Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
“Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng cả ba thằng kia đều sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam … nói một đằng làm một nẻo” – Truyện cười.
Làm được một bộ phim tốn bao công sức tiền bạc, chưa biết phim hay dở thế nào, nhưng chắc chắn là phải cố gắng thu hồi lại vốn, vậy nên chuyện chiếu ở đâu, bán vé như thế nào quan trọng lắm. Cầm cái phim đi kiếm nhà phát hành cũng giống như thân gái vậy đó, “Thân em như hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”, 12 bến nước trong nhờ đục chịu chứ biết sao giờ.
Đỡ đầu chứ đâu có … đỡ đạn
Câu chuyện bắt đầu từ hồi chưa xưa lắm, cách đây vài tháng thôi, khi bộ phim “Tik Tak, Anh yêu em” ra rạp, đương nhiên là tình hình khá thê thảm, thứ nhất là phim không được đánh giá cao, thứ hai là suất chiếu sau đó bị cắt nhanh chóng. Rồi thì đạo diễn đăng đàn tố diễn viên không nhiệt tình PR cho phim (chả biết trong hợp đồng diễn có khoản tiền cho PR không), không đăng facebook cá nhân gì hết trơn, để phim ế xệ. Rồi người nhà diễn viên phân trần lý do. Rồi râm ran chuyện sản xuất và phát hành chưa được đẹp lòng nhau lắm trong chuyện suất chiếu.
Tưởng chỉ là vô tình, hóa ra lại hữu ý, tưởng là vô duyên hóa ra lại nặng nợ. Ngay sau đó, bộ phim “Găng tay đỏ” cũng được CGV đỡ đầu để ra rạp, nhưng phim này lại còn lớn chuyện hơn phim trước. Nhà sản xuất sau khi thấy CGV cắt suất chiếu phim mình mà không chút lưu tình thì “thôi rồi còn chi đâu em ơi, có còn lại chăng dư âm thôi, trong cơn thương đau men đắng môi”. Nhà sản xuất đã đứng dậy mạnh mẽ hất “lộn cái bàn” mà tuyên bố rút phim, không chiếu ở rạp nữa, dù phim mới ra rạp chưa được hai tuần, đang lỗ trên chục tỷ, đến giờ này cũng chưa biết chừng nào chiếu lại để thu hồi vốn. Người ta chỉ bảo đỡ đầu thôi mà, đâu có bảo sẽ đỡ đạn lúc phim chiếu chưa tốt hoặc có phim khác chiếu tốt hơn đâu, xía.
Đến hôm nay lại tiếp tục thấy tình cảnh của “Sài Gòn, Anh yêu em”, thế quái nào cứ có chữ anh yêu em vào là lại bét nhè nhỉ. Tất cả các cụm rạp của CGV đều cắt xuống còn 2 – 3 suất trên ngày, chiếu vào giờ khá độc đáo, ví dụ như cụm rạp đông khách nhất là CGV Hùng Vương chiếu vào lúc 9h40 và 13h40, cụm rạp chiếu nhiều nhất là ở … Aeon Mall Tân Phú với 4 suất. Nhìn sang Galaxy thấy vẫn chiếu 5 – 7 suất trên ngày, còn các rạp khác như BHD, Lotte thì chiếu giống như CGV. Trong khi đó, Sài Gòn Anh yêu em được đánh giá là phim có chất lượng khá tốt, tuy nhiên, em rất tốt nhưng anh rất tiếc.
Nói cho công bằng về lý thì CGV bắt buộc phải như thế, ai cũng phải kinh doanh, nếu phim nào hút khách hơn thì chiếu phim đó, ít khách thì cắt suất. Bên phát hành và bên kinh doanh rạp là 2 bên khác nhau, bộ phận nào cũng có áp lực riêng. Nhưng nói về tình thì cái đứa con mà mình nhận đỡ đầu thì ít ra cũng quan tâm cho nó chút xíu, chứ xem nó ngang hàng với con nhà người ta, đối xử khắc nghiệt thì thôi đỡ đầu chi cho nó mang tiếng vô tình.
Đa mang nên phải đèo bồng
Đa mang nên phải đèo bồng
“Phận làm con gái không muốn yêu ai được không?”, thân là nhà sản xuất nhỏ, phim cũng được đầu tư ở mức vừa phải, chất lượng thì chưa dám tự tin, nên có được nhà phát hành to đùng đoàng nhận đỡ đầu cho thì mừng lắm, như Thúy Kiều gặp được “soái ca” Thúc Sinh, nào biết đâu soái ca vẫn còn phải e dè Hoạn Thư, đâu phải lúc nào cũng có thể giang tay che chở. Những “lời nói đầu môi em ơi chót lưỡi đầu môi” kiểu như “sẽ hỗ trợ phim Việt hết mình” cũng như gió thoảng mây bay, giấc mộng trưa hè, chợt đến chợt đi như cơn mưa rào ngập lụt Sài Gòn thôi.
“Đừng tưởng cứ mới là tân, Cứ hứa là chắc cứ ân là tình. Đừng tưởng cứ lớn là khôn, Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng”. Tố Hữu từng bảo rằng: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”, thôi thì kinh nghiệm nào cũng phải được trả giá bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền. Những nhà sản xuất phim Việt vốn đa mang nên giờ phải ráng hy vọng rằng mình may mắn lần sau. Còn CGV thì “mình thích thì mình cắt suất thôi”!
Tìm một con đường, tìm một lối đi
Khi bị phụ tình, người ta luôn vật vã đau khổ, tưởng rằng cả thế giới chẳng còn gì, chỉ còn kẻ bội bạc kia trong tâm trí, nhưng thật ra, không ăn mới chết, không yêu thì chả chết được. Ảnh tuy cao to, lực lưỡng nhưng chắc gì đã dành cho mình, ảnh tuy 18 cm nhưng mình thấp bé nhẹ cân, lỡ trật nhịp cái thốn chết sao, vậy nên như ông bà ta đã nói “kình ngư vui thú kình ngư, tép tôm thì lại vui bề tép tôm”. Hãy tìm cho mình một đối tác xứng đáng, phù hợp, sau tất cả thì tất cả cũng ở phía sau, quan trọng nhất là mở mắt ra và nhìn cho kỹ.
Đương nhiên, không phải bộ phim nào cũng được như Tấm Cám, một mình đả chiến cả một quy tắc, luật lệ và thành công được phần nào, mang lại niềm tin lớn. Tấm Cám là phim to, có truyền thông bài bản, có may mắn, có nhiều yếu tố khác nên làm được kỳ tích. Còn với những phim khác ở tầm thấp hơn, nên chiếu ở tất cả, nhưng hãy cam kết, thỏa thuận rõ ràng, rành mạch, “rằng trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. Phải có gì đó làm tin, chứ đừng cầm dao đằng lưỡi, trước sau gì cũng đứt tay.
Làm được một bộ phim tốn bao công sức tiền bạc, chưa biết phim hay dở thế nào, nhưng chắc chắn là phải cố gắng thu hồi lại vốn, vậy nên chuyện chiếu ở đâu, bán vé như thế nào quan trọng lắm. Cầm cái phim đi kiếm nhà phát hành cũng giống như thân gái vậy đó, “Thân em như hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”, 12 bến nước trong nhờ đục chịu chứ biết sao giờ.
Đỡ đầu chứ đâu có … đỡ đạn
Câu chuyện bắt đầu từ hồi chưa xưa lắm, cách đây vài tháng thôi, khi bộ phim “Tik Tak, Anh yêu em” ra rạp, đương nhiên là tình hình khá thê thảm, thứ nhất là phim không được đánh giá cao, thứ hai là suất chiếu sau đó bị cắt nhanh chóng. Rồi thì đạo diễn đăng đàn tố diễn viên không nhiệt tình PR cho phim (chả biết trong hợp đồng diễn có khoản tiền cho PR không), không đăng facebook cá nhân gì hết trơn, để phim ế xệ. Rồi người nhà diễn viên phân trần lý do. Rồi râm ran chuyện sản xuất và phát hành chưa được đẹp lòng nhau lắm trong chuyện suất chiếu.
Tưởng chỉ là vô tình, hóa ra lại hữu ý, tưởng là vô duyên hóa ra lại nặng nợ. Ngay sau đó, bộ phim “Găng tay đỏ” cũng được CGV đỡ đầu để ra rạp, nhưng phim này lại còn lớn chuyện hơn phim trước. Nhà sản xuất sau khi thấy CGV cắt suất chiếu phim mình mà không chút lưu tình thì “thôi rồi còn chi đâu em ơi, có còn lại chăng dư âm thôi, trong cơn thương đau men đắng môi”. Nhà sản xuất đã đứng dậy mạnh mẽ hất “lộn cái bàn” mà tuyên bố rút phim, không chiếu ở rạp nữa, dù phim mới ra rạp chưa được hai tuần, đang lỗ trên chục tỷ, đến giờ này cũng chưa biết chừng nào chiếu lại để thu hồi vốn. Người ta chỉ bảo đỡ đầu thôi mà, đâu có bảo sẽ đỡ đạn lúc phim chiếu chưa tốt hoặc có phim khác chiếu tốt hơn đâu, xía.
Đến hôm nay lại tiếp tục thấy tình cảnh của “Sài Gòn, Anh yêu em”, thế quái nào cứ có chữ anh yêu em vào là lại bét nhè nhỉ. Tất cả các cụm rạp của CGV đều cắt xuống còn 2 – 3 suất trên ngày, chiếu vào giờ khá độc đáo, ví dụ như cụm rạp đông khách nhất là CGV Hùng Vương chiếu vào lúc 9h40 và 13h40, cụm rạp chiếu nhiều nhất là ở … Aeon Mall Tân Phú với 4 suất. Nhìn sang Galaxy thấy vẫn chiếu 5 – 7 suất trên ngày, còn các rạp khác như BHD, Lotte thì chiếu giống như CGV. Trong khi đó, Sài Gòn Anh yêu em được đánh giá là phim có chất lượng khá tốt, tuy nhiên, em rất tốt nhưng anh rất tiếc.
Nói cho công bằng về lý thì CGV bắt buộc phải như thế, ai cũng phải kinh doanh, nếu phim nào hút khách hơn thì chiếu phim đó, ít khách thì cắt suất. Bên phát hành và bên kinh doanh rạp là 2 bên khác nhau, bộ phận nào cũng có áp lực riêng. Nhưng nói về tình thì cái đứa con mà mình nhận đỡ đầu thì ít ra cũng quan tâm cho nó chút xíu, chứ xem nó ngang hàng với con nhà người ta, đối xử khắc nghiệt thì thôi đỡ đầu chi cho nó mang tiếng vô tình.
Đa mang nên phải đèo bồng
Đa mang nên phải đèo bồng
“Phận làm con gái không muốn yêu ai được không?”, thân là nhà sản xuất nhỏ, phim cũng được đầu tư ở mức vừa phải, chất lượng thì chưa dám tự tin, nên có được nhà phát hành to đùng đoàng nhận đỡ đầu cho thì mừng lắm, như Thúy Kiều gặp được “soái ca” Thúc Sinh, nào biết đâu soái ca vẫn còn phải e dè Hoạn Thư, đâu phải lúc nào cũng có thể giang tay che chở. Những “lời nói đầu môi em ơi chót lưỡi đầu môi” kiểu như “sẽ hỗ trợ phim Việt hết mình” cũng như gió thoảng mây bay, giấc mộng trưa hè, chợt đến chợt đi như cơn mưa rào ngập lụt Sài Gòn thôi.
“Đừng tưởng cứ mới là tân, Cứ hứa là chắc cứ ân là tình. Đừng tưởng cứ lớn là khôn, Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng”. Tố Hữu từng bảo rằng: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”, thôi thì kinh nghiệm nào cũng phải được trả giá bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền. Những nhà sản xuất phim Việt vốn đa mang nên giờ phải ráng hy vọng rằng mình may mắn lần sau. Còn CGV thì “mình thích thì mình cắt suất thôi”!
Tìm một con đường, tìm một lối đi
Khi bị phụ tình, người ta luôn vật vã đau khổ, tưởng rằng cả thế giới chẳng còn gì, chỉ còn kẻ bội bạc kia trong tâm trí, nhưng thật ra, không ăn mới chết, không yêu thì chả chết được. Ảnh tuy cao to, lực lưỡng nhưng chắc gì đã dành cho mình, ảnh tuy 18 cm nhưng mình thấp bé nhẹ cân, lỡ trật nhịp cái thốn chết sao, vậy nên như ông bà ta đã nói “kình ngư vui thú kình ngư, tép tôm thì lại vui bề tép tôm”. Hãy tìm cho mình một đối tác xứng đáng, phù hợp, sau tất cả thì tất cả cũng ở phía sau, quan trọng nhất là mở mắt ra và nhìn cho kỹ.
Đương nhiên, không phải bộ phim nào cũng được như Tấm Cám, một mình đả chiến cả một quy tắc, luật lệ và thành công được phần nào, mang lại niềm tin lớn. Tấm Cám là phim to, có truyền thông bài bản, có may mắn, có nhiều yếu tố khác nên làm được kỳ tích. Còn với những phim khác ở tầm thấp hơn, nên chiếu ở tất cả, nhưng hãy cam kết, thỏa thuận rõ ràng, rành mạch, “rằng trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. Phải có gì đó làm tin, chứ đừng cầm dao đằng lưỡi, trước sau gì cũng đứt tay.