Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
CGV đang là cụm rạp chiếu phim lớn nhất VN, với số lượng rạp chiếu chiếm hơn 40% trên toàn quốc. Tuy nhiên, tham vọng của đại gia đến từ Hàn Quốc này không chỉ dừng ở đó, họ đang muốn “thôn tính” luôn các rạp khác bằng chiêu trò quen thuộc của kẻ thích lấy thịt đè người, mạnh vì gạo bạo vì tiền. CGV đang dồn các rạp chiếu nhỏ hơn vào con đường tử mà không ai có thể chống lại, trừ khi có sự can thiệp từ cấp cao nhất.
Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam tố CGV chèn ép
Ngày 13/11, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam phát đi thông cáo báo động về hiện trạng cần cảnh báo về công nghiệp điện ảnh trong nước, trong đó tố CGV có biểu hiện kinh doanh trái phép và tiếp tục chèn ép doanh nghiệp Việt. Vào tháng 6 năm ngoài, 8 đơn vị sản xuất và phát hành phim trong nước gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan quản lý về việc họ bị doanh nghiệp này chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé hồi tháng 6 năm ngoái nhưng không có kết quả.
Thông cáo của Hiệp hội này nêu rõ: "Ước tính doanh thu bán vé từ các phim Việt Nam do CGV phát hành từ năm 2015 đến hết Quý III năm 2017 là 881,6 tỷ đồng. Đồng thời, trong nhiều năm nay, CGV bị cáo buộc có dấu hiệu lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để chèn ép các doanh nghiệp khác. Cụ thể, đối với phim Việt Nam do CGV phát hành tại các rạp khác, CGV đòi tỷ lệ phân chia doanh thu cao, trong khi đó, đối với phim Việt Nam do doanh nghiệp khác phát hành tại rạp của CGV, CGV lại yêu cầu tỷ lệ phân chia doanh thu thấp cho nhà phát hành. Như vậy, trong khi CGV hưởng lợi từ cả hai mảng rạp chiếu và phát hành, các doanh nghiệp Việt Nam bị bóp nghẹt lợi nhuận và dần không còn đủ sức đầu tư, cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách thức như trên, thị phần của CGV trong lĩnh vực phát hành phim Việt Nam gia tăng nhanh chóng: ước tính từ 25% trong năm 2015 lên 44% trong năm 2016 và 61% trong 9 tháng đầu năm 2017. Nếu để tình trạng này tiếp diễn, việc CGV chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường phát hành phim Việt Nam sẽ xảy ra trong tương lai gần".
Ngô Thanh Vân khóc khi phim Tấm Cám không được phát hành ở CGV (ảnh Zing)
Chuyên ăn chia theo kiểu “trên đầu trên cổ” này lên đến đỉnh điểm vào năm ngoái khi bộ phim Tấm Cám quyết định không chiếu ở rạp của CGV do không đồng ý với kiểu chèn ép phim Việt của những đơn vị sản xuất khác ngoài CJ CGV và CJ E & M. Nhà sản xuất phim Tấm Cám là Ngô Thanh Vân là uất ức khóc trong buổi họp báo khi thông báo là phim không được chiếu ở cụm rạp này.
Ngoài ra, "Theo quy định của Luật Điện ảnh và Cam kết WTO, nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 51% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp phát hành, phổ biến phim. CGV là doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO), do đó chỉ được phép kinh doanh trong một số lĩnh vực hạn chế đã đăng ký trước đó, trong đó không được phát hành phim Việt Nam"
Giảm giá vé có đang vi phạm luật chống bán phá giá?
Trước khi nói chuyện phim ảnh, xin nhắc đến một sự kiện liên quan đến “bán phá giá”, vào dịp mà thịt heo giảm giá khủng khiếp và nông dân phải bán heo xuất chuồng với giá thấp, trong khi giá ở chợ không hề giảm. Trong lúc đó, một người phụ nữ bán thịt lợn ở Hải Phòng đã bị tạt dầu luyn vào người và sạp thịt từ một người bán thịt lợn khác trong chợ, vì cho rằng cô này bán phá giá. Sự việc gây tranh cãi về mức độ đúng sai của sự việc và quan trọng hơn, như thế nào là bán phá giá?
Trong thị trường cạnh tranh, các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau bằng giá bán. Để giảm giá bán, doanh nghiệp sẽ cố gắng giảm chi phí tối đa thông qua lợi thế quy mô, lợi thế học hỏi, lợi thế vị trí, lợi thế công nghệ … để giảm giá thêm mà vẫn có lãi. Tuy nhiên, khi giảm giá dưới mức có lãi, nghĩa là giá bán bằng hoặc dưới giá thành sản xuất, là đã bán phá giá.
Mục đích của bán phá giá thường chỉ bao gồm 2 mục đích chính, loại bỏ đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Bán phá giá là hình thức là suy kiệt đối thủ, vì khi một doanh nghiệp bán giá thấp, doanh nghiệp cạnh tranh buộc phải giảm giá theo, “đồng y ư tận”, cả hai cùng chết. Vấn đề còn lại là xem thằng nào trụ được lâu hơn, thằng chịu lỗ không xiết sẽ phải phá sản hoặc bỏ ngành. Trong một cuộc chiến phá giá, những kẻ có vốn lớn luôn luôn chiến thắng các doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy nên mới có luật chống bán phá giá để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trước nguy cơ bị nuốt chửng nếu các ông lớn tung chiêu “tự hoại”.
Từ đầu năm đến nay, CGV đã bắt đầu giảm giá vé các cụm rạp của mình xuống giá còn 49k/vé. Tuy nhiên, để lách luật, họ không giảm trên toàn hệ thống, họ chỉ giảm ở một số cụm rạp nhất định, đặc biệt là những cụm rạp mà xung quanh đó có các rạp đối thủ như là BHD, Galaxy. Đây có thể xem như là một điều bất thường, vì suốt những năm qua, CGV vẫn giữ giá vé cao trên 100k/vé.
Trước tình hình đó, các cụm rạp trong nước phải giảm giá theo nếu không muốn bị mất khách. Và cũng theo chia sẻ của một trong những cụm rạp chiếu phim của Việt Nam thì bán vé với giá 49k thì không thể có lời để bù đắp cho chi phí mặt bằng, vận hành phòng chiếu. Nhưng CGV đã giảm như thế vẫn phải cắn răng mà giảm theo, lượng vé bán ra được nhiều nhưng doanh thu không hề tăng, vì giá đã phải giảm gần một nửa so với trước đây.
Đòn hung hiểm khó đỡ mà CGV dành cho các đối thủ
Việc giảm giá vé chắc chắn người dùng sẽ rất vui vẻ, ai cũng thích mua hàng rẻ cả. Tuy nhiên, nếu việc giảm giá này kéo dài, sẽ gây kiệt quệ ngành phát hành phim, vì không còn đủ vốn để tái đầu tư phát triển, nâng cấp, mở rộng rạp chiếu. Nguy hiểm hơn, các cụm rạp phim nhỏ sẽ không thể nào đủ sức “chiến” với CGV, vì nguồn tiền của đại gia Hàn dường như là không đáy, chịu lỗ 1 – 2 năm để tiêu diệt các rạp khác cũng không phải là vấn đề lớn với họ.
Việc giảm giá vé để “giết” các cụm rạp ngay bên cạnh có vi phạm luật chống bán phá giá hay không thì còn phải đợi cơ quan chức năng điều tra kết luận. Tuy nhiên, sự việc kiện tụng có thể kéo dài, “được vạ thì má đã sưng”, các cụm rạp nhỏ hơn hiện tại vẫn đang thoi thóp để kéo dài được cuộc sinh tồn ác liệt trong sự hung hiểm thập phần.
Không phải là hiện tượng, đó là bản chất
CGV đang chèn ép các doanh nghiệp Việt từ nhà sản xuất phim đến các cụm rạp đối thủ không phải là hiện tượng, nó thuộc về bản chất kinh doanh của cụm rạp này.
Megastar, tiền thân của CGV
Năm 2010, tiền thân của CGV là công ty TNHH Megastar Việt Nam đã bị Bộ Công Thương điều tra về hành vi lạm dụng việc nắm bản quyền các phim nhập khẩu bom tấn để chèn ép các rạp chiếu phim không thuộc hệ thống của CGV, buộc họ chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, gây bất lợi và thiệt hại cho các hệ thống rạp này. Sau gần 5 năm điều tra, đầu năm 2015, Hội Đồng Cạnh Tranh đã xác định CGV vi phạm Luật Cạnh Tranh, CGV phải ký cam kết không thực hiện các hành vi vi phạm trong tương lai để đổi lấy việc bên khiếu nại rút đơn. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau là CGV lại trở chứng như cũ.
Nhìn về phía tập đoàn mẹ của CGV tại Hàn Quốc, có thể thấy việc thực hiện các hành vi phân biệt đối xử, chèn ép các nhà sản xuất nhỏ được thực hiện một cách có hệ thống. Năm 2008, Uỷ ban Thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) đã kết luận tập đoàn CJ CGV cùng với các hệ thống rạp phim lớn khác của Hàn Quốc đã có những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (chiếm tổng cộng 54.7% số phòng chiếu và 70.1% doanh thu bán vé) trong một thời gian dài từ 2004 đến 2007 để thực hiện những hành vi chèn ép các nhà phát hành.
CJ CGV Hàn Quốc
Cũng trong năm 2008, KFTC ra phán quyết về việc CJ CGV và CJ Entertainment cùng với một số doanh nghiệp điện ảnh khác đã câu kết thông đồng ấn định giá vé xem phim. Hai doanh nghiệp này bị xử phạt với mức cao nhất trong số các doanh nghiệp vi phạm, lần lượt là 1,6 và 2 tỷ won.
Năm 2014, KFTC một lần nữa tiến hành điều tra và xử phạt tập đoàn này về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để phân biệt đối xử, chèn ép phim của các doanh nghiệp nhỏ trong khi nâng đỡ, tạo lợi thế bất chính cho phim do chính tập đoàn này phát hành. Vi phạm nghiêm trọng đến mức đích thân bà Park Geun-hye, tổng thống Hàn Quốc, phải có lời kêu gọi “làm trong sạch ngành công nghiệp sản xuất nội dung” và “ngừng việc hỗ trợ bất chính những doanh nghiệp cùng tập đoàn”.
Theo chỉ đạo đó, KFTC đã tiến hành điều tra, và đến tháng 12/2014 đã có kết luận về việc CJ CGV thực hiện các hành vi phân biệt đối xử để dành ưu đãi về phòng chiếu, suất chiếu, thời gian chiếu … cho các phim do doanh nghiệp cùng tập đoàn phát hành. Đồng thời, CJ E&M cũng bị kết luận có hành vi chèn ép các nhà sản xuất phim nhỏ. Tập đoàn này bị xử phạt 3,2 tỷ won và buộc ngừng ngay lập tức các hành vi vi phạm. (Theo báo Thể Thao & Văn Hóa)
Công ty mẹ đã như thế thì công ty con CGV Việt Nam cũng hành xử y chang cũng không phải là chuyện quá ngạc nhiên.
Phải có sự can thiệp từ cấp cao
Trước các chính sách của CGV từ đầu năm 2017 đến nay, các doanh nghiệp phim ảnh Việt đều phải kêu trời vì bị ép quá mức, nhất là từ tiềm lực tiền bạc, một điều mà các doanh nghiệp nhỏ cầm chắc thua. Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển, cần phải có một hành lang pháp lý, những điều luật cụ thể cho ngành phát hành phim và trình chiếu phim tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, điều tra những sai phạm và xử lý nhanh chóng, bảo vệ sự công bằng trong kinh doanh là việc cấp bách nhất đối với cơ quan có thẩm quyền, từ các đơn vị thanh tra của Cục Điện Ảnh, Cục Quản lý Thị Trường, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Công Thương …
Điện ảnh không chỉ đơn thuần như một ngành kinh doanh mà nó mang sứ mệnh quan trọng hơn trong việc truyền bá văn hóa, định hướng chân thiện mỹ, lối sống, tiêu chuẩn xã hội… Nếu như một doanh nghiệp nước ngoài nắm quyền hết toàn bộ ngành điện ảnh thì sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, không phải chỉ đơn giản là tràn ngập “phim Hàn Việt hóa” của CJ như trong mấy năm gần đây mà còn có nhiều hệ lụy vô hình khác.
Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam tố CGV chèn ép
Ngày 13/11, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam phát đi thông cáo báo động về hiện trạng cần cảnh báo về công nghiệp điện ảnh trong nước, trong đó tố CGV có biểu hiện kinh doanh trái phép và tiếp tục chèn ép doanh nghiệp Việt. Vào tháng 6 năm ngoài, 8 đơn vị sản xuất và phát hành phim trong nước gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan quản lý về việc họ bị doanh nghiệp này chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé hồi tháng 6 năm ngoái nhưng không có kết quả.
Thông cáo của Hiệp hội này nêu rõ: "Ước tính doanh thu bán vé từ các phim Việt Nam do CGV phát hành từ năm 2015 đến hết Quý III năm 2017 là 881,6 tỷ đồng. Đồng thời, trong nhiều năm nay, CGV bị cáo buộc có dấu hiệu lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để chèn ép các doanh nghiệp khác. Cụ thể, đối với phim Việt Nam do CGV phát hành tại các rạp khác, CGV đòi tỷ lệ phân chia doanh thu cao, trong khi đó, đối với phim Việt Nam do doanh nghiệp khác phát hành tại rạp của CGV, CGV lại yêu cầu tỷ lệ phân chia doanh thu thấp cho nhà phát hành. Như vậy, trong khi CGV hưởng lợi từ cả hai mảng rạp chiếu và phát hành, các doanh nghiệp Việt Nam bị bóp nghẹt lợi nhuận và dần không còn đủ sức đầu tư, cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách thức như trên, thị phần của CGV trong lĩnh vực phát hành phim Việt Nam gia tăng nhanh chóng: ước tính từ 25% trong năm 2015 lên 44% trong năm 2016 và 61% trong 9 tháng đầu năm 2017. Nếu để tình trạng này tiếp diễn, việc CGV chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường phát hành phim Việt Nam sẽ xảy ra trong tương lai gần".
Ngô Thanh Vân khóc khi phim Tấm Cám không được phát hành ở CGV (ảnh Zing)
Chuyên ăn chia theo kiểu “trên đầu trên cổ” này lên đến đỉnh điểm vào năm ngoái khi bộ phim Tấm Cám quyết định không chiếu ở rạp của CGV do không đồng ý với kiểu chèn ép phim Việt của những đơn vị sản xuất khác ngoài CJ CGV và CJ E & M. Nhà sản xuất phim Tấm Cám là Ngô Thanh Vân là uất ức khóc trong buổi họp báo khi thông báo là phim không được chiếu ở cụm rạp này.
Ngoài ra, "Theo quy định của Luật Điện ảnh và Cam kết WTO, nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 51% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp phát hành, phổ biến phim. CGV là doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO), do đó chỉ được phép kinh doanh trong một số lĩnh vực hạn chế đã đăng ký trước đó, trong đó không được phát hành phim Việt Nam"
Giảm giá vé có đang vi phạm luật chống bán phá giá?
Trước khi nói chuyện phim ảnh, xin nhắc đến một sự kiện liên quan đến “bán phá giá”, vào dịp mà thịt heo giảm giá khủng khiếp và nông dân phải bán heo xuất chuồng với giá thấp, trong khi giá ở chợ không hề giảm. Trong lúc đó, một người phụ nữ bán thịt lợn ở Hải Phòng đã bị tạt dầu luyn vào người và sạp thịt từ một người bán thịt lợn khác trong chợ, vì cho rằng cô này bán phá giá. Sự việc gây tranh cãi về mức độ đúng sai của sự việc và quan trọng hơn, như thế nào là bán phá giá?
Trong thị trường cạnh tranh, các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau bằng giá bán. Để giảm giá bán, doanh nghiệp sẽ cố gắng giảm chi phí tối đa thông qua lợi thế quy mô, lợi thế học hỏi, lợi thế vị trí, lợi thế công nghệ … để giảm giá thêm mà vẫn có lãi. Tuy nhiên, khi giảm giá dưới mức có lãi, nghĩa là giá bán bằng hoặc dưới giá thành sản xuất, là đã bán phá giá.
Mục đích của bán phá giá thường chỉ bao gồm 2 mục đích chính, loại bỏ đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Bán phá giá là hình thức là suy kiệt đối thủ, vì khi một doanh nghiệp bán giá thấp, doanh nghiệp cạnh tranh buộc phải giảm giá theo, “đồng y ư tận”, cả hai cùng chết. Vấn đề còn lại là xem thằng nào trụ được lâu hơn, thằng chịu lỗ không xiết sẽ phải phá sản hoặc bỏ ngành. Trong một cuộc chiến phá giá, những kẻ có vốn lớn luôn luôn chiến thắng các doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy nên mới có luật chống bán phá giá để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trước nguy cơ bị nuốt chửng nếu các ông lớn tung chiêu “tự hoại”.
Từ đầu năm đến nay, CGV đã bắt đầu giảm giá vé các cụm rạp của mình xuống giá còn 49k/vé. Tuy nhiên, để lách luật, họ không giảm trên toàn hệ thống, họ chỉ giảm ở một số cụm rạp nhất định, đặc biệt là những cụm rạp mà xung quanh đó có các rạp đối thủ như là BHD, Galaxy. Đây có thể xem như là một điều bất thường, vì suốt những năm qua, CGV vẫn giữ giá vé cao trên 100k/vé.
Trước tình hình đó, các cụm rạp trong nước phải giảm giá theo nếu không muốn bị mất khách. Và cũng theo chia sẻ của một trong những cụm rạp chiếu phim của Việt Nam thì bán vé với giá 49k thì không thể có lời để bù đắp cho chi phí mặt bằng, vận hành phòng chiếu. Nhưng CGV đã giảm như thế vẫn phải cắn răng mà giảm theo, lượng vé bán ra được nhiều nhưng doanh thu không hề tăng, vì giá đã phải giảm gần một nửa so với trước đây.
Đòn hung hiểm khó đỡ mà CGV dành cho các đối thủ
Việc giảm giá vé chắc chắn người dùng sẽ rất vui vẻ, ai cũng thích mua hàng rẻ cả. Tuy nhiên, nếu việc giảm giá này kéo dài, sẽ gây kiệt quệ ngành phát hành phim, vì không còn đủ vốn để tái đầu tư phát triển, nâng cấp, mở rộng rạp chiếu. Nguy hiểm hơn, các cụm rạp phim nhỏ sẽ không thể nào đủ sức “chiến” với CGV, vì nguồn tiền của đại gia Hàn dường như là không đáy, chịu lỗ 1 – 2 năm để tiêu diệt các rạp khác cũng không phải là vấn đề lớn với họ.
Việc giảm giá vé để “giết” các cụm rạp ngay bên cạnh có vi phạm luật chống bán phá giá hay không thì còn phải đợi cơ quan chức năng điều tra kết luận. Tuy nhiên, sự việc kiện tụng có thể kéo dài, “được vạ thì má đã sưng”, các cụm rạp nhỏ hơn hiện tại vẫn đang thoi thóp để kéo dài được cuộc sinh tồn ác liệt trong sự hung hiểm thập phần.
Không phải là hiện tượng, đó là bản chất
CGV đang chèn ép các doanh nghiệp Việt từ nhà sản xuất phim đến các cụm rạp đối thủ không phải là hiện tượng, nó thuộc về bản chất kinh doanh của cụm rạp này.
Megastar, tiền thân của CGV
Năm 2010, tiền thân của CGV là công ty TNHH Megastar Việt Nam đã bị Bộ Công Thương điều tra về hành vi lạm dụng việc nắm bản quyền các phim nhập khẩu bom tấn để chèn ép các rạp chiếu phim không thuộc hệ thống của CGV, buộc họ chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, gây bất lợi và thiệt hại cho các hệ thống rạp này. Sau gần 5 năm điều tra, đầu năm 2015, Hội Đồng Cạnh Tranh đã xác định CGV vi phạm Luật Cạnh Tranh, CGV phải ký cam kết không thực hiện các hành vi vi phạm trong tương lai để đổi lấy việc bên khiếu nại rút đơn. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau là CGV lại trở chứng như cũ.
Nhìn về phía tập đoàn mẹ của CGV tại Hàn Quốc, có thể thấy việc thực hiện các hành vi phân biệt đối xử, chèn ép các nhà sản xuất nhỏ được thực hiện một cách có hệ thống. Năm 2008, Uỷ ban Thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) đã kết luận tập đoàn CJ CGV cùng với các hệ thống rạp phim lớn khác của Hàn Quốc đã có những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (chiếm tổng cộng 54.7% số phòng chiếu và 70.1% doanh thu bán vé) trong một thời gian dài từ 2004 đến 2007 để thực hiện những hành vi chèn ép các nhà phát hành.
CJ CGV Hàn Quốc
Cũng trong năm 2008, KFTC ra phán quyết về việc CJ CGV và CJ Entertainment cùng với một số doanh nghiệp điện ảnh khác đã câu kết thông đồng ấn định giá vé xem phim. Hai doanh nghiệp này bị xử phạt với mức cao nhất trong số các doanh nghiệp vi phạm, lần lượt là 1,6 và 2 tỷ won.
Năm 2014, KFTC một lần nữa tiến hành điều tra và xử phạt tập đoàn này về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để phân biệt đối xử, chèn ép phim của các doanh nghiệp nhỏ trong khi nâng đỡ, tạo lợi thế bất chính cho phim do chính tập đoàn này phát hành. Vi phạm nghiêm trọng đến mức đích thân bà Park Geun-hye, tổng thống Hàn Quốc, phải có lời kêu gọi “làm trong sạch ngành công nghiệp sản xuất nội dung” và “ngừng việc hỗ trợ bất chính những doanh nghiệp cùng tập đoàn”.
Theo chỉ đạo đó, KFTC đã tiến hành điều tra, và đến tháng 12/2014 đã có kết luận về việc CJ CGV thực hiện các hành vi phân biệt đối xử để dành ưu đãi về phòng chiếu, suất chiếu, thời gian chiếu … cho các phim do doanh nghiệp cùng tập đoàn phát hành. Đồng thời, CJ E&M cũng bị kết luận có hành vi chèn ép các nhà sản xuất phim nhỏ. Tập đoàn này bị xử phạt 3,2 tỷ won và buộc ngừng ngay lập tức các hành vi vi phạm. (Theo báo Thể Thao & Văn Hóa)
Công ty mẹ đã như thế thì công ty con CGV Việt Nam cũng hành xử y chang cũng không phải là chuyện quá ngạc nhiên.
Phải có sự can thiệp từ cấp cao
Trước các chính sách của CGV từ đầu năm 2017 đến nay, các doanh nghiệp phim ảnh Việt đều phải kêu trời vì bị ép quá mức, nhất là từ tiềm lực tiền bạc, một điều mà các doanh nghiệp nhỏ cầm chắc thua. Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển, cần phải có một hành lang pháp lý, những điều luật cụ thể cho ngành phát hành phim và trình chiếu phim tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, điều tra những sai phạm và xử lý nhanh chóng, bảo vệ sự công bằng trong kinh doanh là việc cấp bách nhất đối với cơ quan có thẩm quyền, từ các đơn vị thanh tra của Cục Điện Ảnh, Cục Quản lý Thị Trường, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Công Thương …
Điện ảnh không chỉ đơn thuần như một ngành kinh doanh mà nó mang sứ mệnh quan trọng hơn trong việc truyền bá văn hóa, định hướng chân thiện mỹ, lối sống, tiêu chuẩn xã hội… Nếu như một doanh nghiệp nước ngoài nắm quyền hết toàn bộ ngành điện ảnh thì sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, không phải chỉ đơn giản là tràn ngập “phim Hàn Việt hóa” của CJ như trong mấy năm gần đây mà còn có nhiều hệ lụy vô hình khác.
Bùi An tổng hợp