Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Tiếp tục series về các rạp phim. Bài trước: CGV IMAX – Không ấn tượng như bạn tưởng!
Một ông lớn ở thị trường phim chiếu rạp tại Việt Nam, CJ CGV, một nhà phát hành “độc bá” thị trường nhập phim khi phát hành phần lớn lượng phim nước ngoài nhập về Việt Nam. Cùng tìm hiểu về rạp CJ CGV Việt Nam, tại sao họ có thể thống lĩnh thị trường phim chiếu rạp.
CJ CGV từ đâu đến?
CJ Group ban đầu là một chi nhánh của Samsung cho đến khi nó tách ra vào năm 1990. CJ có gần 85 công ty con, trong đó đáng chú ý gồm Mnet Media (âm nhạc), CJ Entertainment (nhà phân phối và sản xuất phim lớn nhất Hàn Quốc) và CJ CGV (chuỗi rạp phim lớn nhất Hàn Quốc).
CJ Golden Village được thành lập vào năm 1996 bởi CJ (Cheil Jedang) của Hàn Quốc, Orange Sky Golden Harvest của Hồng Kông và Village Roadshow của Úc. Tuy nhiên, hiện nay nó được điều hành bởi CJ, Golden Harvest và Village Roadshow đã rút ra khỏi tập đoàn. CGV là chữ viết tắt của Cheil, Golden và Village nhưng trong những lần PR mới họ đều nói rằng CGV là viết tắt của Culture (văn hóa), Great (vĩ đại) và Vital (thiết yếu).
CJ đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam như thế nào?
Cuối năm 2005, Tập đoàn CJ chính thức tuyên bố thành lập liên doanh hợp tác với Công ty Gia đình Việt (VIFA), với tên gọi CJ - VIFA. Nhằm tăng cường khả năng sản xuất phim của Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc xuất khẩu phim Việt ra nước ngoài thông qua quá trình sản xuất được nội địa hóa. CJ và VIFA đã quyết định thực hiện dự án đầu tiên, bộ phim truyền hình có độ dài 100 tập x 50 phút mang tựa đề "Mùi ngò gai". Đây là bước chân rõ nét đầu tiên của CJ ở Việt Nam.
CGV Trung Quốc
CJ chưa từng giấu diếm ý định sẽ mở một hệ thống rạp chiếu phim tại Việt Nam sau khi họ đã mở ở Trung Quốc và một rạp quy mô nhỏ ở khu Koreatown tại Los Angeles (Mỹ). CJ đã âm thầm mua cổ phần của Megastar, cụm rạp chiếu phim lớn nhất thị trường Việt Nam hiện tại. Đến khi mua được 80% cổ phần của Megastar từ Envoy Media Partners thì thương vụ dường như đã hoàn tất, 20% cổ phần còn lại vẫn thuộc về đối tác Việt Nam - Công ty Văn hóa Phương Nam (PNC).
Thay vì đầu tư xây mới, CJ CGV đã chọn phương án mua lại Megastar, đây là một bước đi khôn ngoan khi không phải mất nhiều công sức xây dựng các cụm rạp, không vướng phải các thủ tục pháp lý, cũng như danh tiếng và thương hiệu đã được gây dựng sẵn. Sau khi hoàn tất việc mua lại, đợi 2 năm sau, đến khi thời cơ chín mùi, CJ CGV mới chính thức thông báo đổi tên cụm rạp Megastar thảnh CGV.
Những “cú phốt” của Megastar
Vụ việc bắt đầu từ tháng 3 năm 2010 khi tập thể 6 doanh nghiệp kinh doanh rạp phim lớn bao gồm Công ty cổ phần điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần Sài Gòn điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám), Công ty cổ phần truyền thông điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (cụm rạp Thanh Bình và Sông Phố). Cả 6 đơn vị cùng đứng đơn khiếu nại gửi đến Cục quản lý cạnh tranh cáo buộc Công ty TNHH Truyền thông MegaStar vi phạm Luật cạnh tranh về 3 hành vi sau:
Meagastar thời vàng son với thiết kế đặc trưng
Tuy nhiên, vụ kiện này sau đó đã kéo dài hơn 16 tháng, đến tận cuối năm 2011 khi CJ bắt đầu mua lại Megastar thì vụ kiện vẫn chưa có kết luận được thông báo rộng rãi và dần dần im ắng không ai nhắc đến nữa. Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa của sự việc có lẽ đến từ việc Megastar “độc bá” thị trường nhập phim.
Đến câu chuyện mất quyền chiếu phim Harry Potter 7 part 2. Trước đó, các phần từ 1 đến 6 của series phim Harry Potter đều được Galaxy nhập và chiếu ở Việt Nam. Nhưng đến phần 7, Megastar thông qua nhà phân phối phim ở nước ngoài đã bất ngờ giành quyền phát hành phần 1 "Harry Potter và bảo bối tử thần". Nhưng sau đó, hãng Warner Bros lại tuyên bố không tiếp tục hợp tác nữa và người hâm mộ bộ truyện này đã cực kỳ thất vọng khi không thể xem phần cuối của cả series ở những rạp tại Việt Nam.
Khán giả Việt đã lỡ hẹn với HP 7 II
Nguyên nhân của câu chuyện không ai khẳng định chắc chắn nhưng một số chuyên gia phán đoán có thể là do việc minh bạch doanh thu phòng vé của các rạp chiếu phim ở Việt Nam. Câu chuyện doanh thu phòng vé ở Việt Nam vẫn là một dấu hỏi lơ lững cho đến tận ngày nay. Nhưng cũng có một phán đoán khác cho rằng do Warner Bros thay đổi chính sách phát hành phim nên hãng quyết định rút khỏi thị trường châu Á, chỉ phát hành phim theo mỗi đợt cụ thể, tùy vào từng quốc gia. Dù với lý do gì, những người hâm mộ cũng đã không được xem phim, và Harry Potter 7 II là một bài học đáng giá cho tất cả các nhà phát hành phim ở Việt Nam.
CGV đã “độc bá” thị trường nhập phim như thế nào?
Megastar (CGV hiện tại) là đơn vị được hai hãng phát hành phim lớn nhất Hollywood là United International Pictures và Buena Vista International ủy thác phát hành độc quyền tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là 90% phim Hollywood được nhập về ở Việt Nam thông qua họ. Sau khi được CGV mua lại, họ lại độc quyền nhập thêm những phim do CJ E phát hành, những bộ phim có chất lượng tốt ở Hàn Quốc.
Miếng bánh nhập phim còn lại rất nhỏ nhoi, Thiên Ngân (Galaxy) giành được quyền nhập phim của hãng Warner Bros và trong năm cũng có một vài bom tấn để có thể chống chọi. Còn Lotte Cinema chủ yếu nhập phim Hàn Quốc và những bộ phim không mấy hấp dẫn ở Châu Âu. Tương tự là Bạch Kim M.V.P cũng giành giật những bộ phim Châu Âu có chất lượng, chủ yếu từ hãng Europa, và một vài phim từ Trung Quốc. Tất cả các nhà nhập phim khác gộp lại đều không thể bằng CGV.
Độc chiếm thị trường nhập phim mang lại lợi thế gì cho CGV?
Với việc được phát hành nhiều phim hơn, trong đó có rất nhiều bom tấn gây chú ý, CGV thường tổ chức những buổi ra mắt phim đình đám, mời rất nhiều ngôi sao trong showbiz đến dự, chủ yếu mục đích chính là chụp hình và PR trên những trang báo giải trí, nhiều người đọc tin tức đôi khi không phải vì quan tâm đến bộ phim mà là có sự xuất hiện của diễn viên ca sỹ mình yêu mến ở buổi ra mắt. Được phát hành nhiều phim bom tấn mang lại cho CGV lợi thế cực lớn về mặt truyền thông.
Tổ chức những sự kiện ra mắt phim hoành tráng
Ngoài ra, như đã nói ở trên về vụ kiện của các rạp chống lại Megastar. Với lợi thế được độc quyền phát hành những bộ phim bom tấn, CGV tạo sức ảnh hưởng lớn lên tất cả các rạp phim còn lại, dù ít dù nhiều nó vẫn mang đến những lợi thế nhất định và các rạp khác nếu không muốn bị hất văng ra khỏi cuộc chơi khắc nghiệt phải chấp nhận thỏa thuận.
Câu chuyện độc quyền chưa bao giờ có hồi kết đẹp như chuyện cổ tích cho những nhân vật tham dự. Những người xem TV vẫn đang lên án K+ độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh. Thực tế cuộc sống luôn có những cái mà không thể giải quyết được, khi trời không chịu đất thì đất phải chịu trời.
Bài tiếp theo: Đánh giá chất lượng rạp CGV - "Đắt có xắt ra miếng"?
Một ông lớn ở thị trường phim chiếu rạp tại Việt Nam, CJ CGV, một nhà phát hành “độc bá” thị trường nhập phim khi phát hành phần lớn lượng phim nước ngoài nhập về Việt Nam. Cùng tìm hiểu về rạp CJ CGV Việt Nam, tại sao họ có thể thống lĩnh thị trường phim chiếu rạp.
CJ CGV từ đâu đến?
CJ Group ban đầu là một chi nhánh của Samsung cho đến khi nó tách ra vào năm 1990. CJ có gần 85 công ty con, trong đó đáng chú ý gồm Mnet Media (âm nhạc), CJ Entertainment (nhà phân phối và sản xuất phim lớn nhất Hàn Quốc) và CJ CGV (chuỗi rạp phim lớn nhất Hàn Quốc).
CJ Golden Village được thành lập vào năm 1996 bởi CJ (Cheil Jedang) của Hàn Quốc, Orange Sky Golden Harvest của Hồng Kông và Village Roadshow của Úc. Tuy nhiên, hiện nay nó được điều hành bởi CJ, Golden Harvest và Village Roadshow đã rút ra khỏi tập đoàn. CGV là chữ viết tắt của Cheil, Golden và Village nhưng trong những lần PR mới họ đều nói rằng CGV là viết tắt của Culture (văn hóa), Great (vĩ đại) và Vital (thiết yếu).
CJ đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam như thế nào?
Cuối năm 2005, Tập đoàn CJ chính thức tuyên bố thành lập liên doanh hợp tác với Công ty Gia đình Việt (VIFA), với tên gọi CJ - VIFA. Nhằm tăng cường khả năng sản xuất phim của Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc xuất khẩu phim Việt ra nước ngoài thông qua quá trình sản xuất được nội địa hóa. CJ và VIFA đã quyết định thực hiện dự án đầu tiên, bộ phim truyền hình có độ dài 100 tập x 50 phút mang tựa đề "Mùi ngò gai". Đây là bước chân rõ nét đầu tiên của CJ ở Việt Nam.
CGV Trung Quốc
CJ chưa từng giấu diếm ý định sẽ mở một hệ thống rạp chiếu phim tại Việt Nam sau khi họ đã mở ở Trung Quốc và một rạp quy mô nhỏ ở khu Koreatown tại Los Angeles (Mỹ). CJ đã âm thầm mua cổ phần của Megastar, cụm rạp chiếu phim lớn nhất thị trường Việt Nam hiện tại. Đến khi mua được 80% cổ phần của Megastar từ Envoy Media Partners thì thương vụ dường như đã hoàn tất, 20% cổ phần còn lại vẫn thuộc về đối tác Việt Nam - Công ty Văn hóa Phương Nam (PNC).
Thay vì đầu tư xây mới, CJ CGV đã chọn phương án mua lại Megastar, đây là một bước đi khôn ngoan khi không phải mất nhiều công sức xây dựng các cụm rạp, không vướng phải các thủ tục pháp lý, cũng như danh tiếng và thương hiệu đã được gây dựng sẵn. Sau khi hoàn tất việc mua lại, đợi 2 năm sau, đến khi thời cơ chín mùi, CJ CGV mới chính thức thông báo đổi tên cụm rạp Megastar thảnh CGV.
Những “cú phốt” của Megastar
Vụ việc bắt đầu từ tháng 3 năm 2010 khi tập thể 6 doanh nghiệp kinh doanh rạp phim lớn bao gồm Công ty cổ phần điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần Sài Gòn điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám), Công ty cổ phần truyền thông điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (cụm rạp Thanh Bình và Sông Phố). Cả 6 đơn vị cùng đứng đơn khiếu nại gửi đến Cục quản lý cạnh tranh cáo buộc Công ty TNHH Truyền thông MegaStar vi phạm Luật cạnh tranh về 3 hành vi sau:
1. Áp đặt giá thuê phim bất hợp lý đối với các doanh nghiệp chiếu phim thông qua việc áp dụng chính sách giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem (gọi là “minimum per cap”).
2. Buộc doanh nghiệp thuê phim phải thuê kèm các phim khác nhau.
3. Áp đặt điều kiện chiếu phim, cụ thể là suất chiếu và phòng chiếu một cách bất hợp lý.
2. Buộc doanh nghiệp thuê phim phải thuê kèm các phim khác nhau.
3. Áp đặt điều kiện chiếu phim, cụ thể là suất chiếu và phòng chiếu một cách bất hợp lý.
Meagastar thời vàng son với thiết kế đặc trưng
Tuy nhiên, vụ kiện này sau đó đã kéo dài hơn 16 tháng, đến tận cuối năm 2011 khi CJ bắt đầu mua lại Megastar thì vụ kiện vẫn chưa có kết luận được thông báo rộng rãi và dần dần im ắng không ai nhắc đến nữa. Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa của sự việc có lẽ đến từ việc Megastar “độc bá” thị trường nhập phim.
Đến câu chuyện mất quyền chiếu phim Harry Potter 7 part 2. Trước đó, các phần từ 1 đến 6 của series phim Harry Potter đều được Galaxy nhập và chiếu ở Việt Nam. Nhưng đến phần 7, Megastar thông qua nhà phân phối phim ở nước ngoài đã bất ngờ giành quyền phát hành phần 1 "Harry Potter và bảo bối tử thần". Nhưng sau đó, hãng Warner Bros lại tuyên bố không tiếp tục hợp tác nữa và người hâm mộ bộ truyện này đã cực kỳ thất vọng khi không thể xem phần cuối của cả series ở những rạp tại Việt Nam.
Khán giả Việt đã lỡ hẹn với HP 7 II
Nguyên nhân của câu chuyện không ai khẳng định chắc chắn nhưng một số chuyên gia phán đoán có thể là do việc minh bạch doanh thu phòng vé của các rạp chiếu phim ở Việt Nam. Câu chuyện doanh thu phòng vé ở Việt Nam vẫn là một dấu hỏi lơ lững cho đến tận ngày nay. Nhưng cũng có một phán đoán khác cho rằng do Warner Bros thay đổi chính sách phát hành phim nên hãng quyết định rút khỏi thị trường châu Á, chỉ phát hành phim theo mỗi đợt cụ thể, tùy vào từng quốc gia. Dù với lý do gì, những người hâm mộ cũng đã không được xem phim, và Harry Potter 7 II là một bài học đáng giá cho tất cả các nhà phát hành phim ở Việt Nam.
CGV đã “độc bá” thị trường nhập phim như thế nào?
Megastar (CGV hiện tại) là đơn vị được hai hãng phát hành phim lớn nhất Hollywood là United International Pictures và Buena Vista International ủy thác phát hành độc quyền tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là 90% phim Hollywood được nhập về ở Việt Nam thông qua họ. Sau khi được CGV mua lại, họ lại độc quyền nhập thêm những phim do CJ E phát hành, những bộ phim có chất lượng tốt ở Hàn Quốc.
Miếng bánh nhập phim còn lại rất nhỏ nhoi, Thiên Ngân (Galaxy) giành được quyền nhập phim của hãng Warner Bros và trong năm cũng có một vài bom tấn để có thể chống chọi. Còn Lotte Cinema chủ yếu nhập phim Hàn Quốc và những bộ phim không mấy hấp dẫn ở Châu Âu. Tương tự là Bạch Kim M.V.P cũng giành giật những bộ phim Châu Âu có chất lượng, chủ yếu từ hãng Europa, và một vài phim từ Trung Quốc. Tất cả các nhà nhập phim khác gộp lại đều không thể bằng CGV.
Độc chiếm thị trường nhập phim mang lại lợi thế gì cho CGV?
Với việc được phát hành nhiều phim hơn, trong đó có rất nhiều bom tấn gây chú ý, CGV thường tổ chức những buổi ra mắt phim đình đám, mời rất nhiều ngôi sao trong showbiz đến dự, chủ yếu mục đích chính là chụp hình và PR trên những trang báo giải trí, nhiều người đọc tin tức đôi khi không phải vì quan tâm đến bộ phim mà là có sự xuất hiện của diễn viên ca sỹ mình yêu mến ở buổi ra mắt. Được phát hành nhiều phim bom tấn mang lại cho CGV lợi thế cực lớn về mặt truyền thông.
Tổ chức những sự kiện ra mắt phim hoành tráng
Ngoài ra, như đã nói ở trên về vụ kiện của các rạp chống lại Megastar. Với lợi thế được độc quyền phát hành những bộ phim bom tấn, CGV tạo sức ảnh hưởng lớn lên tất cả các rạp phim còn lại, dù ít dù nhiều nó vẫn mang đến những lợi thế nhất định và các rạp khác nếu không muốn bị hất văng ra khỏi cuộc chơi khắc nghiệt phải chấp nhận thỏa thuận.
Câu chuyện độc quyền chưa bao giờ có hồi kết đẹp như chuyện cổ tích cho những nhân vật tham dự. Những người xem TV vẫn đang lên án K+ độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh. Thực tế cuộc sống luôn có những cái mà không thể giải quyết được, khi trời không chịu đất thì đất phải chịu trời.
Bùi An phân tích tổng hợp
[email protected]
[email protected]
Bài tiếp theo: Đánh giá chất lượng rạp CGV - "Đắt có xắt ra miếng"?
Chỉnh sửa lần cuối: