Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo còn có tác động “sâu sắc” hơn việc phát minh ra điện, internet và thậm chí cả lửa, đó là những gì CEO Google, Sundar Pichai, đã nhận xét với biên tập viên truyền thông của BBC, Amol Rajan trong một cuộc phỏng vấn.
CEO Google Sunder Pichai
“Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo vẫn đang ở giai đoạn rất sớm, nhưng tôi đã xem nó là công nghệ sâu sắc nhất mà nhân loại từng phát triển và tiếp tục phát triển, và chúng tôi phải đảm bảo phát triển theo cách mà chúng tôi có thể khai thác vì lợi ích của xã hội,” Pichai nói.
“Nhưng tôi kỳ vọng nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Bạn biết đấy, có thể là chăm sóc sức khỏe, có thể là giáo dục, có thể là cách chúng ta sản xuất mọi thứ và cách chúng ta tiếp nhận thông tin. Và vì vậy tôi xem nó như một công nghệ rất sâu sắc. Nếu bạn nghĩ về lửa, điện hay internet, AI giống như vậy, nhưng tôi nghĩ còn sâu sắc hơn”, Pichai nói.
Cho dù bạn có đồng ý với Pichai hay không, thì rõ ràng ông ấy nói đúng về một điều: Bất cứ điều gì xảy ra với AI, đều cần phải vì lợi ích của xã hội.
Khi cuộc phỏng vấn xoay quanh các tác động an ninh quốc gia của AI - thứ mà khoa học viễn tưởng dùng để khiến chúng ta khiếp sợ - Pichai vẫn lạc quan rằng xã hội sẽ sử dụng công nghệ vì mục đích tốt.
“Tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có một khía cạnh cạnh tranh. Sẽ có các khía cạnh an ninh quốc gia đối với nó. Và đó đều là những câu hỏi quan trọng. Nhưng tôi vẽ ra một sự song song, giống như thay đổi khí hậu, bạn sẽ không đạt được sự an toàn trên cơ sở đơn phương, vì thế giới này được kết nối”, Pichai nói.
“Và vì vậy, để thực sự giải quyết, bạn biết đấy, hãy chung sống hòa bình với AI, một lần nữa bạn sẽ cần các khuôn khổ và cấu trúc toàn cầu. Và mọi người sẽ bị ảnh hưởng theo cùng một cách, giống như khí hậu. Và tôi nghĩ đó là điều sẽ thu hút mọi người lại với nhau”, Pichai tiếp tục.
“Không có gì là cho không. Chúng ta phải đạt được điều đó, nhưng tôi nghĩ khi thế giới trở nên thịnh vượng hơn, khi có sự tăng trưởng kinh tế, tất cả mọi người đều muốn điều tương tự”, Pichai nói. “Ở một mức độ nào đó, mọi người muốn làm tốt, họ muốn hòa bình. Và vì vậy, bạn xây dựng trên những lý tưởng đó và kết nối mọi nơi với nhau”.
Lịch sử loài người có thể sẽ không đồng ý với Pichai, nhưng ai biết được tương lai? Đây không phải là lần đầu tiên Pichai so sánh cuộc cách mạng AI sắp tới với những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Pichai đã đưa ra nhận xét tương tự vào tháng 2 năm 2018.
Dù chưa biết liệu Pinchai có đúng về việc sống chung hoà bình với AI hay không, nhưng hy vọng là đúng. Nếu Pichai sai, chúng ta sẽ có một thế giới khủng khiếp.
CEO Google Sunder Pichai
“Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo vẫn đang ở giai đoạn rất sớm, nhưng tôi đã xem nó là công nghệ sâu sắc nhất mà nhân loại từng phát triển và tiếp tục phát triển, và chúng tôi phải đảm bảo phát triển theo cách mà chúng tôi có thể khai thác vì lợi ích của xã hội,” Pichai nói.
“Nhưng tôi kỳ vọng nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Bạn biết đấy, có thể là chăm sóc sức khỏe, có thể là giáo dục, có thể là cách chúng ta sản xuất mọi thứ và cách chúng ta tiếp nhận thông tin. Và vì vậy tôi xem nó như một công nghệ rất sâu sắc. Nếu bạn nghĩ về lửa, điện hay internet, AI giống như vậy, nhưng tôi nghĩ còn sâu sắc hơn”, Pichai nói.
Cho dù bạn có đồng ý với Pichai hay không, thì rõ ràng ông ấy nói đúng về một điều: Bất cứ điều gì xảy ra với AI, đều cần phải vì lợi ích của xã hội.
Khi cuộc phỏng vấn xoay quanh các tác động an ninh quốc gia của AI - thứ mà khoa học viễn tưởng dùng để khiến chúng ta khiếp sợ - Pichai vẫn lạc quan rằng xã hội sẽ sử dụng công nghệ vì mục đích tốt.
“Tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có một khía cạnh cạnh tranh. Sẽ có các khía cạnh an ninh quốc gia đối với nó. Và đó đều là những câu hỏi quan trọng. Nhưng tôi vẽ ra một sự song song, giống như thay đổi khí hậu, bạn sẽ không đạt được sự an toàn trên cơ sở đơn phương, vì thế giới này được kết nối”, Pichai nói.
“Và vì vậy, để thực sự giải quyết, bạn biết đấy, hãy chung sống hòa bình với AI, một lần nữa bạn sẽ cần các khuôn khổ và cấu trúc toàn cầu. Và mọi người sẽ bị ảnh hưởng theo cùng một cách, giống như khí hậu. Và tôi nghĩ đó là điều sẽ thu hút mọi người lại với nhau”, Pichai tiếp tục.
“Không có gì là cho không. Chúng ta phải đạt được điều đó, nhưng tôi nghĩ khi thế giới trở nên thịnh vượng hơn, khi có sự tăng trưởng kinh tế, tất cả mọi người đều muốn điều tương tự”, Pichai nói. “Ở một mức độ nào đó, mọi người muốn làm tốt, họ muốn hòa bình. Và vì vậy, bạn xây dựng trên những lý tưởng đó và kết nối mọi nơi với nhau”.
Lịch sử loài người có thể sẽ không đồng ý với Pichai, nhưng ai biết được tương lai? Đây không phải là lần đầu tiên Pichai so sánh cuộc cách mạng AI sắp tới với những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Pichai đã đưa ra nhận xét tương tự vào tháng 2 năm 2018.
Dù chưa biết liệu Pinchai có đúng về việc sống chung hoà bình với AI hay không, nhưng hy vọng là đúng. Nếu Pichai sai, chúng ta sẽ có một thế giới khủng khiếp.
Theo Genk