Google có thể sa thải hàng nghìn nhân sự nhưng tuyệt đối không giảm lương của lãnh đạo. Lý do vì đâu?
Trang Techcrunch đã tổng hợp danh sách đầy đủ về tất cả các đợt sa thải trong lĩnh vực công nghệ năm 2023, được cập nhật hàng tháng. Theo Layoffs.fyi, trang chuyên theo dõi tình trạng sa thải nhân viên trong ngành công nghệ, tổng số nhân sự bị sa thải trong năm 2023 tính theo các tháng đầy đủ cho đến nay là 224.503 người.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, tháng 1 là tháng có số lượng nhân sự công nghệ bị sa thải nhiều nhất, lên tới con số 89.554 nhân viên bị sa thải, với sự góp mặt của hàng loạt các công ty như Alphabet với 6% nhân lực bị "bay màu", tương đương 12.000 nhân viên; Microsoft sa thải 10.000 nhân sự; Amazon sa thải 18.000 nhân sự…
Hơn 1.000 nhân viên của Google bị sa thải
Sang tháng 2, làn sóng sa thải tiếp tục với hơn 40.000 nhân sự công nghệ mất việc làm. Trong đó, Twitter đóng góp 200 nhân sự, tuy vậy đến tháng 10, khi Elon Musk tiếp quản, Twitter đã sa thải hơn 70% nhân sự.
Tháng 3 tiếp tục làn sóng với 37.823 nhân viên bị sa thải, tháng 4 là 20.014 nhân viên bị sa thải. Những tháng tiếp theo, mỗi tháng có trên 10.000 nhân sự bị sa thải, mặc dù số lượng giảm dần.
Bước sang năm mới 2024, Google đã sa thải hàng loạt nhân sự làm việc trong các dự án đáng chú ý như Google Assistant – trợ lý giọng nói giúp người dùng kiểm tra thông tin thời tiết, đặt báo thức và tra cứu.
Đợt sa thải lần này của Google cũng ảnh hưởng đến bộ phận phần cứng, nơi làm ra Google Nest, Fitbit và Pixel cũng như đội thực tế tăng cường. Đội ngũ kỹ sư lõi của công ty cũng không thoát khỏi tình trạng mất việc. Google cho biết việc cắt giảm sẽ diễn ra trên toàn cầu.
Người phát ngôn cho công đoàn đại diện cho những người lao động làm việc tại Alphabet – công ty mẹ Google – cho biết đợt sa thải lần này ảnh hưởng hơn 1.000 người và có quy mô lớn nhất kể từ tháng 1/2023. Điều đó nhấn mạnh từ Big Tech đến startup vẫn đang phải chịu áp lực cắt giảm chi phí sau đợt tuyển dụng ồ ạt giai đoạn 2020 – 2021.
Trong bối cảnh làn sóng sa thải vẫn chưa dừng lại, đặc biệt ở ngành công nghệ, một số người thắc mắc lý do các lãnh đạo cấp cao không bị cắt giảm thu nhập? Các công ty này có thể cắt giảm các khoản lương khổng lồ và giữ lại một số nhân viên lâu năm?.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm làm việc, Chris Williams, cựu Phó Chủ tịch phụ trách nhân sự Microsoft đã giải thích về điều này:
1. Giảm lương của lãnh đạo không tạo ra tác động lớn
Lấy Google hoặc Microsoft làm ví dụ. Cả hai tuyển dụng khoảng 200.000 nhân sự và đã sa thải khoảng 10.000 trong năm qua. Hai CEO cũng có mức lương tương tự nhau, khoảng 2 triệu USD/năm.
Với những công ty này, cắt giảm 10.000 vị trí sẽ tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD mỗi năm chi phí. Nếu không trả lương cho CEO, họ chỉ tiết kiệm được 0,2% số đó.
Bài toán quá lớn đến nỗi các giám đốc điều hành muốn chỉ ra rằng việc cắt giảm lương thậm chí sẽ không giải quyết được vấn đề.
Hình thức này rất phổ biến trong giới doanh nghiệp vì nó không trực tiếp rút tiền từ túi doanh nghiệp. "Phép thuật" kế toán khiến cho chúng trở nên rất rẻ với công ty.
Quan trọng hơn, ban quản trị xem việc "cùm" chân CEO với cổ phiếu là một điều tốt. Nếu CEO không thể giải quyết các vấn đề, lương thưởng của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu họ hành động để nâng giá trị công ty, tất cả đều được hưởng lợi.
Cũng giống như tiền lương, vì các cổ phiếu thưởng không ảnh hưởng đến doanh thu hiện tại của công ty, việc cắt giảm khoản này sẽ không giúp công ty tiết kiệm thêm chi phí.
Giống như trong thế giới thể thao, rất ít người có thể chơi ở cấp độ khó. Còn trong thế giới kinh doanh, rất ít lãnh đạo giàu kinh nghiệm có thể dẫn dắt những công ty trị giá nghìn tỷ USD với hàng trăm nghìn lao động và hoạt động trên quy mô toàn cầu. Do đó, nếu cắt giảm lương thưởng và đề xuất mức thấp hơn so với những người chơi khác trong ngành, họ đối diện với rủi ro mất người lãnh đạo.
Hiện tại, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, một số CEO đã lên tiếng cam kết chia sẻ với nhân viên. Chẳng hạn, CEO Google tình nguyện giảm lương một năm trước, CEO Apple công khai yêu cầu giảm một nửa cổ phiếu thưởng. Tuy nhiên, lương cơ bản của Tim Cook không thay đổi (3 triệu USD).
Dù vậy, hầu hết những người còn lại không làm như vậy. Họ lấy những lý do kể trên để thỏa mãn chính mình, ban quản trị và cổ đông. Sau đó, họ quay trở lại công ty và nói những lời đầy cảm xúc về tất cả những điều này khó khăn như thế nào, thật buồn khi thấy mọi người thất nghiệp và ước có lựa chọn khác ra sao. Trên hết, họ sẽ nói về việc cùng nhau sát cánh và xây dựng một công ty vững mạnh hơn trong tương lai.
Theo Genk
Trang Techcrunch đã tổng hợp danh sách đầy đủ về tất cả các đợt sa thải trong lĩnh vực công nghệ năm 2023, được cập nhật hàng tháng. Theo Layoffs.fyi, trang chuyên theo dõi tình trạng sa thải nhân viên trong ngành công nghệ, tổng số nhân sự bị sa thải trong năm 2023 tính theo các tháng đầy đủ cho đến nay là 224.503 người.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, tháng 1 là tháng có số lượng nhân sự công nghệ bị sa thải nhiều nhất, lên tới con số 89.554 nhân viên bị sa thải, với sự góp mặt của hàng loạt các công ty như Alphabet với 6% nhân lực bị "bay màu", tương đương 12.000 nhân viên; Microsoft sa thải 10.000 nhân sự; Amazon sa thải 18.000 nhân sự…
Hơn 1.000 nhân viên của Google bị sa thải
Sang tháng 2, làn sóng sa thải tiếp tục với hơn 40.000 nhân sự công nghệ mất việc làm. Trong đó, Twitter đóng góp 200 nhân sự, tuy vậy đến tháng 10, khi Elon Musk tiếp quản, Twitter đã sa thải hơn 70% nhân sự.
Tháng 3 tiếp tục làn sóng với 37.823 nhân viên bị sa thải, tháng 4 là 20.014 nhân viên bị sa thải. Những tháng tiếp theo, mỗi tháng có trên 10.000 nhân sự bị sa thải, mặc dù số lượng giảm dần.
Bước sang năm mới 2024, Google đã sa thải hàng loạt nhân sự làm việc trong các dự án đáng chú ý như Google Assistant – trợ lý giọng nói giúp người dùng kiểm tra thông tin thời tiết, đặt báo thức và tra cứu.
Đợt sa thải lần này của Google cũng ảnh hưởng đến bộ phận phần cứng, nơi làm ra Google Nest, Fitbit và Pixel cũng như đội thực tế tăng cường. Đội ngũ kỹ sư lõi của công ty cũng không thoát khỏi tình trạng mất việc. Google cho biết việc cắt giảm sẽ diễn ra trên toàn cầu.
Người phát ngôn cho công đoàn đại diện cho những người lao động làm việc tại Alphabet – công ty mẹ Google – cho biết đợt sa thải lần này ảnh hưởng hơn 1.000 người và có quy mô lớn nhất kể từ tháng 1/2023. Điều đó nhấn mạnh từ Big Tech đến startup vẫn đang phải chịu áp lực cắt giảm chi phí sau đợt tuyển dụng ồ ạt giai đoạn 2020 – 2021.
Trong bối cảnh làn sóng sa thải vẫn chưa dừng lại, đặc biệt ở ngành công nghệ, một số người thắc mắc lý do các lãnh đạo cấp cao không bị cắt giảm thu nhập? Các công ty này có thể cắt giảm các khoản lương khổng lồ và giữ lại một số nhân viên lâu năm?.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm làm việc, Chris Williams, cựu Phó Chủ tịch phụ trách nhân sự Microsoft đã giải thích về điều này:
1. Giảm lương của lãnh đạo không tạo ra tác động lớn
Lấy Google hoặc Microsoft làm ví dụ. Cả hai tuyển dụng khoảng 200.000 nhân sự và đã sa thải khoảng 10.000 trong năm qua. Hai CEO cũng có mức lương tương tự nhau, khoảng 2 triệu USD/năm.
Với những công ty này, cắt giảm 10.000 vị trí sẽ tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD mỗi năm chi phí. Nếu không trả lương cho CEO, họ chỉ tiết kiệm được 0,2% số đó.
Bài toán quá lớn đến nỗi các giám đốc điều hành muốn chỉ ra rằng việc cắt giảm lương thậm chí sẽ không giải quyết được vấn đề.
2. Lương của lãnh đạo không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu
Thu nhập thực tế của các CEO công nghệ cao hơn nhiều. Chẳng hạn, CEO Google Sundar Pichai kiếm được 200 triệu USD năm 2023, còn người đồng cấp ở Microsoft, Satya Nadella, mang về gần 50 triệu USD năm 2022. Đó là vì họ được thưởng cổ phiếu theo hiệu quả công việc và kết quả kinh doanh của công ty.Hình thức này rất phổ biến trong giới doanh nghiệp vì nó không trực tiếp rút tiền từ túi doanh nghiệp. "Phép thuật" kế toán khiến cho chúng trở nên rất rẻ với công ty.
Quan trọng hơn, ban quản trị xem việc "cùm" chân CEO với cổ phiếu là một điều tốt. Nếu CEO không thể giải quyết các vấn đề, lương thưởng của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu họ hành động để nâng giá trị công ty, tất cả đều được hưởng lợi.
Cũng giống như tiền lương, vì các cổ phiếu thưởng không ảnh hưởng đến doanh thu hiện tại của công ty, việc cắt giảm khoản này sẽ không giúp công ty tiết kiệm thêm chi phí.
3. Sự cạnh tranh khốc liệt tìm kiếm người tài
Theo Williams, một nguyên nhân khác khiến các CEO không bị giảm lương xuất phát từ thực tế không có nhiều người tài phù hợp cho "chiếc ghế" này.Giống như trong thế giới thể thao, rất ít người có thể chơi ở cấp độ khó. Còn trong thế giới kinh doanh, rất ít lãnh đạo giàu kinh nghiệm có thể dẫn dắt những công ty trị giá nghìn tỷ USD với hàng trăm nghìn lao động và hoạt động trên quy mô toàn cầu. Do đó, nếu cắt giảm lương thưởng và đề xuất mức thấp hơn so với những người chơi khác trong ngành, họ đối diện với rủi ro mất người lãnh đạo.
Hiện tại, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, một số CEO đã lên tiếng cam kết chia sẻ với nhân viên. Chẳng hạn, CEO Google tình nguyện giảm lương một năm trước, CEO Apple công khai yêu cầu giảm một nửa cổ phiếu thưởng. Tuy nhiên, lương cơ bản của Tim Cook không thay đổi (3 triệu USD).
Dù vậy, hầu hết những người còn lại không làm như vậy. Họ lấy những lý do kể trên để thỏa mãn chính mình, ban quản trị và cổ đông. Sau đó, họ quay trở lại công ty và nói những lời đầy cảm xúc về tất cả những điều này khó khăn như thế nào, thật buồn khi thấy mọi người thất nghiệp và ước có lựa chọn khác ra sao. Trên hết, họ sẽ nói về việc cùng nhau sát cánh và xây dựng một công ty vững mạnh hơn trong tương lai.
Theo Genk