TTCT - Đó là những từ được nhắc đến nhiều nhất suốt bốn ngày (từ 6 đến 9-1-2011) diễn ra Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2011 tại Mỹ. Đây cũng là những xu hướng mới nối tiếp năm 2010, tạo nên bức tranh công nghệ đa dạng cho năm 2011.
Motorola Atrix chuyển biến thành laptop qua thiết bị Motorola Webtop
Trong nửa cuối năm 2010 đã đánh dấu cuộc trỗi dậy ngoạn mục của “chú robot xanh” Android khi số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành này vượt mặt các bậc đàn anh như Apple iOS (iPhone) lẫn BlackBerry OS.
Smartphone: Android và 4G
Tại CES (Consumer Electronics Show) 2011 - triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới diễn ra hằng năm ở Las Vegas (Mỹ), Android tiếp tục khuấy động làng công nghệ khi đại đa số dòng smartphone (điện thoại thông minh) lẫn tablet (máy tính bảng) đều ưu ái sử dụng nền tảng hệ điều hành di động nguồn mở này. Hàng loạt smartphone cao cấp từ các “ông lớn” như Motorola, HTC, Samsung hay LG đều đưa Android làm nền tảng cho các đại diện của mình.
Điều gây ấn tượng mạnh mẽ là cấu hình phần cứng của các dòng smartphone cao cấp đang dần tiến đến vạch ngang mức với khả năng xử lý của desktop hay laptop phổ thông. Chip xử lý lõi kép (dual-core) đã nhanh chóng hiện diện trong Motorola Atrix, Droid Bionic hay LG Optimus 2X, cung cấp khả năng xử lý đa nhiệm, phát video chất lượng cao 1080p (Full-HD)... Viễn cảnh bạn ngồi tại nhà thưởng thức một bộ phim Full-HD được phát trên smartphone kết nối đến màn hình HDTV sẽ không còn là tương lai xa.
Khả năng kết nối mạng băng thông rộng di động 4G cũng là điều đáng nói. Nhà mạng Verizon Wireless đem đến CES 2011 một bộ sưu tập các thiết bị hỗ trợ chuẩn kết nối mạng 4G LTE (tốc độ nhanh gấp 10 lần so với mạng 3G hiện tại), trong đó có một số gương mặt tiêu biểu như smartphone LG Revolution, Motorola Droid Bionic, HTC Thunderbolt cùng hai dòng tablet Motorola XOOM và Samsung Galaxy Tab 4G.
Máy tính bảng Lenovo LePad
Máy tính bảng: cũng 4G và Android
CES 2011 đánh dấu sự chuyển mình của các dòng máy tính bảng. XOOM, đại diện đầu tiên từ Motorola chen chân vào thị trường tablet, đã thu hút được giới công nghệ. Nếu so về “nội thất bên trong”, XOOM 10,1 inch có thể vượt qua Apple iPad, một “cái bóng to lớn” trên thị trường tablet. XOOM sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn iPad như: hỗ trợ kết nối 4G, tích hợp chip xử lý lõi kép 1GHz, camera ở hai mặt trên thân máy và có thể phát video Full-HD (1080p). Đặc biệt hơn cả là nền tảng Android 3.0 (tên mã Honeycomb) mới nhất Google vừa thử nghiệm đã được Motorola nhanh tay đưa vào XOOM.
Toshiba cũng “úp mở” về dòng tablet 10,1 inch “chưa biết tên” dùng Android 3.0 với các tính năng và cấu hình gần giống với XOOM. Tuy nhiên, mạnh mẽ nhất trong số các tablet ra mắt tại CES 2011 là Asus Eee Slate EP121 với chip xử lý Core i5, bộ nhớ RAM đến 4GB (gấp bốn lần so với các dòng tablet thông thường) và 64GB dung lượng ổ cứng SSD.
Hầu hết các dòng tablet được giới thiệu tại CES 2011 đều hỗ trợ kết nối 4G. Nhìn chung, khi phiên bản Android 3.0 vốn được tối ưu cho tablet chính thức hoàn thiện trong năm nay, sẽ có một cuộc đua mới cho các dòng tablet.
Màn hình LED 3D Samsung D8000
Tivi 3D thông minh hơn
3D không còn là yếu tố độc đáo để cạnh tranh, CES 2011 chứng kiến việc “đại tu” các dòng tivi 3D từ kiểu dáng đến chức năng, bao gồm: tivi 3D dùng công nghệ đèn nền LED hỗ trợ Full-HD, tivi 3D với khung viền siêu mỏng, khả năng chuyển đổi nội dung 2D sang 3D hay tivi 3D không cần dùng kính 3D.
Ngoài ra, các hãng sản xuất tivi như Samsung, Sony, LG hay Panasonic đang tập trung hướng người dùng vào tính năng thông minh của sản phẩm, đưa cả thế giới công nghệ thâm nhập vào phòng khách của mỗi gia đình. Chiếc tivi giờ đây có thể kiêm thêm nhiều chức năng giải trí khác như xem truyền hình hay phim trực tuyến từ các dịch vụ như Netflix thông qua trình duyệt thông minh tích hợp. Song song đó, tivi cũng sẽ dần thay thế các thiết bị truyền thông liên lạc khác qua tính năng thoại video từ Skype, có thể liên lạc đến số điện thoại của người khác dễ dàng hay tính năng truy cập Internet qua trình duyệt web, tăng cường chức năng giải trí với các ứng dụng dành riêng cho tivi.
Chuyện ngồi trước tivi và lướt qua hàng triệu video clip từ YouTube không còn là điều mới mẻ. Samsung đã mở hẳn một kho ứng dụng Samsung Apps dành cho các dòng HDTV của mình có hỗ trợ kết nối Internet. Chỉ việc kết nối, duyệt đến kho ứng dụng và tải về dùng là tivi đã có thêm một chức năng hay dịch vụ mới.
LG Optimus Black
Tablet Motorola XOOM
Khoảng cách xa hơn
“Xu hướng của công nghệ năm nay là “3D và kết nối mạng”. Sản phẩm điện tử không còn đứng đơn lẻ mà phải kết nối để sử dụng kho tài nguyên phong phú trên toàn cầu. Ví dụ tivi LCD có thể kết nối mạng và cài đặt các ứng dụng hệt như điện thoại iPhone.
Ngoài ra, máy tính bảng và hệ điều hành Android thật sự là một cuộc cách mạng trong thế giới thiết bị công nghệ. Máy tính bảng đã có giá bán dưới 200 USD và hệ điều hành “vĩ đại” Android xóa bỏ mọi ranh giới của độc quyền, tư hữu trong công nghệ nội dung số.
Khoảng cách giữa sản phẩm điện tử Việt Nam và thế giới ngày càng xa hơn bởi chúng ta quá ít đầu tư để làm ra cái mới. Chen chân triển lãm sản phẩm tại CES là một việc làm rất đỗi khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi chúng ta có thói quen nhập hàng Trung Quốc, thay đổi logo rồi tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, công nghệ mới vẫn còn cơ hội cho người đến sau nếu chúng ta thật sự muốn tham gia hết mình”.
Ông LÊ VĂN CHÍNH
(cố vấn kỹ thuật của Soncamedia, vừa dự CES 2011 tại Mỹ)
THANH TRỰC
Nguồn :
Motorola Atrix chuyển biến thành laptop qua thiết bị Motorola Webtop
Trong nửa cuối năm 2010 đã đánh dấu cuộc trỗi dậy ngoạn mục của “chú robot xanh” Android khi số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành này vượt mặt các bậc đàn anh như Apple iOS (iPhone) lẫn BlackBerry OS.
Smartphone: Android và 4G
Tại CES (Consumer Electronics Show) 2011 - triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới diễn ra hằng năm ở Las Vegas (Mỹ), Android tiếp tục khuấy động làng công nghệ khi đại đa số dòng smartphone (điện thoại thông minh) lẫn tablet (máy tính bảng) đều ưu ái sử dụng nền tảng hệ điều hành di động nguồn mở này. Hàng loạt smartphone cao cấp từ các “ông lớn” như Motorola, HTC, Samsung hay LG đều đưa Android làm nền tảng cho các đại diện của mình.
Điều gây ấn tượng mạnh mẽ là cấu hình phần cứng của các dòng smartphone cao cấp đang dần tiến đến vạch ngang mức với khả năng xử lý của desktop hay laptop phổ thông. Chip xử lý lõi kép (dual-core) đã nhanh chóng hiện diện trong Motorola Atrix, Droid Bionic hay LG Optimus 2X, cung cấp khả năng xử lý đa nhiệm, phát video chất lượng cao 1080p (Full-HD)... Viễn cảnh bạn ngồi tại nhà thưởng thức một bộ phim Full-HD được phát trên smartphone kết nối đến màn hình HDTV sẽ không còn là tương lai xa.
Khả năng kết nối mạng băng thông rộng di động 4G cũng là điều đáng nói. Nhà mạng Verizon Wireless đem đến CES 2011 một bộ sưu tập các thiết bị hỗ trợ chuẩn kết nối mạng 4G LTE (tốc độ nhanh gấp 10 lần so với mạng 3G hiện tại), trong đó có một số gương mặt tiêu biểu như smartphone LG Revolution, Motorola Droid Bionic, HTC Thunderbolt cùng hai dòng tablet Motorola XOOM và Samsung Galaxy Tab 4G.
Máy tính bảng Lenovo LePad
Máy tính bảng: cũng 4G và Android
CES 2011 đánh dấu sự chuyển mình của các dòng máy tính bảng. XOOM, đại diện đầu tiên từ Motorola chen chân vào thị trường tablet, đã thu hút được giới công nghệ. Nếu so về “nội thất bên trong”, XOOM 10,1 inch có thể vượt qua Apple iPad, một “cái bóng to lớn” trên thị trường tablet. XOOM sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn iPad như: hỗ trợ kết nối 4G, tích hợp chip xử lý lõi kép 1GHz, camera ở hai mặt trên thân máy và có thể phát video Full-HD (1080p). Đặc biệt hơn cả là nền tảng Android 3.0 (tên mã Honeycomb) mới nhất Google vừa thử nghiệm đã được Motorola nhanh tay đưa vào XOOM.
Toshiba cũng “úp mở” về dòng tablet 10,1 inch “chưa biết tên” dùng Android 3.0 với các tính năng và cấu hình gần giống với XOOM. Tuy nhiên, mạnh mẽ nhất trong số các tablet ra mắt tại CES 2011 là Asus Eee Slate EP121 với chip xử lý Core i5, bộ nhớ RAM đến 4GB (gấp bốn lần so với các dòng tablet thông thường) và 64GB dung lượng ổ cứng SSD.
Hầu hết các dòng tablet được giới thiệu tại CES 2011 đều hỗ trợ kết nối 4G. Nhìn chung, khi phiên bản Android 3.0 vốn được tối ưu cho tablet chính thức hoàn thiện trong năm nay, sẽ có một cuộc đua mới cho các dòng tablet.
Màn hình LED 3D Samsung D8000
Tivi 3D thông minh hơn
3D không còn là yếu tố độc đáo để cạnh tranh, CES 2011 chứng kiến việc “đại tu” các dòng tivi 3D từ kiểu dáng đến chức năng, bao gồm: tivi 3D dùng công nghệ đèn nền LED hỗ trợ Full-HD, tivi 3D với khung viền siêu mỏng, khả năng chuyển đổi nội dung 2D sang 3D hay tivi 3D không cần dùng kính 3D.
Ngoài ra, các hãng sản xuất tivi như Samsung, Sony, LG hay Panasonic đang tập trung hướng người dùng vào tính năng thông minh của sản phẩm, đưa cả thế giới công nghệ thâm nhập vào phòng khách của mỗi gia đình. Chiếc tivi giờ đây có thể kiêm thêm nhiều chức năng giải trí khác như xem truyền hình hay phim trực tuyến từ các dịch vụ như Netflix thông qua trình duyệt thông minh tích hợp. Song song đó, tivi cũng sẽ dần thay thế các thiết bị truyền thông liên lạc khác qua tính năng thoại video từ Skype, có thể liên lạc đến số điện thoại của người khác dễ dàng hay tính năng truy cập Internet qua trình duyệt web, tăng cường chức năng giải trí với các ứng dụng dành riêng cho tivi.
Chuyện ngồi trước tivi và lướt qua hàng triệu video clip từ YouTube không còn là điều mới mẻ. Samsung đã mở hẳn một kho ứng dụng Samsung Apps dành cho các dòng HDTV của mình có hỗ trợ kết nối Internet. Chỉ việc kết nối, duyệt đến kho ứng dụng và tải về dùng là tivi đã có thêm một chức năng hay dịch vụ mới.
LG Optimus Black
Tablet Motorola XOOM
Khoảng cách xa hơn
“Xu hướng của công nghệ năm nay là “3D và kết nối mạng”. Sản phẩm điện tử không còn đứng đơn lẻ mà phải kết nối để sử dụng kho tài nguyên phong phú trên toàn cầu. Ví dụ tivi LCD có thể kết nối mạng và cài đặt các ứng dụng hệt như điện thoại iPhone.
Ngoài ra, máy tính bảng và hệ điều hành Android thật sự là một cuộc cách mạng trong thế giới thiết bị công nghệ. Máy tính bảng đã có giá bán dưới 200 USD và hệ điều hành “vĩ đại” Android xóa bỏ mọi ranh giới của độc quyền, tư hữu trong công nghệ nội dung số.
Khoảng cách giữa sản phẩm điện tử Việt Nam và thế giới ngày càng xa hơn bởi chúng ta quá ít đầu tư để làm ra cái mới. Chen chân triển lãm sản phẩm tại CES là một việc làm rất đỗi khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi chúng ta có thói quen nhập hàng Trung Quốc, thay đổi logo rồi tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, công nghệ mới vẫn còn cơ hội cho người đến sau nếu chúng ta thật sự muốn tham gia hết mình”.
Ông LÊ VĂN CHÍNH
(cố vấn kỹ thuật của Soncamedia, vừa dự CES 2011 tại Mỹ)
THANH TRỰC
Nguồn :
Mã:
http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/420677/3D-4G-va-Android.html