Khi triều Nguyễn vời ông chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh vào Huế nhậm chức ngự tiền văn phòng, cậu con trai thứ chín là Phạm Tuyên lúc đó mới năm tuổi, theo cha vào cung. Tại đây, tác phẩm âm nhạc đầu tiên của cậu bé đã ra đời, mang tên Sóng sông Hương… Kể từ con sóng đầu tiên đó, Phạm Tuyên đến nay đã có trong tay khoảng 700 ca khúc, góp phần tạo nên diện mạo nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua…
Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh thời từng viết một câu thơ rất hay về nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay…”
Cuộc sống rất đa dạng, tôi là người luôn muốn tìm niềm vui trong cuộc sống, khi tiếp cận đời sống ở những góc khác nhau. Chưa chắc những cái mình cho là “được” đã là được; những cái mình “mất” đã là mất… “Đắng” mà vẫn “trổ hoa vàng” mới là có nghị lực sống… Nhà thơ Phạm Tiến Duật ngày còn sống đã từng xung phong làm MC cho nhiều đêm nhạc của tôi, anh ấy nói: “Em rất hiểu anh!”, và đã có hai câu thơ trên.
Một cậu ấm con quan, vượt qua những bi kịch và những định kiến giai cấp nặng nề, được kết nạp Đảng từ năm 20 tuổi, với ông đó có phải là chặng đời khó khăn nhất?
Khi cha bị xử tử do làm việc cho Pháp, tôi mới 15 tuổi. Chị em tôi được bí mật đưa lên tàu hoả ra Hà Nội gặp Cụ Hồ. Cuộc gặp đó vô cùng quan trọng, có thể nói nó đã quyết định niềm tin của gia đình và sự nghiệp của bản thân tôi. Tại cuộc gặp này, Cụ Hồ cho biết đã gặp cha tôi trước đây ở Pháp, chia sẻ nỗi đau mất cha của chúng tôi, và nói: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Các cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng!” Tôi đọc nhiều sách và hiểu, cuộc cách mạng nào cũng có những thời điểm không tránh khỏi sự manh động: cách mạng Pháp, cách mạng Nga, cách mạng Trung Quốc… và với chúng tôi, việc cần thiết lúc đó là phải “vững tâm” như Cụ Hồ đã dạy.
Đó cũng là thời điểm ông bắt đầu cuộc sống tự lập của mình bằng việc học?
Tôi lao vào tự học, mua sách vở để đọc, đi tản cư cũng mang theo sách… Nghe tin ở Ninh Bình có tổ chức thi tú tài, tôi khăn gói vào, kết quả mấy trăm người thi chỉ ba người đỗ, trong đó có tôi. Đỗ tú tài, tôi lại muốn học tiếp. Lúc đó bậc đại học chỉ có hai trường pháp lý và y khoa, tự thấy mình không hợp với nghề y, tôi đã theo học luật. Cùng học với tôi có mấy người sau nay đều nổi tiếng như nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng… Một lý do khác, rất sâu kín trong lòng: tôi chọn học luật còn vì muốn có kiến thức để một ngày nào đó tìm lại công lý cho người cha đã mất.
Tham gia kháng chiến, ông đã được tôi luyện “lửa thử vàng” ra sao?
Khi Pháp đánh lên Thái Nguyên, trường luật phải giải tán. Tôi bấy giờ 17 — 18 tuổi, tinh thần hăng hái lắm, xung phong vào bộ đội, đi học sĩ quan, trở thành đại đội trưởng trường Thiếu sinh quân Việt Nam, rồi bị thương trong một trận máy bay địch bắn phá… Sau trận đó, hiệu trưởng Lê Chiêu (sau là thiếu tướng quân đội) đề nghị kết nạp tôi vào Đảng, dù vẫn có ý kiến xem lại lý lịch con quan lại. Sau gặp lại ông Chiêu, tôi có hỏi chuyện đó, ông ấy nói ông cũng bị phiền trách, nhưng không ân hận vì “Tuyên là người tốt”!
Trong gia tài âm nhạc của ông, sáng tác cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng...
Công chúng sẽ đánh giá thấp trình độ của người xét giải khi anh không đại diện cho ai ngoài chính anh.
Thời kỳ rời quân đội sang làm giáo viên phụ trách văn — thể — mỹ ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, sự nghiệp âm nhạc cho thiếu nhi của tôi đã được bắt đầu. Hiện tôi có khoảng 1/3 các sáng tác là ca khúc viết cho thiếu nhi. Nhưng có lẽ vấn đề này thời sự hơn: dạo này, ca khúc cho thiếu nhi thiếu quá. Nếu thiếu sự quan tâm đến các em, sẽ dẫn đến nguy cơ bị xâm lăng về văn hoá. Tại một vài cuộc họp, tôi đã có ý kiến về chuyện này. Nhạc sĩ trẻ của ta khá đông, nhưng hầu như chỉ viết một loại ca khúc là ca khúc thất tình mà thiếu người viết cho thiếu nhi. Một phần vì loại ca khúc này ít tiền; phần nữa có cái khó là ngay cả đã viết được, cũng không biết lấy kinh phí ở đâu để dựng bài…
Ông có cảm thấy buồn khi khá nhiều sáng tác trẻ hiện đang bị rơi vào bế tắc, quẩn quanh, “sến”?
Có lúc ngồi taxi, tôi cũng bị “tra tấn” bởi các loại nhạc như vậy… Tôi thông cảm với các nhạc sĩ trẻ hiện có những thiệt thòi so với lớp trước, một số thể nghiệm không được chấp nhận. Phải ủng hộ những thể nghiệm, tìm tòi. Vấn đề là kỹ thuật âm nhạc của họ nói chung rất tốt, nhưng kiến thức văn hoá nền thấp, điều đó rất đáng lo lắng. Dẫu vậy, tôi vẫn tin sau chúng tôi, thế hệ trẻ chắc chắn sẽ có sự tiếp nối tích cực. Tôi có một lời khuyên: hãy nâng cao trình độ văn hoá, nếu không sẽ không thể có sáng tác âm nhạc có giá trị!
Một số người bi quan cho rằng đời sống âm nhạc hiện nay đang có những nhiễu nhương và đã đến lúc cần đặt lại vấn đề đâu là giá trị âm nhạc đích thực. Ý kiến của ông?
Đây quả là một vấn đề lớn. Tôi chỉ có thể nói rằng, khi chúng ta hội nhập thì vấn đề văn hoá nhất thiết phải được coi trọng đúng mức. Hội nhập có nhiều cái hay có thể thu nhận, nhưng những rác rưởi của nó cũng không ít, rất phải cẩn thận… Văn hoá xuống cấp là nguy cơ có thật, và có người đã cảnh báo “mất chủ quyền về văn hoá là mất hết!” Hiện trong âm nhạc đang có hai thái cực: phía bảo thủ cổ suý cho ca trù, quan họ, chèo… phía tân tiến thì ngược lại. Vấn đề là mỗi thể loại âm nhạc là sản phẩm của một thời kỳ, không thể áp đặt cứng nhắc; không nên nhại lại mà hãy để cho những cái hồn cốt của nó nhập vào mình. Tôi nhớ, một nghệ sĩ Nhật Bản đã nói về vấn đề này: “Hãy nghiền nát truyền thống, cho nó ngấm vào máu của mình, để mà sáng tác…”
Ngày càng nhiều cuộc thi về âm nhạc được tổ chức. Từng làm giám khảo những cuộc thi như vậy, ông có yên tâm về chất lượng chấm giải, xét giải nói chung?
Thực ra, mặc dù rất ủng hộ các phong trào, nhưng gần đây tôi thường từ chối việc trở thành giám khảo các cuộc thi như vậy. Do ban tổ chức thường hay công bố trước thành phần ban giám khảo, người ta biết, chạy vạy quà cáp ghê lắm, dẫn đến quá trình chấm giải khó khách quan…
Nếu coi đây là một “trận địa”, việc từ chối đó của ông có thể xem là trốn tránh trách nhiệm hay không?
“Không mợ thì chợ vẫn đông” ấy mà, còn có nhiều người khác có thể đảm nhiệm việc đó thay tôi. Phải nói rằng, hiện nay tiêu cực thi cử khá phổ biến, các cuộc thi nghệ thuật cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Việc thẩm định giá trị nghệ thuật không thật chuẩn, vì cơ chế thị trường và đồng tiền đã trở nên quá quan trọng… Ví dụ, thi hát, người ta công bố số tin nhắn bầu cho thí sinh qua điện thoại, chưa nói đến việc đúng sai, làm thay đổi kết quả chấm của ban giám khảo như thế nào, nhưng trước hết, chỉ có anh điện thoại là được lợi…
Ngay cả việc lớn như xét giải thưởng
Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn học nghệ thuật những năm gần đây trong một số trường hợp cũng đã vấp phải phản ứng từ phía các nghệ sĩ. Việc từ chối xin giải thưởng của ông cũng là một sự kiện!
Nhiều năm trước tôi đã có tên trong danh sách đề cử xét giải thưởng Hồ Chí Minh. Nay, người ta nói tôi phải làm đơn xin giải thưởng thì mới được xét. Tôi thấy làm thế rất buồn cười nên kiên quyết không làm đơn. Đó là hậu quả của cơ chế xin — cho trong lĩnh vực âm nhạc. Người ta bỏ tiền để chạy xin — cho chức vụ, quyền hạn, vào bệnh viện cũng xin — cho, đưa con đi học trường công cũng xin — cho, đâu đâu cũng thế nên quen rồi, nhưng tôi thì không. Hiện tại, tôi đã chuẩn bị tinh thần: nếu tôi không nộp đơn và người ta lấy đó làm lý do để không xét trường hợp của tôi, thì cũng là điều tốt. Vấn đề quan trọng với một nhạc sĩ, là họ có chỗ đứng trong lòng công chúng hay không. Bài hát của họ có được ai nhớ, có tiếp tục được vang lên sau sự thanh lọc của thời gian hay không.
Có quan điểm khác về vấn đề này: kết quả thẩm định của hội đồng chuyên môn luôn cao hơn sự thẩm định của công chúng, nhất là trong một quy trình thẩm định cụ thể?
Quan điểm của tôi là, nhạc sĩ sáng tác và chính đời sống sẽ thẩm định giá trị đích thực của những tác phẩm âm nhạc đó. Cơ quan thẩm định âm nhạc phải có trách nhiệm thăm dò, tìm hiểu, đánh giá đúng về những tác phẩm đã đi vào đời sống. Xin chớ coi thường công chúng, chớ nghĩ rằng họ không có kiến thức âm nhạc đủ để thẩm định chính xác chất lượng tác phẩm. Vì công chúng không chỉ là những người dân bình thường, mà bao gồm những người già người trẻ, bộ phận trí thức và những người am hiểu về âm nhạc… Công chúng sẽ đánh giá thấp trình độ của người xét giải khi anh không đại diện cho ai ngoài chính anh.
Không chấp nhận “xin” giải thưởng là hành động của kẻ sĩ. Ông có nghĩ thế?
Cả đời mình, tôi không làm việc vì giải thưởng! Cuộc đời đã ấn định như thế rồi. Có giải thưởng hay không cũng thế thôi. Tôi lên Cao Bằng, người ta không hề biết tôi và họ hát bài hát của tôi, đó mới là phần thưởng lớn hơn mọi giải thưởng. Tôi từng được gọi là “nhạc sĩ của… nhân dân” khi lên thuyền nghe hát trên sông Hương, ban tổ chức muốn giới thiệu tôi là nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú… tôi đều lắc đầu bảo “tôi không có bất cứ danh hiệu nào ngoài danh hiệu “nhạc sĩ” và hãy giới thiệu tôi như vậy”.
Ông quan niệm thế nào về vấn đề “cuộc sống có công bằng với ta hay không”?
Tỉ phú Bill Gates có một câu mà tôi thấy rất đúng: “Cuộc sống vốn không công bằng, phải biết cách thích nghi và vượt lên nó”. Tôi cho rằng, người nào cứ đòi cuộc sống phải công bằng với mình, người đó suốt đời sẽ là một kẻ bất mãn. Làm sao có thể bắt cuộc sống luôn chiều theo ý mình? Đó là điều không tưởng.
Băn khoăn lớn nhất của ông hiện nay?
Là quỹ thời gian không còn nhiều. Mà tôi lại còn rất nhiều việc chưa làm xong. Gần đây, một nửa thời gian của tôi là tìm tư liệu cho các nhà xuất bản trước tác của cha tôi. Tôi vẫn hằng mong mỏi: sống đến ngày được chứng kiến thân phụ mình được giải toả, dù đã hơn 65 năm rồi, nhưng tôi vẫn tin vào sự công minh của lịch sử… May mắn là, kể từ năm 2000 tới nay, lần lượt các nhà xuất bản uy tín trong nước đã phát hành hàng ngàn trang sách của ông như cuốn: Mười ngày ở Huế (NXB Văn Học — 2001), Mục lục Nam Phong (NXB Thuận Hoá — 2002), Luận giải văn học và triết học (NXB Thông Tin — 2003), Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà Văn — 2004), Thượng Chi văn tập (NXB Văn Học — 2007), Du ký Việt Nam (NXB Trẻ — 2007)… Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong những tác phẩm đó, cha tôi đã đặt những vấn đề lớn lao về số phận dân tộc. Bản chất cha tôi là vậy, luôn đấu tranh cho độc lập dân tộc, ông cũng là người đã đấu tranh cho bằng được việc đưa tiếng Việt vào dạy ở bậc tiểu học khi ông làm thượng thư bộ Học…
Không đi theo con đường ký giả như cha mình, nhưng ngòi bút trong tay ông được đánh giá là rất tài hoa trong cả nét nhạc lẫn ca từ…
Phải nói là tôi rất cảm ơn tủ sách của cha tôi. Sở dĩ, ca khúc của tôi ngoài phần nhạc, còn có phần lời, là do những kiến thức mà tôi thu nạp được từ những cuốn sách. Tám mươi tuổi rồi song tôi vẫn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày mấy tiếng là vì thế…
Ông nghĩ sao về nhận xét: nhạc sĩ Phạm Tuyên có một cuộc đời khác thường?
Tôi thấy mình là một người bình thường và một cuộc đời bình thường. Niềm vui lớn nhất của tôi là làm được điều gì có ích. Tôi sống và viết nhạc đều với tinh thần đó. Là nhạc sĩ, tôi hiểu sức mạnh của âm nhạc là rất to lớn… Âm nhạc đã cho tôi niềm vui, phần nào đó thì âm nhạc cũng là lẽ sống của tôi.
thực hiện Kim Hoa
chân dung hội hoạ Hoàng Tường
Nguồn SGTT.VN
Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh thời từng viết một câu thơ rất hay về nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay…”
Cuộc sống rất đa dạng, tôi là người luôn muốn tìm niềm vui trong cuộc sống, khi tiếp cận đời sống ở những góc khác nhau. Chưa chắc những cái mình cho là “được” đã là được; những cái mình “mất” đã là mất… “Đắng” mà vẫn “trổ hoa vàng” mới là có nghị lực sống… Nhà thơ Phạm Tiến Duật ngày còn sống đã từng xung phong làm MC cho nhiều đêm nhạc của tôi, anh ấy nói: “Em rất hiểu anh!”, và đã có hai câu thơ trên.
Một cậu ấm con quan, vượt qua những bi kịch và những định kiến giai cấp nặng nề, được kết nạp Đảng từ năm 20 tuổi, với ông đó có phải là chặng đời khó khăn nhất?
Khi cha bị xử tử do làm việc cho Pháp, tôi mới 15 tuổi. Chị em tôi được bí mật đưa lên tàu hoả ra Hà Nội gặp Cụ Hồ. Cuộc gặp đó vô cùng quan trọng, có thể nói nó đã quyết định niềm tin của gia đình và sự nghiệp của bản thân tôi. Tại cuộc gặp này, Cụ Hồ cho biết đã gặp cha tôi trước đây ở Pháp, chia sẻ nỗi đau mất cha của chúng tôi, và nói: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Các cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng!” Tôi đọc nhiều sách và hiểu, cuộc cách mạng nào cũng có những thời điểm không tránh khỏi sự manh động: cách mạng Pháp, cách mạng Nga, cách mạng Trung Quốc… và với chúng tôi, việc cần thiết lúc đó là phải “vững tâm” như Cụ Hồ đã dạy.
Đó cũng là thời điểm ông bắt đầu cuộc sống tự lập của mình bằng việc học?
Tôi lao vào tự học, mua sách vở để đọc, đi tản cư cũng mang theo sách… Nghe tin ở Ninh Bình có tổ chức thi tú tài, tôi khăn gói vào, kết quả mấy trăm người thi chỉ ba người đỗ, trong đó có tôi. Đỗ tú tài, tôi lại muốn học tiếp. Lúc đó bậc đại học chỉ có hai trường pháp lý và y khoa, tự thấy mình không hợp với nghề y, tôi đã theo học luật. Cùng học với tôi có mấy người sau nay đều nổi tiếng như nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng… Một lý do khác, rất sâu kín trong lòng: tôi chọn học luật còn vì muốn có kiến thức để một ngày nào đó tìm lại công lý cho người cha đã mất.
Tham gia kháng chiến, ông đã được tôi luyện “lửa thử vàng” ra sao?
Khi Pháp đánh lên Thái Nguyên, trường luật phải giải tán. Tôi bấy giờ 17 — 18 tuổi, tinh thần hăng hái lắm, xung phong vào bộ đội, đi học sĩ quan, trở thành đại đội trưởng trường Thiếu sinh quân Việt Nam, rồi bị thương trong một trận máy bay địch bắn phá… Sau trận đó, hiệu trưởng Lê Chiêu (sau là thiếu tướng quân đội) đề nghị kết nạp tôi vào Đảng, dù vẫn có ý kiến xem lại lý lịch con quan lại. Sau gặp lại ông Chiêu, tôi có hỏi chuyện đó, ông ấy nói ông cũng bị phiền trách, nhưng không ân hận vì “Tuyên là người tốt”!
Trong gia tài âm nhạc của ông, sáng tác cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng...
Công chúng sẽ đánh giá thấp trình độ của người xét giải khi anh không đại diện cho ai ngoài chính anh.
Thời kỳ rời quân đội sang làm giáo viên phụ trách văn — thể — mỹ ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc, sự nghiệp âm nhạc cho thiếu nhi của tôi đã được bắt đầu. Hiện tôi có khoảng 1/3 các sáng tác là ca khúc viết cho thiếu nhi. Nhưng có lẽ vấn đề này thời sự hơn: dạo này, ca khúc cho thiếu nhi thiếu quá. Nếu thiếu sự quan tâm đến các em, sẽ dẫn đến nguy cơ bị xâm lăng về văn hoá. Tại một vài cuộc họp, tôi đã có ý kiến về chuyện này. Nhạc sĩ trẻ của ta khá đông, nhưng hầu như chỉ viết một loại ca khúc là ca khúc thất tình mà thiếu người viết cho thiếu nhi. Một phần vì loại ca khúc này ít tiền; phần nữa có cái khó là ngay cả đã viết được, cũng không biết lấy kinh phí ở đâu để dựng bài…
Ông có cảm thấy buồn khi khá nhiều sáng tác trẻ hiện đang bị rơi vào bế tắc, quẩn quanh, “sến”?
Có lúc ngồi taxi, tôi cũng bị “tra tấn” bởi các loại nhạc như vậy… Tôi thông cảm với các nhạc sĩ trẻ hiện có những thiệt thòi so với lớp trước, một số thể nghiệm không được chấp nhận. Phải ủng hộ những thể nghiệm, tìm tòi. Vấn đề là kỹ thuật âm nhạc của họ nói chung rất tốt, nhưng kiến thức văn hoá nền thấp, điều đó rất đáng lo lắng. Dẫu vậy, tôi vẫn tin sau chúng tôi, thế hệ trẻ chắc chắn sẽ có sự tiếp nối tích cực. Tôi có một lời khuyên: hãy nâng cao trình độ văn hoá, nếu không sẽ không thể có sáng tác âm nhạc có giá trị!
Một số người bi quan cho rằng đời sống âm nhạc hiện nay đang có những nhiễu nhương và đã đến lúc cần đặt lại vấn đề đâu là giá trị âm nhạc đích thực. Ý kiến của ông?
Đây quả là một vấn đề lớn. Tôi chỉ có thể nói rằng, khi chúng ta hội nhập thì vấn đề văn hoá nhất thiết phải được coi trọng đúng mức. Hội nhập có nhiều cái hay có thể thu nhận, nhưng những rác rưởi của nó cũng không ít, rất phải cẩn thận… Văn hoá xuống cấp là nguy cơ có thật, và có người đã cảnh báo “mất chủ quyền về văn hoá là mất hết!” Hiện trong âm nhạc đang có hai thái cực: phía bảo thủ cổ suý cho ca trù, quan họ, chèo… phía tân tiến thì ngược lại. Vấn đề là mỗi thể loại âm nhạc là sản phẩm của một thời kỳ, không thể áp đặt cứng nhắc; không nên nhại lại mà hãy để cho những cái hồn cốt của nó nhập vào mình. Tôi nhớ, một nghệ sĩ Nhật Bản đã nói về vấn đề này: “Hãy nghiền nát truyền thống, cho nó ngấm vào máu của mình, để mà sáng tác…”
Ngày càng nhiều cuộc thi về âm nhạc được tổ chức. Từng làm giám khảo những cuộc thi như vậy, ông có yên tâm về chất lượng chấm giải, xét giải nói chung?
Thực ra, mặc dù rất ủng hộ các phong trào, nhưng gần đây tôi thường từ chối việc trở thành giám khảo các cuộc thi như vậy. Do ban tổ chức thường hay công bố trước thành phần ban giám khảo, người ta biết, chạy vạy quà cáp ghê lắm, dẫn đến quá trình chấm giải khó khách quan…
Nếu coi đây là một “trận địa”, việc từ chối đó của ông có thể xem là trốn tránh trách nhiệm hay không?
“Không mợ thì chợ vẫn đông” ấy mà, còn có nhiều người khác có thể đảm nhiệm việc đó thay tôi. Phải nói rằng, hiện nay tiêu cực thi cử khá phổ biến, các cuộc thi nghệ thuật cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Việc thẩm định giá trị nghệ thuật không thật chuẩn, vì cơ chế thị trường và đồng tiền đã trở nên quá quan trọng… Ví dụ, thi hát, người ta công bố số tin nhắn bầu cho thí sinh qua điện thoại, chưa nói đến việc đúng sai, làm thay đổi kết quả chấm của ban giám khảo như thế nào, nhưng trước hết, chỉ có anh điện thoại là được lợi…
Ngay cả việc lớn như xét giải thưởng
Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn học nghệ thuật những năm gần đây trong một số trường hợp cũng đã vấp phải phản ứng từ phía các nghệ sĩ. Việc từ chối xin giải thưởng của ông cũng là một sự kiện!
Nhiều năm trước tôi đã có tên trong danh sách đề cử xét giải thưởng Hồ Chí Minh. Nay, người ta nói tôi phải làm đơn xin giải thưởng thì mới được xét. Tôi thấy làm thế rất buồn cười nên kiên quyết không làm đơn. Đó là hậu quả của cơ chế xin — cho trong lĩnh vực âm nhạc. Người ta bỏ tiền để chạy xin — cho chức vụ, quyền hạn, vào bệnh viện cũng xin — cho, đưa con đi học trường công cũng xin — cho, đâu đâu cũng thế nên quen rồi, nhưng tôi thì không. Hiện tại, tôi đã chuẩn bị tinh thần: nếu tôi không nộp đơn và người ta lấy đó làm lý do để không xét trường hợp của tôi, thì cũng là điều tốt. Vấn đề quan trọng với một nhạc sĩ, là họ có chỗ đứng trong lòng công chúng hay không. Bài hát của họ có được ai nhớ, có tiếp tục được vang lên sau sự thanh lọc của thời gian hay không.
Có quan điểm khác về vấn đề này: kết quả thẩm định của hội đồng chuyên môn luôn cao hơn sự thẩm định của công chúng, nhất là trong một quy trình thẩm định cụ thể?
Quan điểm của tôi là, nhạc sĩ sáng tác và chính đời sống sẽ thẩm định giá trị đích thực của những tác phẩm âm nhạc đó. Cơ quan thẩm định âm nhạc phải có trách nhiệm thăm dò, tìm hiểu, đánh giá đúng về những tác phẩm đã đi vào đời sống. Xin chớ coi thường công chúng, chớ nghĩ rằng họ không có kiến thức âm nhạc đủ để thẩm định chính xác chất lượng tác phẩm. Vì công chúng không chỉ là những người dân bình thường, mà bao gồm những người già người trẻ, bộ phận trí thức và những người am hiểu về âm nhạc… Công chúng sẽ đánh giá thấp trình độ của người xét giải khi anh không đại diện cho ai ngoài chính anh.
Không chấp nhận “xin” giải thưởng là hành động của kẻ sĩ. Ông có nghĩ thế?
Cả đời mình, tôi không làm việc vì giải thưởng! Cuộc đời đã ấn định như thế rồi. Có giải thưởng hay không cũng thế thôi. Tôi lên Cao Bằng, người ta không hề biết tôi và họ hát bài hát của tôi, đó mới là phần thưởng lớn hơn mọi giải thưởng. Tôi từng được gọi là “nhạc sĩ của… nhân dân” khi lên thuyền nghe hát trên sông Hương, ban tổ chức muốn giới thiệu tôi là nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú… tôi đều lắc đầu bảo “tôi không có bất cứ danh hiệu nào ngoài danh hiệu “nhạc sĩ” và hãy giới thiệu tôi như vậy”.
Ông quan niệm thế nào về vấn đề “cuộc sống có công bằng với ta hay không”?
Tỉ phú Bill Gates có một câu mà tôi thấy rất đúng: “Cuộc sống vốn không công bằng, phải biết cách thích nghi và vượt lên nó”. Tôi cho rằng, người nào cứ đòi cuộc sống phải công bằng với mình, người đó suốt đời sẽ là một kẻ bất mãn. Làm sao có thể bắt cuộc sống luôn chiều theo ý mình? Đó là điều không tưởng.
Băn khoăn lớn nhất của ông hiện nay?
Là quỹ thời gian không còn nhiều. Mà tôi lại còn rất nhiều việc chưa làm xong. Gần đây, một nửa thời gian của tôi là tìm tư liệu cho các nhà xuất bản trước tác của cha tôi. Tôi vẫn hằng mong mỏi: sống đến ngày được chứng kiến thân phụ mình được giải toả, dù đã hơn 65 năm rồi, nhưng tôi vẫn tin vào sự công minh của lịch sử… May mắn là, kể từ năm 2000 tới nay, lần lượt các nhà xuất bản uy tín trong nước đã phát hành hàng ngàn trang sách của ông như cuốn: Mười ngày ở Huế (NXB Văn Học — 2001), Mục lục Nam Phong (NXB Thuận Hoá — 2002), Luận giải văn học và triết học (NXB Thông Tin — 2003), Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà Văn — 2004), Thượng Chi văn tập (NXB Văn Học — 2007), Du ký Việt Nam (NXB Trẻ — 2007)… Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong những tác phẩm đó, cha tôi đã đặt những vấn đề lớn lao về số phận dân tộc. Bản chất cha tôi là vậy, luôn đấu tranh cho độc lập dân tộc, ông cũng là người đã đấu tranh cho bằng được việc đưa tiếng Việt vào dạy ở bậc tiểu học khi ông làm thượng thư bộ Học…
Không đi theo con đường ký giả như cha mình, nhưng ngòi bút trong tay ông được đánh giá là rất tài hoa trong cả nét nhạc lẫn ca từ…
Phải nói là tôi rất cảm ơn tủ sách của cha tôi. Sở dĩ, ca khúc của tôi ngoài phần nhạc, còn có phần lời, là do những kiến thức mà tôi thu nạp được từ những cuốn sách. Tám mươi tuổi rồi song tôi vẫn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày mấy tiếng là vì thế…
Ông nghĩ sao về nhận xét: nhạc sĩ Phạm Tuyên có một cuộc đời khác thường?
Tôi thấy mình là một người bình thường và một cuộc đời bình thường. Niềm vui lớn nhất của tôi là làm được điều gì có ích. Tôi sống và viết nhạc đều với tinh thần đó. Là nhạc sĩ, tôi hiểu sức mạnh của âm nhạc là rất to lớn… Âm nhạc đã cho tôi niềm vui, phần nào đó thì âm nhạc cũng là lẽ sống của tôi.
thực hiện Kim Hoa
chân dung hội hoạ Hoàng Tường
Nguồn SGTT.VN