'Những người không muốn tuân thủ có thể nghỉ việc. Vẫn còn những công ty khác xung quanh đấy', ông nói.
“Những người không muốn tuân thủ có thể nghỉ việc. Vẫn còn những công ty khác xung quanh đấy”, Garman nói. “Tôi muốn đổi mới các sản phẩm thú vị và tôi cần mọi người đến làm việc trực tiếp”.
Trước đó, thông báo mới về chính sách quay trở lại làm việc đã khiến nhiều nhân viên Amazon khó chịu vì cho rằng điều này gây lãng phí thời gian đi lại. Một số cho rằng lợi ích của việc làm việc tại văn phòng không được nghiên cứu rõ ràng.
Amazon từng thực thi chính sách làm việc 3 ngày tại văn phòng song mới đây đã chuyển sang 5 ngày để “sáng tạo, cộng tác và kết nối”. Một số nhân viên không tuân thủ đã được thông báo “tự nguyện từ chức” và bị loại khỏi hệ thống công ty.
Như vậy, Amazon, công ty tư nhân lớn thứ hai thế giới sau Walmart, đã có lập trường vô cùng cứng rắn với chính sách trở lại làm việc tại văn phòng. Để so sánh, Google, Meta và Microsoft chỉ duy trì chính sách làm việc 2-3 ngày tại văn phòng.
“Tôi thực sự khá hào hứng với sự thay đổi này nhưng tôi biết không phải ai cũng vậy”, Garman nói và cho biết nhân viên có thể bày tỏ sự bất bình nhưng sau đó vẫn phải thực thi quy định mới vì các dự án sắp tới không lý tưởng cho việc làm từ xa.
“Nhìn lại 5 năm qua, chúng ta có thể tin tưởng các lợi ích từ việc làm việc cùng nhau là rất lớn. Điều đó giúp các cộng sự có thể dễ dàng học hỏi, làm gương, thực hành và củng cố văn hóa công ty. Việc hợp tác, lên ý tưởng, sáng chế cũng đơn giản và hiệu quả hơn. Học tập lẫn nhau diễn ra nhịp nhàng, trong khi khả năng kết nối giữa các nhóm với nhau được tăng cường”, Giám đốc điều hành (CEO) Andy Jassy nói.
Tờ The New York Times dẫn nguồn tin nội bộ Amazon khẳng định việc điểm danh nhân sự sẽ được thực hiện bằng cách quẹt thẻ nhân viên. Toàn bộ nhân viên phải đến văn phòng ngay cả khi hầu hết thành viên trong nhóm làm việc tại các văn phòng khác. Phòng họp mới và khoảng 3.500 buồng điện thoại sẽ được đầu tư để phục vụ nhu cầu.
Được lòng các lãnh đạo doanh nghiệp, song quy định đến cơ quan làm việc toàn thời gian lại bị phần lớn nhân viên chỉ trích. Họ quá quen với gần 4 năm làm việc từ xa nên do đó, quy định mới sẽ gây ra không ít xáo trộn.
Chị Tamia Reed, kỹ sư trung tâm dữ liệu tại bộ phận điện toán đám mây Amazon Web Services, chia sẻ trên mạng xã hội: “Với nhiều người trong chúng ta, làm việc từ xa không chỉ là sự tiện nghi mà còn là điều kiện cần thiết hướng đến đời sống công việc linh hoạt và cân bằng. Tôi hy vọng Amazon sẽ cân nhắc lại và tìm ra cách hỗ trợ cả nhu cầu kinh doanh lẫn sở thích làm việc đa dạng của nhân viên”.
Giáo sư Prithwiraj Choudhury tại Trường kinh doanh Harvard (ĐH Harvard) thì khẳng định những quyết định như của Amazon chắc chắn sẽ để lại hậu quả. Việc từ bỏ chính sách làm việc linh hoạt sẽ khiến công ty mất nhân tài hàng đầu hoặc bỏ lỡ những nhân viên hoặc ứng viên giàu tiềm năng.
Theo Genk
“Những người không muốn tuân thủ có thể nghỉ việc. Vẫn còn những công ty khác xung quanh đấy”, Garman nói. “Tôi muốn đổi mới các sản phẩm thú vị và tôi cần mọi người đến làm việc trực tiếp”.
Trước đó, thông báo mới về chính sách quay trở lại làm việc đã khiến nhiều nhân viên Amazon khó chịu vì cho rằng điều này gây lãng phí thời gian đi lại. Một số cho rằng lợi ích của việc làm việc tại văn phòng không được nghiên cứu rõ ràng.
Amazon từng thực thi chính sách làm việc 3 ngày tại văn phòng song mới đây đã chuyển sang 5 ngày để “sáng tạo, cộng tác và kết nối”. Một số nhân viên không tuân thủ đã được thông báo “tự nguyện từ chức” và bị loại khỏi hệ thống công ty.
Như vậy, Amazon, công ty tư nhân lớn thứ hai thế giới sau Walmart, đã có lập trường vô cùng cứng rắn với chính sách trở lại làm việc tại văn phòng. Để so sánh, Google, Meta và Microsoft chỉ duy trì chính sách làm việc 2-3 ngày tại văn phòng.
“Tôi thực sự khá hào hứng với sự thay đổi này nhưng tôi biết không phải ai cũng vậy”, Garman nói và cho biết nhân viên có thể bày tỏ sự bất bình nhưng sau đó vẫn phải thực thi quy định mới vì các dự án sắp tới không lý tưởng cho việc làm từ xa.
“Nhìn lại 5 năm qua, chúng ta có thể tin tưởng các lợi ích từ việc làm việc cùng nhau là rất lớn. Điều đó giúp các cộng sự có thể dễ dàng học hỏi, làm gương, thực hành và củng cố văn hóa công ty. Việc hợp tác, lên ý tưởng, sáng chế cũng đơn giản và hiệu quả hơn. Học tập lẫn nhau diễn ra nhịp nhàng, trong khi khả năng kết nối giữa các nhóm với nhau được tăng cường”, Giám đốc điều hành (CEO) Andy Jassy nói.
Tờ The New York Times dẫn nguồn tin nội bộ Amazon khẳng định việc điểm danh nhân sự sẽ được thực hiện bằng cách quẹt thẻ nhân viên. Toàn bộ nhân viên phải đến văn phòng ngay cả khi hầu hết thành viên trong nhóm làm việc tại các văn phòng khác. Phòng họp mới và khoảng 3.500 buồng điện thoại sẽ được đầu tư để phục vụ nhu cầu.
Được lòng các lãnh đạo doanh nghiệp, song quy định đến cơ quan làm việc toàn thời gian lại bị phần lớn nhân viên chỉ trích. Họ quá quen với gần 4 năm làm việc từ xa nên do đó, quy định mới sẽ gây ra không ít xáo trộn.
Chị Tamia Reed, kỹ sư trung tâm dữ liệu tại bộ phận điện toán đám mây Amazon Web Services, chia sẻ trên mạng xã hội: “Với nhiều người trong chúng ta, làm việc từ xa không chỉ là sự tiện nghi mà còn là điều kiện cần thiết hướng đến đời sống công việc linh hoạt và cân bằng. Tôi hy vọng Amazon sẽ cân nhắc lại và tìm ra cách hỗ trợ cả nhu cầu kinh doanh lẫn sở thích làm việc đa dạng của nhân viên”.
Giáo sư Prithwiraj Choudhury tại Trường kinh doanh Harvard (ĐH Harvard) thì khẳng định những quyết định như của Amazon chắc chắn sẽ để lại hậu quả. Việc từ bỏ chính sách làm việc linh hoạt sẽ khiến công ty mất nhân tài hàng đầu hoặc bỏ lỡ những nhân viên hoặc ứng viên giàu tiềm năng.
Theo Genk