Tại CES 2020, đồng thời là năm thứ 3 liên tiếp, Samsung tiếp tục mang MicroLED đến với công chúng. Với những diễn biến hết sức phức tạp của thị trường đầy rẫy các trào lưu như 4K, 8K, HDR, QLED, LED hữu cơ… MicroLED chắc chắn là niềm hy vọng tiếp theo cho cuộc chiến gay go giữa các nhà sản xuất Tivi trong thời gian tới.
MicroLED và những ưu điểm
Khi đem so với những công nghệ phát hình hiện có, MicroLED nổi bật hẳn nhờ đặc tính ứng dụng độc đáo. Đó là, các màn MicroLED sở hữu kích thước nhỏ gọn, dễ cầm bằng hai tay và mỏng như các màn hình thông thường. Hơn thế nữa, khi ghép lại với nhau, những màn MicroLED có thể tạo ra được một Tivi kích cỡ lớn.
Để dễ hình dung, hãy cùng xem clip bên dưới.
Trong clip, đại diện của Samsung đã xếp từng mảnh MicroLED lại với nhau một cách dễ dàng, như đang cầm đồ chơi vậy. Nhờ đặc tính vượt trội này mà ứng dụng thực tế dành cho MicroLED trở nên vô hạn.
Ứng dụng đầu tiên, và cũng dể thấy nhất, là làm màn hình TV trong gia đình. Bao nhiêu “inch” cũng không thành vấn đề. Khả năng linh hoạt của MicroLED giúp cho chiếc TV gia đình trở nên phù hợp, vừa vặn nhất với sở thích, không gian và điều kiện kinh tế của mỗi nhà.
Một ứng dụng nữa cho MicroLED là làm màn hình lớn. Thể hiện qua The Wall 292-inch trong clip bên dưới. Đây là chiếc The Wall mới nhất xuất hiện trong năm 2020.
Có thể thấy, The Wall – một ứng dụng của MicroLED – cho một màn hình rộng không giới hạn trong khi chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với bảng đèn LED thông thường.
Ngoài ra, kích cỡ mỏng, nhẹ (như ở trong clip đầu tiên), khiến cho MicroLED dễ dàng di chuyển, dễ dàng lắp đặp. Từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức hậu kỳ. Mà trong thời buổi này, các show trình diễn được tổ chức liên tục ở khắp mọi nơi.
Tại sao lại lâu đến thế?
Cấu trúc của MicroLED thực chất rất đơn giản, thể hiện ra ngay từ tên gọi. Màn hình MicroLED tập hợp nhiều điểm ảnh LED nhỏ xíu lại với nhau. Nói cách khác, điểm ảnh trên MicroLED là phiên bản thu nhỏ của điểm ảnh trên Tivi LED.
Đến đây sẽ có người hỏi: Vì sao lại mất nhiều thời gian để tại ra thứ đơn giản như vậy?
Hóa ra, quá trình ‘thu nhỏ’ điểm ảnh LED phức tạp hơn chúng ta tưởng. Vấn đề đầu tiên nằm ở việc thu nhỏ bóng đèn LED, đồng nghĩa giảm thiểu cường độ ánh sáng mà chúng phát ra. Mà muốn sáng hơn nữa thì phải tăng điện áp. Tăng điện áp thì lại dễ làm nóng linh kiện, gây cháy nổ, hỏng màn hình.
Một vấn đề nữa đến từ chi phí. Các điểm ảnh MicroLED đứng riêng rẻ. Độ phân giải 4K thì có hơn 3,840 x 2,160 điểm ảnh, mỗi điểm ảnh cần ít nhất 3 đèn LED (RGB). Tổng cộng, chúng ta cần gần 25 triệu MicroLED cho một module. Số lượng MicroLED cấp số nhân tương ứng với chiều rộng/chiều dài màn hình cần lắp đặt.
Dĩ nhiên, để hoàn thiện chiếc MicroLED hay The Wall hiện tại, Samsung đã vượt qua được hết những thách thức này. Và, thành quả dành cho họ cũng ngọt ngào không kém.
MicroLED dung hòa ưu điểm của cả LED và OLED (LED hữu cơ). MicroLED cho màu đen sâu, chân thực vì có thể tắt được từng điểm ảnh. Độ sáng vượt trội như LED. Mà lại không bị burn-in (lưu ảnh) như OLED. Đó là chưa kể, khả năng biến hóa ‘khôn lường’ của MicroLED nhờ cơ chế lắp ghép bằng module.
Dự đoán cho MicroLED và các đối thủ
Các màn hình MicroLED sẽ sớm thay thế những biển hiệu quảng cáo trong tương lai; một khi MicroLED xuất hiện đại trà và thuyết phục được nhiều người sử dụng. Chưa kể, sự cạnh tranh của Samsung lẫn các đối thủ còn giúp mang MicroLED đến gần hơn với công chúng.
Bàn về các đối thủ cùng cạnh tranh Samsung ở mảng sản xuất MicroLED, hiện chúng ta có vài cái tên. Bên cạnh Samsung (đơn vị rất năng nổ với MicroLED trong 3 mùa CES liên tiếp), năm nay, CES 2020 chứng kiến thêm LG (đối thủ cùng quê), Sony (đại gia đến từ Nhật Bản), Konka (một cái tên mới đến từ Trung Quốc) và TCL.
Lời kết
Việc trình diễn MicroLED lần này tại CES 2020 chứng minh rằng Samsung hoàn toàn có khả năng dẫn đầu và làm chủ công nghệ này trong tương lai.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu lớn nhỏ vào thị trường MicroLED sẽ sớm mang sản phẩm này đến nhiều phân khúc người dùng hơn. Khi đó, chúng ta sẽ sống trong một tương lai, nơi ta tùy biến hình dáng cũng như kích cỡ của màn hình, và không bị giới hạn bởi những tấm nền đen hình chữ nhật nữa.
MicroLED và những ưu điểm
Khi đem so với những công nghệ phát hình hiện có, MicroLED nổi bật hẳn nhờ đặc tính ứng dụng độc đáo. Đó là, các màn MicroLED sở hữu kích thước nhỏ gọn, dễ cầm bằng hai tay và mỏng như các màn hình thông thường. Hơn thế nữa, khi ghép lại với nhau, những màn MicroLED có thể tạo ra được một Tivi kích cỡ lớn.
Để dễ hình dung, hãy cùng xem clip bên dưới.
Các tấm MicroLED có thể dễ dàng gắn lại với nhau bằng nam châm, nhưng vẫn rất chắc chắn và việc tháo rời ra cũng khá dễ dàng. Trên màn hình lớn, bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự kết nối.
Trong clip, đại diện của Samsung đã xếp từng mảnh MicroLED lại với nhau một cách dễ dàng, như đang cầm đồ chơi vậy. Nhờ đặc tính vượt trội này mà ứng dụng thực tế dành cho MicroLED trở nên vô hạn.
Ứng dụng đầu tiên, và cũng dể thấy nhất, là làm màn hình TV trong gia đình. Bao nhiêu “inch” cũng không thành vấn đề. Khả năng linh hoạt của MicroLED giúp cho chiếc TV gia đình trở nên phù hợp, vừa vặn nhất với sở thích, không gian và điều kiện kinh tế của mỗi nhà.
Một ứng dụng nữa cho MicroLED là làm màn hình lớn. Thể hiện qua The Wall 292-inch trong clip bên dưới. Đây là chiếc The Wall mới nhất xuất hiện trong năm 2020.
Việc trình diễn MicroLED lần này tại CES 2020 có thể chứng minh rằng Samsung sẽ tiếp tục dẫn đầu và làm chủ công nghệ này trong tương lai.
Có thể thấy, The Wall – một ứng dụng của MicroLED – cho một màn hình rộng không giới hạn trong khi chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với bảng đèn LED thông thường.
Ngoài ra, kích cỡ mỏng, nhẹ (như ở trong clip đầu tiên), khiến cho MicroLED dễ dàng di chuyển, dễ dàng lắp đặp. Từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức hậu kỳ. Mà trong thời buổi này, các show trình diễn được tổ chức liên tục ở khắp mọi nơi.
Tại sao lại lâu đến thế?
Cấu trúc của MicroLED thực chất rất đơn giản, thể hiện ra ngay từ tên gọi. Màn hình MicroLED tập hợp nhiều điểm ảnh LED nhỏ xíu lại với nhau. Nói cách khác, điểm ảnh trên MicroLED là phiên bản thu nhỏ của điểm ảnh trên Tivi LED.
Đến đây sẽ có người hỏi: Vì sao lại mất nhiều thời gian để tại ra thứ đơn giản như vậy?
Hóa ra, quá trình ‘thu nhỏ’ điểm ảnh LED phức tạp hơn chúng ta tưởng. Vấn đề đầu tiên nằm ở việc thu nhỏ bóng đèn LED, đồng nghĩa giảm thiểu cường độ ánh sáng mà chúng phát ra. Mà muốn sáng hơn nữa thì phải tăng điện áp. Tăng điện áp thì lại dễ làm nóng linh kiện, gây cháy nổ, hỏng màn hình.
Một vấn đề nữa đến từ chi phí. Các điểm ảnh MicroLED đứng riêng rẻ. Độ phân giải 4K thì có hơn 3,840 x 2,160 điểm ảnh, mỗi điểm ảnh cần ít nhất 3 đèn LED (RGB). Tổng cộng, chúng ta cần gần 25 triệu MicroLED cho một module. Số lượng MicroLED cấp số nhân tương ứng với chiều rộng/chiều dài màn hình cần lắp đặt.
Dĩ nhiên, để hoàn thiện chiếc MicroLED hay The Wall hiện tại, Samsung đã vượt qua được hết những thách thức này. Và, thành quả dành cho họ cũng ngọt ngào không kém.
MicroLED dung hòa ưu điểm của cả LED và OLED (LED hữu cơ). MicroLED cho màu đen sâu, chân thực vì có thể tắt được từng điểm ảnh. Độ sáng vượt trội như LED. Mà lại không bị burn-in (lưu ảnh) như OLED. Đó là chưa kể, khả năng biến hóa ‘khôn lường’ của MicroLED nhờ cơ chế lắp ghép bằng module.
Dự đoán cho MicroLED và các đối thủ
Các màn hình MicroLED sẽ sớm thay thế những biển hiệu quảng cáo trong tương lai; một khi MicroLED xuất hiện đại trà và thuyết phục được nhiều người sử dụng. Chưa kể, sự cạnh tranh của Samsung lẫn các đối thủ còn giúp mang MicroLED đến gần hơn với công chúng.
Bàn về các đối thủ cùng cạnh tranh Samsung ở mảng sản xuất MicroLED, hiện chúng ta có vài cái tên. Bên cạnh Samsung (đơn vị rất năng nổ với MicroLED trong 3 mùa CES liên tiếp), năm nay, CES 2020 chứng kiến thêm LG (đối thủ cùng quê), Sony (đại gia đến từ Nhật Bản), Konka (một cái tên mới đến từ Trung Quốc) và TCL.
- LG mang đến CES 2020 màn hình 145-inch, ghép từ 48 module. Và hãng dường như vẫn rụt rè trong giai đoạn thử nghiệm.
- Sony tái xuất với phiên bản MicroLED riêng mang tên CLEDIS. Rất tiếc, CLEDIS xuất hiện rất sớm nhưng không hiểu sao mãi đến tận bây giờ, Sony vẫn không thể thương mại hóa công nghệ này.
- Về Konka, một cái tên mới, mang lại bất ngờ lớn khi giới thiệu hai màn hỗ trợ 4K và 8K.
- TCL cũng góp vui bằng màn Cinema Wall nho nhỏ cỡ 132-inch.
Lời kết
Việc trình diễn MicroLED lần này tại CES 2020 chứng minh rằng Samsung hoàn toàn có khả năng dẫn đầu và làm chủ công nghệ này trong tương lai.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu lớn nhỏ vào thị trường MicroLED sẽ sớm mang sản phẩm này đến nhiều phân khúc người dùng hơn. Khi đó, chúng ta sẽ sống trong một tương lai, nơi ta tùy biến hình dáng cũng như kích cỡ của màn hình, và không bị giới hạn bởi những tấm nền đen hình chữ nhật nữa.
Chỉnh sửa lần cuối: