, trang phục, cách thể hiện, hình tượng nhân vật đều đậm đà văn hóa Hàn. Mặc dù có thể Việt hóa hoàn toàn thành người Việt, chỉ cần giữ lại cái tứ của kịch bản, nhưng không, làm gì có chuyện đó, nếu làm thế thì thành ra bỏ tiền ra làm phim vô nghĩa, phải làm sao cho giống Hàn mới được.
Tóm lại, bên cạnh mấy chuyện trên, thì vụ lùm xùm kiện tụng của các đơn vị phát hành trong nước tố CGV chèn ép vẫn đang trong tình trạng chờ giải quyết. CGV vẫn đang đứng giữa cơn giông bão, một mình chiến hết tất cả từ ngày vào VN đến nay. Vụ “Điệp vụ biển đỏ” chỉ là giọt nước tràn ly thôi.
Bùi An chém gió lăng nhăng