Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Chỉ mới vài tháng trước thôi, nhiều cinephile đã cảm thấy ngạc nhiên khi cụm rạp lớn nhất Việt Nam là CGV đã không chiếu 2 bom tấn của Hollywood là “X-Men: Appocalypse” và “Independence Day 2”. Điều đó khiến người ta nghĩ ngay đến mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” giữa 2 nhà phát hành CGV và Galaxy.
Cũng trong thời điểm đó, tháng 6/2016, 8 đơn vị sản xuất và phát hành phim trong nước gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan quản lý về việc họ bị doanh nghiệp này chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé. Tám nhà sản xuất và phát hành phim trong nước gồm: BHD, Galaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA đã có đơn khiếu nại đến Cục Điện ảnh, Hội Điện ảnh và các cơ quan chức năng khẳng định họ đang bị hệ thống rạp CGV chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé và hình thức chiếu phim ở rạp.
Chuyện gì đang xảy ra?
Không phải đến bây giờ mới có chuyện như thế, cách đây 6 năm, tháng 3 năm 2010, tập thể 6 doanh nghiệp kinh doanh rạp phim lớn bao gồm Công ty cổ phần điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần Sài Gòn điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám), Công ty cổ phần truyền thông điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (cụm rạp Thanh Bình và Sông Phố). Cả 6 đơn vị cùng đứng đơn khiếu nại gửi đến Cục quản lý cạnh tranh cáo buộc Công ty TNHH Truyền thông MegaStar vi phạm Luật cạnh tranh.
Điều đó cho thấy CGV có “truyền thống” chèn ép các doanh nghiệp Việt Nam, dựa vào tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ công ty mẹ là CJ. Với lợi thế độc bá trong thị trường nhập phim và có số lượng rạp vượt trội, gần như chiếm ưu thế trong hệ thống phát hành nên CGV tự cho mình cái quyền áp đặt những điều khoản ngược ngạo, miễn sao có lợi cho họ nhất.
Từ vụ kiện gần đây của 8 đơn vị phát hành phim ở Việt Nam, chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng, từ trước đến nay phim Việt Nam do CGV phát hành tại hệ thống rạp khác tỉ lệ ăn chia là 55/45 (CGV hưởng 55%), còn với các phim Việt Nam do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành tại hệ thống CGV là 45/55 (nghĩa là nhà phát hành đó chỉ được hưởng 45%, CGV hưởng 55% doanh thu chiếu phim trong tuần đầu tiên, tỷ lệ hạ dần theo tuần).
Nói về luật, khó có thể áp luật cạnh tranh vào để xử lý được CGV, chưa kể việc thực thi luật ở Việt Nam còn nhiều chuyện đáng bàn, nên cho đến nay, vụ kiện đã dần đi vào quên lãng, có thể đã có thỏa thuận ngầm, hoặc điều gì đó, nhưng qua vụ việc, người đam mê điện ảnh lại nhận ra được thêm nhiều điều. Đôi khi, không phải cái gì đỏ cũng tưởng chín, cái gì lấp lánh cũng là kim cương.
CGV không chiếu Tấm Cám - Chuyện chưa kể
Cũng chỉ mới đầu năm nay thôi, sau mùa phim Tết, đơn vị phát hành phim BHD đã đăng đàn phàn nàn về việc bị CGV chèn ép với phim Siêu trộm, một bộ phim được giới phê bình đánh giá khá tốt. CGV đã xếp chỉ 2 – 3 suất trên ngày và thường chiếu vào … nửa đêm. Các suất đẹp tập trung cho phim Tía tui là cao thủ để lấy doanh thu cao từ sức hút của Hoài Linh. Và đến hôm nay là không chiếu phim Tấm Cám - Chuyện chưa kể.
Liệu một tay có che trời?
Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của CGV, với hệ thống rạp rộng khắp, len lỏi nhiều tỉnh thành, phim được CGV phát hành sẽ có độ phổ biến cao hơn, đồng nghĩa doanh thu của phim cũng tốt, nhà đầu tư, người làm phim cũng có lợi. Vậy nên, cũng dễ hiểu khi CGV tự cho mình quyền áp đặt tỷ lệ ăn chia lên các nhà phát hành/cụm rạp khác.
Nhưng thực tế, CGV có thể xoay chuyển càn khôn, một tay che trời, làm được mọi việc không? Câu trả lời là không, như người ta thường nói, một cánh én không làm nên mùa xuân, mà cho dù có là con đại bàng thì cũng có lúc gãy cánh như như thường. Từ đầu năm đến nay, CGV phát hành nhiều phim Việt, nhưng tỷ lệ thành công là rất ít mà lại có nhiều “bom tấn” thất bại nặng nề.
Bao giờ có yêu nhau thất bại
Và Fan Cuồng cũng thất bại dù được CGV hậu thuẫn
Đầu tiên là bộ phim tình cảm Bao giờ có yêu nhau, phim đầu tư 22 tỷ nhưng doanh thu phim lẹt đẹt, do câu chuyện phim rối rắm và thể loại phim nửa vời, kén khán giả. Tiếp đến gần đây là Fan Cuồng của bộ đôi bảo chứng doanh thu là Charlie Nguyễn và Thái Hòa cũng đã lỗ rất nhiều khi đầu tư 26 tỷ mà doanh thu không được là bao. Chỉ một vài điểm sáng như Tía tui là cao thủ (phim này chiếu Tết nên miễn bàn) và Taxi Anh Tên gì, còn lại những phim như Vòng Eo 56, Truy Sát, Tik Tak Anh yêu em … chỉ đạt doanh thu làng nhàng vừa đủ, không có đột phá.
Từ thực tế đó đã chứng minh rằng, nếu các cụm rạp lớn nhất hiện nay như Galaxy, BHD, Lotte … cùng bắt tay nhau lại, làm đối trọng với CGV thì tình cảnh bị chèn ép có thể sẽ cải thiện được. Thông thường, người ta chỉ bắt nạt với kẻ yếu đơn lẻ, nhưng với một đám đông thì khó mà thực hiện được dễ dàng. Và chắc có lẻ CGV cũng không muốn một mình đứng một bên kia chiến tuyến để đối đầu với phần còn lại.
“Phát triển điện ảnh Việt” chỉ là sáo ngữ
Từ khi vào Việt Nam đến nay, CGV luôn giương cao khẩu hiệu “phát triển điện ảnh Việt” để chiếm được cảm tình của người dùng. Không phủ nhận các nhà đầu tư từ nước ngoài như CGV và Lotte đã giúp cho hệ thống rạp chiếu phim tại Việt Nam hiện đại hơn, chất lượng tốt hơn. Nhưng nhiều lúc, CGV lại có kiểu hành xử nói một đằng làm một nẻo.
Các rạp phim CGV có chất lượng không đồng đều, thậm chí có những rạp rất tệ. Những thương hiệu như IMAX thì ngày càng khiến người xem thất vọng tràn trề vì không làm đúng tầm vóc vốn có. Có cảm tưởng như CGV đang tập trung vào doanh thu hơn là một kiểu kinh doanh đầy tâm huyết với điện ảnh Việt như họ vẫn nói.
Như câu chuyện không chiếu phim X-Men vừa rồi, họ để cho khán giả quen xem rạp của họ khỏi xem luôn. Hay như chuyện ép phim Siêu trộm, nếu nghĩ đến phát triển điện ảnh Việt, họ đã tạo điều kiện trong khả năng có thể để phim Việt chất lượng tốt được đến với nhiều khán giả.
Và lần này là “Tấm Cám”, một bộ phim không đến mức mang tính biểu tượng nhưng lại mang hồn cốt, văn hóa dân gian của người Việt Nam. Chưa biết vì lý do gì mà CGV không chịu chiếu, nhưng kết cục vẫn là nhiều người Việt ở các tỉnh xa không đến được với phim này. Có nghĩa là thiệt thòi cho những người muốn ủng hộ những bộ phim Việt được làm đàng hoàng.
Kết luận
Điện ảnh muốn phát triển được cần rất nhiều người ủng hộ, trong đó lớn nhất vẫn là khán giả xem phim. Khi xưa, lúc Hàn Quốc không cạnh tranh nổi với Hollywood họ cũng đã có chính sách bảo hộ cho phim nội địa và người dân với tinh thần dân tộc cao đã chắp cánh cho nền điện ảnh của họ phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Còn ở Việt Nam, không thiếu những bộ phim dở, nhảm, nhạt, thiếu cái tâm, nhưng bên cạnh đó cũng có những bộ phim được làm đàng hoàng, chỉn chu, đáng để ủng hộ, có ai mà một chốc vươn vai thành người khổng lồ được, ai cũng đi từ những điều nhỏ nhất. Nếu cụm rạp nước ngoài không ủng hộ phim Việt như Tấm Cám thì chúng ta cũng không ngại ngùng gì mà đồng lòng đi xem ở những rạp khác, thay vì xem những phim Hàn đang chiếu ở CGV. “Nước đẩy thuyền lên nhưng nước cũng lật thuyền được”.
Cũng trong thời điểm đó, tháng 6/2016, 8 đơn vị sản xuất và phát hành phim trong nước gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan quản lý về việc họ bị doanh nghiệp này chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé. Tám nhà sản xuất và phát hành phim trong nước gồm: BHD, Galaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA đã có đơn khiếu nại đến Cục Điện ảnh, Hội Điện ảnh và các cơ quan chức năng khẳng định họ đang bị hệ thống rạp CGV chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé và hình thức chiếu phim ở rạp.
Chuyện gì đang xảy ra?
Không phải đến bây giờ mới có chuyện như thế, cách đây 6 năm, tháng 3 năm 2010, tập thể 6 doanh nghiệp kinh doanh rạp phim lớn bao gồm Công ty cổ phần điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần Sài Gòn điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám), Công ty cổ phần truyền thông điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (cụm rạp Thanh Bình và Sông Phố). Cả 6 đơn vị cùng đứng đơn khiếu nại gửi đến Cục quản lý cạnh tranh cáo buộc Công ty TNHH Truyền thông MegaStar vi phạm Luật cạnh tranh.
Điều đó cho thấy CGV có “truyền thống” chèn ép các doanh nghiệp Việt Nam, dựa vào tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ công ty mẹ là CJ. Với lợi thế độc bá trong thị trường nhập phim và có số lượng rạp vượt trội, gần như chiếm ưu thế trong hệ thống phát hành nên CGV tự cho mình cái quyền áp đặt những điều khoản ngược ngạo, miễn sao có lợi cho họ nhất.
Từ vụ kiện gần đây của 8 đơn vị phát hành phim ở Việt Nam, chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng, từ trước đến nay phim Việt Nam do CGV phát hành tại hệ thống rạp khác tỉ lệ ăn chia là 55/45 (CGV hưởng 55%), còn với các phim Việt Nam do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành tại hệ thống CGV là 45/55 (nghĩa là nhà phát hành đó chỉ được hưởng 45%, CGV hưởng 55% doanh thu chiếu phim trong tuần đầu tiên, tỷ lệ hạ dần theo tuần).
Nói về luật, khó có thể áp luật cạnh tranh vào để xử lý được CGV, chưa kể việc thực thi luật ở Việt Nam còn nhiều chuyện đáng bàn, nên cho đến nay, vụ kiện đã dần đi vào quên lãng, có thể đã có thỏa thuận ngầm, hoặc điều gì đó, nhưng qua vụ việc, người đam mê điện ảnh lại nhận ra được thêm nhiều điều. Đôi khi, không phải cái gì đỏ cũng tưởng chín, cái gì lấp lánh cũng là kim cương.
CGV không chiếu Tấm Cám - Chuyện chưa kể
Cũng chỉ mới đầu năm nay thôi, sau mùa phim Tết, đơn vị phát hành phim BHD đã đăng đàn phàn nàn về việc bị CGV chèn ép với phim Siêu trộm, một bộ phim được giới phê bình đánh giá khá tốt. CGV đã xếp chỉ 2 – 3 suất trên ngày và thường chiếu vào … nửa đêm. Các suất đẹp tập trung cho phim Tía tui là cao thủ để lấy doanh thu cao từ sức hút của Hoài Linh. Và đến hôm nay là không chiếu phim Tấm Cám - Chuyện chưa kể.
Liệu một tay có che trời?
Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của CGV, với hệ thống rạp rộng khắp, len lỏi nhiều tỉnh thành, phim được CGV phát hành sẽ có độ phổ biến cao hơn, đồng nghĩa doanh thu của phim cũng tốt, nhà đầu tư, người làm phim cũng có lợi. Vậy nên, cũng dễ hiểu khi CGV tự cho mình quyền áp đặt tỷ lệ ăn chia lên các nhà phát hành/cụm rạp khác.
Nhưng thực tế, CGV có thể xoay chuyển càn khôn, một tay che trời, làm được mọi việc không? Câu trả lời là không, như người ta thường nói, một cánh én không làm nên mùa xuân, mà cho dù có là con đại bàng thì cũng có lúc gãy cánh như như thường. Từ đầu năm đến nay, CGV phát hành nhiều phim Việt, nhưng tỷ lệ thành công là rất ít mà lại có nhiều “bom tấn” thất bại nặng nề.
Bao giờ có yêu nhau thất bại
Và Fan Cuồng cũng thất bại dù được CGV hậu thuẫn
Đầu tiên là bộ phim tình cảm Bao giờ có yêu nhau, phim đầu tư 22 tỷ nhưng doanh thu phim lẹt đẹt, do câu chuyện phim rối rắm và thể loại phim nửa vời, kén khán giả. Tiếp đến gần đây là Fan Cuồng của bộ đôi bảo chứng doanh thu là Charlie Nguyễn và Thái Hòa cũng đã lỗ rất nhiều khi đầu tư 26 tỷ mà doanh thu không được là bao. Chỉ một vài điểm sáng như Tía tui là cao thủ (phim này chiếu Tết nên miễn bàn) và Taxi Anh Tên gì, còn lại những phim như Vòng Eo 56, Truy Sát, Tik Tak Anh yêu em … chỉ đạt doanh thu làng nhàng vừa đủ, không có đột phá.
Từ thực tế đó đã chứng minh rằng, nếu các cụm rạp lớn nhất hiện nay như Galaxy, BHD, Lotte … cùng bắt tay nhau lại, làm đối trọng với CGV thì tình cảnh bị chèn ép có thể sẽ cải thiện được. Thông thường, người ta chỉ bắt nạt với kẻ yếu đơn lẻ, nhưng với một đám đông thì khó mà thực hiện được dễ dàng. Và chắc có lẻ CGV cũng không muốn một mình đứng một bên kia chiến tuyến để đối đầu với phần còn lại.
“Phát triển điện ảnh Việt” chỉ là sáo ngữ
Từ khi vào Việt Nam đến nay, CGV luôn giương cao khẩu hiệu “phát triển điện ảnh Việt” để chiếm được cảm tình của người dùng. Không phủ nhận các nhà đầu tư từ nước ngoài như CGV và Lotte đã giúp cho hệ thống rạp chiếu phim tại Việt Nam hiện đại hơn, chất lượng tốt hơn. Nhưng nhiều lúc, CGV lại có kiểu hành xử nói một đằng làm một nẻo.
Các rạp phim CGV có chất lượng không đồng đều, thậm chí có những rạp rất tệ. Những thương hiệu như IMAX thì ngày càng khiến người xem thất vọng tràn trề vì không làm đúng tầm vóc vốn có. Có cảm tưởng như CGV đang tập trung vào doanh thu hơn là một kiểu kinh doanh đầy tâm huyết với điện ảnh Việt như họ vẫn nói.
Như câu chuyện không chiếu phim X-Men vừa rồi, họ để cho khán giả quen xem rạp của họ khỏi xem luôn. Hay như chuyện ép phim Siêu trộm, nếu nghĩ đến phát triển điện ảnh Việt, họ đã tạo điều kiện trong khả năng có thể để phim Việt chất lượng tốt được đến với nhiều khán giả.
Và lần này là “Tấm Cám”, một bộ phim không đến mức mang tính biểu tượng nhưng lại mang hồn cốt, văn hóa dân gian của người Việt Nam. Chưa biết vì lý do gì mà CGV không chịu chiếu, nhưng kết cục vẫn là nhiều người Việt ở các tỉnh xa không đến được với phim này. Có nghĩa là thiệt thòi cho những người muốn ủng hộ những bộ phim Việt được làm đàng hoàng.
Kết luận
Điện ảnh muốn phát triển được cần rất nhiều người ủng hộ, trong đó lớn nhất vẫn là khán giả xem phim. Khi xưa, lúc Hàn Quốc không cạnh tranh nổi với Hollywood họ cũng đã có chính sách bảo hộ cho phim nội địa và người dân với tinh thần dân tộc cao đã chắp cánh cho nền điện ảnh của họ phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Còn ở Việt Nam, không thiếu những bộ phim dở, nhảm, nhạt, thiếu cái tâm, nhưng bên cạnh đó cũng có những bộ phim được làm đàng hoàng, chỉn chu, đáng để ủng hộ, có ai mà một chốc vươn vai thành người khổng lồ được, ai cũng đi từ những điều nhỏ nhất. Nếu cụm rạp nước ngoài không ủng hộ phim Việt như Tấm Cám thì chúng ta cũng không ngại ngùng gì mà đồng lòng đi xem ở những rạp khác, thay vì xem những phim Hàn đang chiếu ở CGV. “Nước đẩy thuyền lên nhưng nước cũng lật thuyền được”.
Bùi An
[email protected]
[email protected]
Đính kèm
Chỉnh sửa lần cuối: