Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Năm 2018, bộ phim đạt doanh thu cao của Tàu do Ngô Kinh sản xuất, Điệp vụ biển đỏ, được chiếu ở Việt Nam, trong đó có đoạn cuối tuyên truyền sai lệch về chủ quyền trên biển Đông, nhưng những người nhập phim, duyệt phim và đội ngũ nhà báo showbiz hùng hậu đi xem premiere không ai nhận ra (hoặc lên tiếng). Chỉ đến khi được chiếu rộng rãi thì khán giả mới phát hiện và phản ứng dữ dội.
Năm nay, bộ phim “Người tuyết bé nhỏ”, một bộ phim xuất xứ Hollywood nhưng có bàn tay lông lá của bọn Tàu nhúng vào, như thường lệ, có đoạn nhỏ vẽ bản đồ 9 đoạn hình lưỡi bò, âm mưu độc chiếm biển Đông. Và tất nhiên, cả ban bệ hoành tráng như kia vẫn phải đợi khán giả.
CGV chịu trách nhiệm đầu tiên
Hãy nhớ một điều thế này, CGV là công ty nước ngoài, họ đến Việt Nam để kinh doanh, để đem dòng tiền của người Việt về Hàn Quốc. Họ phải đặt tiêu chí doanh thu lợi nhuận lên trước mọi thứ khác. Cho nên, nếu có vấn để gì đó liên quan đến nội dung phim, đôi khi quyết định nhập hay không còn tùy. Đối với “Điệp vụ biển đỏ” hay “Người tuyết bé nhỏ”, nếu không biết, không xem phim kỹ, không nhận ra vấn đề, thì đấy là lỗi sai sót. Nếu biết hết, vẫn quyết định nhập, đấy là lỗi nặng.
Chuyện phim chiếu của CGV cũng khá rắc rối vì chia ra nhiều nơi nhập và phát hành, như CJ E&M chuyên phim Việt Nam và phim Hàn, CJ CGV thông qua các nhà phát hành lớn như Buena Vista lại phát hành phim từ Hollywood, trong đó lại chia ra nhiều nhóm nhỏ phụ trách Disney, Warner Bros, các hãng khác … Lắm thầy thì nhiều ma, tất nhiên, ai vô ý vô tứ trong khâu nhập thì phải chịu trách nhiệm, ở đây là đơn vị phát hành phim, là CJ CGV.
Cục điện ảnh chịu trách nhiệm tiếp theo
Cục điện ảnh là cơ quan duy nhất có quyền kiểm duyệt và cấp phép phim, nên chuyện để lọt phim có cảnh “nhạy cảm” thì trách nhiệm đương nhiên thuộc về họ. Những người ăn thuế của nhân dân, làm tốt thì thưởng, làm sai thì phải chịu trách nhiệm, đó là đương nhiên.
Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao phim Việt Nam bị Cục “hành” lên hành xuống, cắt chỗ này bỏ chỗ kia, nhiều phim còn không ra rạp được được, mà lại để “lọt con voi qua lỗ kim”. Thực ra, câu trả lời đơn giản lắm, cơ chế quan liêu của một đơn vị độc quyền nó “di chứng” từ những năm trước để lại, tạo thành tâm lý “làm để đối phó”. Phim Việt Nam luôn được “ưu tiên” kiểm soát gắt gao, vì nó nhận được nhiều sự chú ý, lỡ có chuyện gì thì những người duyệt phim phải “đứng mũi chịu sào”. Còn phim nước ngoài thì qua qua, và hời hợt hơn. Tâm lý chủ quan và bên trọng bên khinh đó khiến cho những người duyệt phim khi xem phim sẽ ít cẩn trọng, mà với phim hoạt hình như “Người tuyết bé nhỏ” lại càng dễ xem nhẹ, bỏ sót chi tiết.
Kết quả là phim Việt Nam thường bị cắt bớt bởi những lý do rất “trời ơi đất hỡi” và viện dẫn theo quy định có tính “co dãn” được diễn dịch kiểu “sao cũng được”, còn phim nước ngoài đôi khi lại lọt ra những thứ rất nguy hiểm như chủ quyền biển đảo mang tính tuyên truyền.
Đừng trách Dreamwork, cả Hollywood đang cúi đầu trước Trung Cộng, phim của nó thì nó muốn lồng vào cái gì có lợi cho nó là bình thường. Đáng quan tâm là khi có sai sót thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, và chịu đến mức nào. Chắc là lại kiểm điểm và xin rút “sợi dây kinh nghiệm dài thườn thượt rút mãi không hết”.
Năm nay, bộ phim “Người tuyết bé nhỏ”, một bộ phim xuất xứ Hollywood nhưng có bàn tay lông lá của bọn Tàu nhúng vào, như thường lệ, có đoạn nhỏ vẽ bản đồ 9 đoạn hình lưỡi bò, âm mưu độc chiếm biển Đông. Và tất nhiên, cả ban bệ hoành tráng như kia vẫn phải đợi khán giả.
CGV chịu trách nhiệm đầu tiên
Hãy nhớ một điều thế này, CGV là công ty nước ngoài, họ đến Việt Nam để kinh doanh, để đem dòng tiền của người Việt về Hàn Quốc. Họ phải đặt tiêu chí doanh thu lợi nhuận lên trước mọi thứ khác. Cho nên, nếu có vấn để gì đó liên quan đến nội dung phim, đôi khi quyết định nhập hay không còn tùy. Đối với “Điệp vụ biển đỏ” hay “Người tuyết bé nhỏ”, nếu không biết, không xem phim kỹ, không nhận ra vấn đề, thì đấy là lỗi sai sót. Nếu biết hết, vẫn quyết định nhập, đấy là lỗi nặng.
Chuyện phim chiếu của CGV cũng khá rắc rối vì chia ra nhiều nơi nhập và phát hành, như CJ E&M chuyên phim Việt Nam và phim Hàn, CJ CGV thông qua các nhà phát hành lớn như Buena Vista lại phát hành phim từ Hollywood, trong đó lại chia ra nhiều nhóm nhỏ phụ trách Disney, Warner Bros, các hãng khác … Lắm thầy thì nhiều ma, tất nhiên, ai vô ý vô tứ trong khâu nhập thì phải chịu trách nhiệm, ở đây là đơn vị phát hành phim, là CJ CGV.
Cục điện ảnh chịu trách nhiệm tiếp theo
Cục điện ảnh là cơ quan duy nhất có quyền kiểm duyệt và cấp phép phim, nên chuyện để lọt phim có cảnh “nhạy cảm” thì trách nhiệm đương nhiên thuộc về họ. Những người ăn thuế của nhân dân, làm tốt thì thưởng, làm sai thì phải chịu trách nhiệm, đó là đương nhiên.
Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao phim Việt Nam bị Cục “hành” lên hành xuống, cắt chỗ này bỏ chỗ kia, nhiều phim còn không ra rạp được được, mà lại để “lọt con voi qua lỗ kim”. Thực ra, câu trả lời đơn giản lắm, cơ chế quan liêu của một đơn vị độc quyền nó “di chứng” từ những năm trước để lại, tạo thành tâm lý “làm để đối phó”. Phim Việt Nam luôn được “ưu tiên” kiểm soát gắt gao, vì nó nhận được nhiều sự chú ý, lỡ có chuyện gì thì những người duyệt phim phải “đứng mũi chịu sào”. Còn phim nước ngoài thì qua qua, và hời hợt hơn. Tâm lý chủ quan và bên trọng bên khinh đó khiến cho những người duyệt phim khi xem phim sẽ ít cẩn trọng, mà với phim hoạt hình như “Người tuyết bé nhỏ” lại càng dễ xem nhẹ, bỏ sót chi tiết.
Kết quả là phim Việt Nam thường bị cắt bớt bởi những lý do rất “trời ơi đất hỡi” và viện dẫn theo quy định có tính “co dãn” được diễn dịch kiểu “sao cũng được”, còn phim nước ngoài đôi khi lại lọt ra những thứ rất nguy hiểm như chủ quyền biển đảo mang tính tuyên truyền.
Đừng trách Dreamwork, cả Hollywood đang cúi đầu trước Trung Cộng, phim của nó thì nó muốn lồng vào cái gì có lợi cho nó là bình thường. Đáng quan tâm là khi có sai sót thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, và chịu đến mức nào. Chắc là lại kiểm điểm và xin rút “sợi dây kinh nghiệm dài thườn thượt rút mãi không hết”.