CEO Nvidia Jensen Huang - công ty phần cứng AI số 1 thế giới - cho rằng phải mất ít nhất một thập kỷ nữa, việc sản xuất chip của Mỹ mới có thể "độc lập về chuỗi cung ứng" với Trung Quốc.
"Chúng ta hoàn toàn nên đi theo hành trình đã vạch ra. Nhưng sự độc lập của chuỗi cung ứng Mỹ không phải là điều thực tế trong một hoặc hai thập kỷ tới", CEO Nvidia Jensen Huang nói với CNBC tại sự kiện DealBook Summit tại New Yorks cuối tháng 11 khi đề cập đến nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng bán dẫn.
Khi được hỏi Nvidia có tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc trong tương lai không, Huang nói công ty ông "được tạo ra để kinh doanh", do đó sẽ "cố gắng hợp tác" với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. CEO Nvidia cũng nhấn mạnh sự quan trọng của yếu tố an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh của công ty tại quốc gia đó để đưa ra quyết định.
Nvidia hiện chịu sự kiểm soát xuất khẩu ngày càng chặt chẽ sau hàng loạt lệnh cấm từ Mỹ, trong đó có việc bị hạn chế bán các sản phẩm GPU công suất cao, được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo, sang Trung Quốc - một trong những thị trường lớn nhất của Nvidia. "Công nghệ quan trọng và đỉnh cao nhất mà chúng tôi đã xây dựng được cho đến nay lại không được cung cấp cho Trung Quốc", Huang tiếp tục.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Trung Quốc có thể sẽ tìm cách tự tạo ra các công nghệ mới. Dù vậy, ông tự tin nói Nvidia vẫn đi trước các công ty tại Trung Quốc nhiều năm.
Huang cũng bày tỏ quan điểm về sự phát triển nhanh chóng của AI, trong đó nhắc đến siêu trí tuệ AGI có tiềm năng vượt con người. "Trong 5 năm tới, rõ ràng bạn sẽ thấy những AI có thể vượt qua các bài kiểm tra theo cách khá cạnh tranh với trí thông minh của con người", Huang cho hay.
Theo ông, một lý do khiến ngành công nghệ còn phải mất nhiều năm nữa mới có được AGI là khả năng lý luận nhiều bước - yếu tố ưu tiên hàng đầu của các công ty và nhà nghiên cứu - còn hạn chế. "Con người vẫn đang đảm nhận công việc đó", ông nói.
Ông dự đoán thế giới sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực AI và cuối cùng sẽ có các công cụ trí tuệ nhân tạo chuyên dụng phục vụ mục đích cụ thể, từ thiết kế chip, tạo phần mềm đến khám phá thuốc hay phân tích X quang. "Không còn nghi ngờ gì nữa, tốc độ tiến bộ sẽ cực nhanh", Huang tiếp tục.
Nvidia hiện là "ngôi sao" ở lĩnh vực phần cứng AI, với các sản phẩm GPU hàng đầu phục vụ các hệ thống đào tạo trí tuệ nhân tạo phức tạp. Trong quý III/2023, doanh thu công ty tăng ba lần, lợi nhuận tăng từ 680 triệu USD cách đây một năm lên chục tỷ USD. Năm nay, công ty cũng gia nhập "CLB nghìn tỷ USD", bên cạnh Apple, Amazon, Microsoft và Google.
Bên cạnh đó, Huang cũng nhớ về khoảng thời gian giao "siêu máy tính AI đầu tiên trên thế giới" cho OpenAI năm 2018, khi Elon Musk vẫn còn ở công ty. "Elon nhìn thấy nó, ông ấy lập tức nói 'Tôi muốn một chiếc trong số đó'. Ngày hôm sau, tôi chuyển siêu máy tính AI cho OpenAI".
Với những biến động của OpenAI gần đây, Huang hy vọng mọi thứ sẽ dịu xuống theo hướng tích cực. "Tôi rất vui vì họ đã ổn định. Họ là một đội tuyệt vời", ông nói.
Khi được hỏi Nvidia có tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc trong tương lai không, Huang nói công ty ông "được tạo ra để kinh doanh", do đó sẽ "cố gắng hợp tác" với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. CEO Nvidia cũng nhấn mạnh sự quan trọng của yếu tố an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh của công ty tại quốc gia đó để đưa ra quyết định.
Nvidia hiện chịu sự kiểm soát xuất khẩu ngày càng chặt chẽ sau hàng loạt lệnh cấm từ Mỹ, trong đó có việc bị hạn chế bán các sản phẩm GPU công suất cao, được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo, sang Trung Quốc - một trong những thị trường lớn nhất của Nvidia. "Công nghệ quan trọng và đỉnh cao nhất mà chúng tôi đã xây dựng được cho đến nay lại không được cung cấp cho Trung Quốc", Huang tiếp tục.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Trung Quốc có thể sẽ tìm cách tự tạo ra các công nghệ mới. Dù vậy, ông tự tin nói Nvidia vẫn đi trước các công ty tại Trung Quốc nhiều năm.
Theo ông, một lý do khiến ngành công nghệ còn phải mất nhiều năm nữa mới có được AGI là khả năng lý luận nhiều bước - yếu tố ưu tiên hàng đầu của các công ty và nhà nghiên cứu - còn hạn chế. "Con người vẫn đang đảm nhận công việc đó", ông nói.
Ông dự đoán thế giới sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực AI và cuối cùng sẽ có các công cụ trí tuệ nhân tạo chuyên dụng phục vụ mục đích cụ thể, từ thiết kế chip, tạo phần mềm đến khám phá thuốc hay phân tích X quang. "Không còn nghi ngờ gì nữa, tốc độ tiến bộ sẽ cực nhanh", Huang tiếp tục.
Bên cạnh đó, Huang cũng nhớ về khoảng thời gian giao "siêu máy tính AI đầu tiên trên thế giới" cho OpenAI năm 2018, khi Elon Musk vẫn còn ở công ty. "Elon nhìn thấy nó, ông ấy lập tức nói 'Tôi muốn một chiếc trong số đó'. Ngày hôm sau, tôi chuyển siêu máy tính AI cho OpenAI".
Với những biến động của OpenAI gần đây, Huang hy vọng mọi thứ sẽ dịu xuống theo hướng tích cực. "Tôi rất vui vì họ đã ổn định. Họ là một đội tuyệt vời", ông nói.
Theo VN review