lengockhanhi
Film critic
Khóc là một cơ chế bảo vệ của cơ thể người, nhằm giải tỏa cho chúng ta khỏi những tác động xấu có hại. Khi gặp kích thích về tâm lí, như buồn, giận dữ hay quá sung sướng phấn khích, bộ não sẽ phải chịu áp lực lớn và sinh ra những phản xạ rất có hại cho giấc ngủ, tim, phổi, huyết áp cũng như miễn dịch. Vì vậy giải phóng những xung động đó qua tuyến lệ ở mắt và cả những cơ mặt nữa là điều rất có lợi. Nước mắt thực sự là một món quà vô giá mà loài người chúng ta có được, vì hệ thần kinh và não bộ của chúng ta hoàn thiện hơn loài vật, nên chỉ có con người mới khóc vì chấn động tâm lý, chứ không chỉ vì đau đớn.
Hình: tuyến lệ và túi chứa
Hình: Đường đi của đôi dây thần kinh mặt
Khi ta bị áp lực lên tâm lý, hệ thống limbic và vùng hạ đồi sẽ bị kích thích, tín hiệu này truyền qua hệ thần kinh phó giao cảm (hệ phó giao cảm cũng là cơ chế chung cho mọi hoạt động tăng tiết dịch, như nước mũi, mồ hôi, dịch tiêu hóa…vv ), các synap thần kinh tiết acetylcholin; chất này sẽ tác động lên các thụ thể muscarinic và nicotinic để thay đổi điện thế và làm xung thần kinh chạy nhanh chóng đến đôi dây thần kinh số VII – thần kinh mặt, dây TK Mặt có một nhánh nhỏ đi vào tuyến lệ của 2 mắt, nó kích thích tuyến lệ tiết nước mắt nhiều, thật nhiều, và bản thân nước mắt chính là lọc từ máu của chúng ta. Đồng thời tín hiệu cũng kích thích dây Thần kinh số V (TK sinh ba) để gây phản xạ co cơ mặt làm vẻ mặt ta trở nên buồn thảm, và ta khóc, nước mắt chảy dài trên mặt, chảy qua ống lệ mũi xuống xoang mũi… Kích thích càng kéo dài và mạnh thì ta khóc càng nhiều.
Nhưng ta không biết rằng sau khi khóc xong chúng ta thấy khỏe hơn rất nhiều, nước mắt vừa là sự bài tiết những chất độc hại cho cơ thể, vừa chứa những chất gây giảm đau, kháng viêm… Y học đã chứng minh rằng khóc rất có ích cho sức khỏe, mà đơn giản nhất là nếu ta không khóc, gánh nặng kéo dài sẽ đè lên tim, mạch máu, ta sẽ chết dần mòn vì bệnh tật sau đó. Ở những nạn nhân bị phỏng, tai nạn, khóc nhiều sẽ làm mau lành vết thương hơn. Dĩ nhiên có cả vết thương tâm hồn nữa.
Khi xem phim, những hình ảnh trên màn ảnh chứa đựng một phần cuộc đời, kinh nghiệm sống của ta, nên ta hòa nhập vào đó và từ vị trí bàng quan, ta thấy mình nằm trong cảnh phim và bị tác động tâm lý mạnh. Rồi ta khóc… khóc để tự bảo vệ mình khỏi bị nổ tung vì cảm xúc đó.
Nhi sẽ kể các bạn nghe câu chuyện về 7 giọt nước mắt mà phim ảnh tạo ra cho Nhi, và cũng cho các bạn nữa…
Giọt lệ đầu tiên, Nhi khóc thay cho những tâm hồn ngây thơ, họ vẫn vô tư hồn nhiên trong bi kịch. Trong cuộc đời này, Nhi cũng từng khóc như vậy nhiều lần, nhớ hồi còn đi thực tập ở BV Nhi đồng, khoa nhi BV ung bướu, hay bên TT truyền máu huyết học Nhi nhìn thấy những đứa trẻ mang căn bệnh ung thư nguyên bào võng mạc, hay leukemie ác tính, những trẻ sơ sinh vô thừa nhận bị nhiễm HIV mà thấy lòng nhói đau, chúng vẫn cười vui với mình, hồn nhiên chơi đùa, vẫn vẽ tranh, Nhi hiểu rõ là chỉ vài ngày hay vài tháng nữa thì những đứa bé đó sẽ chết hoặc không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Có những đứa mới hôm qua còn nhìn mình đầy hi vọng mà hôm sau con mắt đã mờ đục và phải múc bỏ. Chúng không bao giờ khóc vì chúng chưa hiểu thế nào là nỗi buồn. Đó là nguyên nhân khiến ít bác sĩ ung bướu nào chịu đựng nổi công tác ở khoa nhi suốt đời, họ phải chạy trốn để không bị tra tấn tinh thần như vậy.
Khi xem phim, Nhi bắt gặp lại những hình ảnh đó… Trong Forest Gump, anh chàng khờ khạo có những ước mơ thật đẹp đó làm Nhi khóc, rồi đến phim Terminal, cũng hình ảnh đó, vẻ khờ, vô tư của nhân vật làm ta bật cười rồi khóc. Cũng như khi xem phim Wall-E, như’ng hành động ngây ngô của con robot để chăm sóc cho người yêu làm nhiều người rơi lệ. Các bạn còn nhớ phim Life is beautiful, có cảnh thằng bé nhảy nhót và reo vui bên chiếc xe tăng, mà nó nghĩ là phần thưởng mà cha nó đã hứa nếu nó thắng được trò chơi, lúc đó người ta đã giết cha nó, và nó là đứa trẻ duy nhất sống sót, nhưng nó không biết gì về cái ác, về nỗi đau và lòng căm thù, nó chỉ vui sướng vì đạt điểm cao trong trò chơi. Khán giả khóc thay cho thằng bé.
Giọt lệ thứ hai, Nhi khóc cho những người hy sinh cao cả…
Trong cuộc đời, ít khi ta biết hy sinh vì người khác, nhưng Nhi nghĩ không phải vì chúng ta ích kỉ, trong cơ thể ta đã tiếm ẩn sự hy sinh, khi những tế bào phải tự chết đi để duy trì sự sống bình thường cho cơ thể, chống lại vi trùng. Lí do ta không thể hình dung ra bản chất của sự hy sinh là vì thầy cô giáo dạy cho chúng ta ở trường những điều ta không nhìn thấy, những điều giả tạo, không thực… Nhi tin rằng những câu chuyện như Lê Văn Tám hay Phan Đình Giót chỉ khiến chúng ta cảm động thôi, chứ chưa đủ khiến ta hiểu lí do vì sao người ta hy sinh… chúng ta chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo khốn cùng buộc mình phải lựa chọn giữa bản thân và cái gì đó cao cả hơn, có ý nghĩa hơn. Chỉ có kinh nghiệm sống mới cho ta hành động lựa chọn. Vì vậy chúng ta phải trải nghiệm nó qua phim ảnh, chỉ có khi xem phim ta mới hiểu động cơ và giá trị của lòng hy sinh là gì. Tất cả những cảnh phim cho Nhi thấy sự hy sinh đều làm Nhi khóc. Có thể là phim Hart’s War, Armageddon, Seven Pounds hay Grand Torino, Terminator…. Nhi khóc khi thấy niềm tin hi vọng, và sự đau khổ của ánh mắt những người hùng đó. Thực sự họ đã chiến thắng chính mình phảI không các bạn ?
Nhi còn khóc vì sự mất mát… cảm giác một cái gì rất đáng quý tuột ra khỏi tay mình, Nhi không chịu đựng nổi điều đó. Ngay từ khi là một đứa trẻ, Nhi chưa hiểu gì nhiều nhưng cũng biết khóc khi xem phim Vua sư tử, lúc đó Nhi chỉ biết cảm giác rất buồn khi cha của Simba chết, đó cũng là cảm giác khi đọc truyện về Mỹ nhân ngư của Andersen…
Khi Nhi đi xem phim King Kong, Nhi biết rõ câu chuyện đó sẽ làm mình khóc vào cuối phim, Nhi dặn lòng là sẽ không khóc khi mình đã chuẩn bị tư tưởng rồi. Nhưng khi nhìn vào ánh mắt con khỉ và những ngón tay nó buông lỏng dần , Nhi không ngăn được nước mắt và khóc như đứa trẻ. Cách đây không lâu, Nhi lại có cảm giác này khi xem phim The curious case of Benjamin Buton, khi chứng kiến cung bậc cuối cùng của tình yêu thương, khi người đàn bà từng ngày cảm nhận được người yêu của mình rờI khỏi tay mình đi vào vô thức và cái chết… trong hình hài một đứa bé nhỏ xíu. Nhiều năm sau này khi xem lạI Titanic Nhi vẫn còn khóc. Đó là giọt lệ thứ ba…
Giọt lệ thứ tư rơi xuống khi Nhi nhìn thấy điều đẹp nhất của cuộc đời. Tình yêu lãng mạn… Có những mốI tình tưởng chừng không có thực. MốI tình bi thảm của Romeo và Julliet, Bonnie và Clyde, mốI tình mù quáng của quái nhân nhà hát Opera và cô ca sĩ Christie, mốI tình cao thượng trong phim Autumn of Newyork, Nhi không hiểu có ai trên đờI chấp nhận yêu thương và cướI một ngườI cận kề cõi chết. RồI tình yêu mãnh liệt của Edward có bàn tay kéo, phảI sống cả đờI trong cô đơn để học cách không phá hủy đi cái đẹp khi chạm bàn tay vào chúng. Đó là những câu chuyện rất sâu sắc và kì diệu để cho ta thấy ranh giớI xa nhất của tâm hồn con ngườI .
Giọt lệ thứ năm Nhi òa khóc vì vui sướng và hạnh phúc. Khi Nhi nhìn thấy nhân vật chính trong phim chiến thắng rực rỡ, sau bao thử thách, gian khó. Những khoảnh khắc đó thật tuyệt vời. Các bạn xem phim về thể thao chắc hiểu rõ cảm giác này, như’ng phim như Rocky, Days of Thunder… Đó là sự thăng hoa, là niềm phấn khích, là sự giảI thoát. Chính cảm giác hạnh phúc ngọt ngào đó làm ta khóc khi xem phim The Shawshank Redemption, ta mớI hiểu được ý nghĩa của câu nói: NổI sợ hãi giam cầm bạn, nhưng Hy vọng sẽ giảI thoát bạn. Chiến thắng đó có thể là vinh quang trong thể thao, trong chiến tranh, nhưng cũng là chiến thắng số phận như trong phim Pursuit of Happyness, ta thấy sự thăng trầm của cuộc đờI 2 cha con da đen trong một xã hộI đầy khổ đau và bất công, nhưng cuốI cùng họ đã sang một chương mớI gọi là hạnh phúc. Đó còn là chiến thắng bản thân mình, như trong phim Million Dollar baby, khi cô gái dù gục ngã trên sàn đấu, nhưng vẫn khát khao chiến thắng, và chiến thắng đó là sự chấm dứt cuộc sống, cầu mong được chết.
Giọt lệ thứ sáu là giọt lệ ức chế, đau khổ vì lòng căm thù. Nó là một phản ứng mãnh liệt, phẫn nộ. Nhớ hồI còn đi học, những lúc bị đòn đau, bị la mắng và thấy oan ức, Nhi cũng khóc như vậy. Chính lòng hận thù này khiến cảm xúc của Nhi bung nổ khi xem những phim như James Bond- Casino Royal, khi Bond bị thiêu đốt trong sự hốI hận và phẫn nộ khi ngườI yêu mình chết trong tay mình. Đó là phim James Bond đầu tiên làm người ta khóc. Vì vậy cho đến nay nó vẫn là phim có giá trị nhất trong 23 phim về Bond. Lòng căm thù khi thấy kẻ ác gieo đau thương lên những ngườI yếu đuốI, như trong các phim Rambo, Tears of The sun, Blood Diamond, Edge of Darkness… Lửa căm thù làm Nhi khóc khi thấy cáI chết của cả gia đình người đàn ông trong phim Death Sentence, và càng đau xót hơn khi thấy anh ta biến thành một con quỉ. Nhi xem phim xong rồI bình tâm lạI cũng không hiểu tạI sao lúc đó mình lại nghĩ như thế…
Giọt lệ cuối cùngNhi không thể kìm được, đó là trong giây phút tuyệt vọng. Như con thú bị dồn vào bẫy, như một người bên bờ vực thẳm, trên một con tàu đắm. Phim ảnh đã không ít lần cho Nhi thấy mọi nỗ lực chỉ làm mình đau khổ hơn, khi số phận bi thảm vẫn không tránh được… Đó là sự tuyệt vọng của nhân vật có cuộc đời bất hạnh trong phim Butterfly Effect, là cái chết không tránh khỏi của pháo đài Alamo hay những người anh hùng vô danh trong phim Silmido. Lẽ nào lại như thế ? TạI sao không thể là một kết thúc có hậu, không có hạnh phúc ?
Các bạn có thể tìm xem phim “Thiên Nhược Hữu Tình”, Nhi khóc rất nhiều khi xem Lưu Đức Hoa diễn tâm trạng một người biết rõ mình sẽ thất bại mà vẫn phải làm, làm mọI thứ vì yêu. Ngô Thiện Liên cũng khóc rất thật trong tuyệt vọng, thực sự họ không bao giờ có thể đến với nhau, cái chết của người con trai giang hồ là cách giải thoát tốt nhất cho người yêu của mình, hình ảnh tà áo cưới đẫm nước mắt cô đơn trên chiếc cầu đó Nhi không bao giờ quên được.
Có 2 điều kết luận mà Nhi sẽ nói, điều thứ nhất là những giọt nước mắt khi xem phim không có gì xấu, ngược lại chúng giúp cơ thể các bạn rất nhiều, mà cũng là một dấu chỉ về giá trị của loài người, một sinh vật có cảm xúc. Nước mắt còn trở thành biểu tượng cho sự lương thiện và lòng nhân đạo của con ngườI nữa. Khi bạn nhìn thấy ai đó xem phim và khóc, đừng chê cười họ yếu đuốI. Bản thân Nhi không phải là người yếu đuối, bình thường trong công việc Nhi rất nghiêm và khó tính; nhưng Nhi biết rõ về cảm xúc của mình. Cũng như khi bạn khóc, đừng xấu hổ và che giấu điều đó, đừng kìm nén cảm xúc của bạn.
Điều thứ 2 là nhiều khi ta có thể đo giá trị của phim bằng nước mắt. Thật vậy…Một phim có thể làm khán giả khóc, chắc chắn đó là một bô phim có giá trị cao, Nhi khẳng định điều đó…Vì khóc là một cơ chế giải áp, nên chỉ khi nào hệ thần kinh của chúng ta chịu một áp lực tốI đa thì mớI có được phản xạ khóc, ta mớI nhỏ được nước mắt. Nếu một bộ phim nào có khả năng tạo ra được một áp lực đủ mạnh như vậy chứng tỏ trình độ của nhà làm phim đã đạt đến cảnh giớI tốI cao rồi.
Hình: tuyến lệ và túi chứa
Hình: Đường đi của đôi dây thần kinh mặt
Khi ta bị áp lực lên tâm lý, hệ thống limbic và vùng hạ đồi sẽ bị kích thích, tín hiệu này truyền qua hệ thần kinh phó giao cảm (hệ phó giao cảm cũng là cơ chế chung cho mọi hoạt động tăng tiết dịch, như nước mũi, mồ hôi, dịch tiêu hóa…vv ), các synap thần kinh tiết acetylcholin; chất này sẽ tác động lên các thụ thể muscarinic và nicotinic để thay đổi điện thế và làm xung thần kinh chạy nhanh chóng đến đôi dây thần kinh số VII – thần kinh mặt, dây TK Mặt có một nhánh nhỏ đi vào tuyến lệ của 2 mắt, nó kích thích tuyến lệ tiết nước mắt nhiều, thật nhiều, và bản thân nước mắt chính là lọc từ máu của chúng ta. Đồng thời tín hiệu cũng kích thích dây Thần kinh số V (TK sinh ba) để gây phản xạ co cơ mặt làm vẻ mặt ta trở nên buồn thảm, và ta khóc, nước mắt chảy dài trên mặt, chảy qua ống lệ mũi xuống xoang mũi… Kích thích càng kéo dài và mạnh thì ta khóc càng nhiều.
Nhưng ta không biết rằng sau khi khóc xong chúng ta thấy khỏe hơn rất nhiều, nước mắt vừa là sự bài tiết những chất độc hại cho cơ thể, vừa chứa những chất gây giảm đau, kháng viêm… Y học đã chứng minh rằng khóc rất có ích cho sức khỏe, mà đơn giản nhất là nếu ta không khóc, gánh nặng kéo dài sẽ đè lên tim, mạch máu, ta sẽ chết dần mòn vì bệnh tật sau đó. Ở những nạn nhân bị phỏng, tai nạn, khóc nhiều sẽ làm mau lành vết thương hơn. Dĩ nhiên có cả vết thương tâm hồn nữa.
Khi xem phim, những hình ảnh trên màn ảnh chứa đựng một phần cuộc đời, kinh nghiệm sống của ta, nên ta hòa nhập vào đó và từ vị trí bàng quan, ta thấy mình nằm trong cảnh phim và bị tác động tâm lý mạnh. Rồi ta khóc… khóc để tự bảo vệ mình khỏi bị nổ tung vì cảm xúc đó.
Nhi sẽ kể các bạn nghe câu chuyện về 7 giọt nước mắt mà phim ảnh tạo ra cho Nhi, và cũng cho các bạn nữa…
Giọt lệ đầu tiên, Nhi khóc thay cho những tâm hồn ngây thơ, họ vẫn vô tư hồn nhiên trong bi kịch. Trong cuộc đời này, Nhi cũng từng khóc như vậy nhiều lần, nhớ hồi còn đi thực tập ở BV Nhi đồng, khoa nhi BV ung bướu, hay bên TT truyền máu huyết học Nhi nhìn thấy những đứa trẻ mang căn bệnh ung thư nguyên bào võng mạc, hay leukemie ác tính, những trẻ sơ sinh vô thừa nhận bị nhiễm HIV mà thấy lòng nhói đau, chúng vẫn cười vui với mình, hồn nhiên chơi đùa, vẫn vẽ tranh, Nhi hiểu rõ là chỉ vài ngày hay vài tháng nữa thì những đứa bé đó sẽ chết hoặc không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Có những đứa mới hôm qua còn nhìn mình đầy hi vọng mà hôm sau con mắt đã mờ đục và phải múc bỏ. Chúng không bao giờ khóc vì chúng chưa hiểu thế nào là nỗi buồn. Đó là nguyên nhân khiến ít bác sĩ ung bướu nào chịu đựng nổi công tác ở khoa nhi suốt đời, họ phải chạy trốn để không bị tra tấn tinh thần như vậy.
Khi xem phim, Nhi bắt gặp lại những hình ảnh đó… Trong Forest Gump, anh chàng khờ khạo có những ước mơ thật đẹp đó làm Nhi khóc, rồi đến phim Terminal, cũng hình ảnh đó, vẻ khờ, vô tư của nhân vật làm ta bật cười rồi khóc. Cũng như khi xem phim Wall-E, như’ng hành động ngây ngô của con robot để chăm sóc cho người yêu làm nhiều người rơi lệ. Các bạn còn nhớ phim Life is beautiful, có cảnh thằng bé nhảy nhót và reo vui bên chiếc xe tăng, mà nó nghĩ là phần thưởng mà cha nó đã hứa nếu nó thắng được trò chơi, lúc đó người ta đã giết cha nó, và nó là đứa trẻ duy nhất sống sót, nhưng nó không biết gì về cái ác, về nỗi đau và lòng căm thù, nó chỉ vui sướng vì đạt điểm cao trong trò chơi. Khán giả khóc thay cho thằng bé.
Giọt lệ thứ hai, Nhi khóc cho những người hy sinh cao cả…
Trong cuộc đời, ít khi ta biết hy sinh vì người khác, nhưng Nhi nghĩ không phải vì chúng ta ích kỉ, trong cơ thể ta đã tiếm ẩn sự hy sinh, khi những tế bào phải tự chết đi để duy trì sự sống bình thường cho cơ thể, chống lại vi trùng. Lí do ta không thể hình dung ra bản chất của sự hy sinh là vì thầy cô giáo dạy cho chúng ta ở trường những điều ta không nhìn thấy, những điều giả tạo, không thực… Nhi tin rằng những câu chuyện như Lê Văn Tám hay Phan Đình Giót chỉ khiến chúng ta cảm động thôi, chứ chưa đủ khiến ta hiểu lí do vì sao người ta hy sinh… chúng ta chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo khốn cùng buộc mình phải lựa chọn giữa bản thân và cái gì đó cao cả hơn, có ý nghĩa hơn. Chỉ có kinh nghiệm sống mới cho ta hành động lựa chọn. Vì vậy chúng ta phải trải nghiệm nó qua phim ảnh, chỉ có khi xem phim ta mới hiểu động cơ và giá trị của lòng hy sinh là gì. Tất cả những cảnh phim cho Nhi thấy sự hy sinh đều làm Nhi khóc. Có thể là phim Hart’s War, Armageddon, Seven Pounds hay Grand Torino, Terminator…. Nhi khóc khi thấy niềm tin hi vọng, và sự đau khổ của ánh mắt những người hùng đó. Thực sự họ đã chiến thắng chính mình phảI không các bạn ?
Nhi còn khóc vì sự mất mát… cảm giác một cái gì rất đáng quý tuột ra khỏi tay mình, Nhi không chịu đựng nổi điều đó. Ngay từ khi là một đứa trẻ, Nhi chưa hiểu gì nhiều nhưng cũng biết khóc khi xem phim Vua sư tử, lúc đó Nhi chỉ biết cảm giác rất buồn khi cha của Simba chết, đó cũng là cảm giác khi đọc truyện về Mỹ nhân ngư của Andersen…
Khi Nhi đi xem phim King Kong, Nhi biết rõ câu chuyện đó sẽ làm mình khóc vào cuối phim, Nhi dặn lòng là sẽ không khóc khi mình đã chuẩn bị tư tưởng rồi. Nhưng khi nhìn vào ánh mắt con khỉ và những ngón tay nó buông lỏng dần , Nhi không ngăn được nước mắt và khóc như đứa trẻ. Cách đây không lâu, Nhi lại có cảm giác này khi xem phim The curious case of Benjamin Buton, khi chứng kiến cung bậc cuối cùng của tình yêu thương, khi người đàn bà từng ngày cảm nhận được người yêu của mình rờI khỏi tay mình đi vào vô thức và cái chết… trong hình hài một đứa bé nhỏ xíu. Nhiều năm sau này khi xem lạI Titanic Nhi vẫn còn khóc. Đó là giọt lệ thứ ba…
Giọt lệ thứ tư rơi xuống khi Nhi nhìn thấy điều đẹp nhất của cuộc đời. Tình yêu lãng mạn… Có những mốI tình tưởng chừng không có thực. MốI tình bi thảm của Romeo và Julliet, Bonnie và Clyde, mốI tình mù quáng của quái nhân nhà hát Opera và cô ca sĩ Christie, mốI tình cao thượng trong phim Autumn of Newyork, Nhi không hiểu có ai trên đờI chấp nhận yêu thương và cướI một ngườI cận kề cõi chết. RồI tình yêu mãnh liệt của Edward có bàn tay kéo, phảI sống cả đờI trong cô đơn để học cách không phá hủy đi cái đẹp khi chạm bàn tay vào chúng. Đó là những câu chuyện rất sâu sắc và kì diệu để cho ta thấy ranh giớI xa nhất của tâm hồn con ngườI .
Giọt lệ thứ năm Nhi òa khóc vì vui sướng và hạnh phúc. Khi Nhi nhìn thấy nhân vật chính trong phim chiến thắng rực rỡ, sau bao thử thách, gian khó. Những khoảnh khắc đó thật tuyệt vời. Các bạn xem phim về thể thao chắc hiểu rõ cảm giác này, như’ng phim như Rocky, Days of Thunder… Đó là sự thăng hoa, là niềm phấn khích, là sự giảI thoát. Chính cảm giác hạnh phúc ngọt ngào đó làm ta khóc khi xem phim The Shawshank Redemption, ta mớI hiểu được ý nghĩa của câu nói: NổI sợ hãi giam cầm bạn, nhưng Hy vọng sẽ giảI thoát bạn. Chiến thắng đó có thể là vinh quang trong thể thao, trong chiến tranh, nhưng cũng là chiến thắng số phận như trong phim Pursuit of Happyness, ta thấy sự thăng trầm của cuộc đờI 2 cha con da đen trong một xã hộI đầy khổ đau và bất công, nhưng cuốI cùng họ đã sang một chương mớI gọi là hạnh phúc. Đó còn là chiến thắng bản thân mình, như trong phim Million Dollar baby, khi cô gái dù gục ngã trên sàn đấu, nhưng vẫn khát khao chiến thắng, và chiến thắng đó là sự chấm dứt cuộc sống, cầu mong được chết.
Giọt lệ thứ sáu là giọt lệ ức chế, đau khổ vì lòng căm thù. Nó là một phản ứng mãnh liệt, phẫn nộ. Nhớ hồI còn đi học, những lúc bị đòn đau, bị la mắng và thấy oan ức, Nhi cũng khóc như vậy. Chính lòng hận thù này khiến cảm xúc của Nhi bung nổ khi xem những phim như James Bond- Casino Royal, khi Bond bị thiêu đốt trong sự hốI hận và phẫn nộ khi ngườI yêu mình chết trong tay mình. Đó là phim James Bond đầu tiên làm người ta khóc. Vì vậy cho đến nay nó vẫn là phim có giá trị nhất trong 23 phim về Bond. Lòng căm thù khi thấy kẻ ác gieo đau thương lên những ngườI yếu đuốI, như trong các phim Rambo, Tears of The sun, Blood Diamond, Edge of Darkness… Lửa căm thù làm Nhi khóc khi thấy cáI chết của cả gia đình người đàn ông trong phim Death Sentence, và càng đau xót hơn khi thấy anh ta biến thành một con quỉ. Nhi xem phim xong rồI bình tâm lạI cũng không hiểu tạI sao lúc đó mình lại nghĩ như thế…
Giọt lệ cuối cùngNhi không thể kìm được, đó là trong giây phút tuyệt vọng. Như con thú bị dồn vào bẫy, như một người bên bờ vực thẳm, trên một con tàu đắm. Phim ảnh đã không ít lần cho Nhi thấy mọi nỗ lực chỉ làm mình đau khổ hơn, khi số phận bi thảm vẫn không tránh được… Đó là sự tuyệt vọng của nhân vật có cuộc đời bất hạnh trong phim Butterfly Effect, là cái chết không tránh khỏi của pháo đài Alamo hay những người anh hùng vô danh trong phim Silmido. Lẽ nào lại như thế ? TạI sao không thể là một kết thúc có hậu, không có hạnh phúc ?
Các bạn có thể tìm xem phim “Thiên Nhược Hữu Tình”, Nhi khóc rất nhiều khi xem Lưu Đức Hoa diễn tâm trạng một người biết rõ mình sẽ thất bại mà vẫn phải làm, làm mọI thứ vì yêu. Ngô Thiện Liên cũng khóc rất thật trong tuyệt vọng, thực sự họ không bao giờ có thể đến với nhau, cái chết của người con trai giang hồ là cách giải thoát tốt nhất cho người yêu của mình, hình ảnh tà áo cưới đẫm nước mắt cô đơn trên chiếc cầu đó Nhi không bao giờ quên được.
Có 2 điều kết luận mà Nhi sẽ nói, điều thứ nhất là những giọt nước mắt khi xem phim không có gì xấu, ngược lại chúng giúp cơ thể các bạn rất nhiều, mà cũng là một dấu chỉ về giá trị của loài người, một sinh vật có cảm xúc. Nước mắt còn trở thành biểu tượng cho sự lương thiện và lòng nhân đạo của con ngườI nữa. Khi bạn nhìn thấy ai đó xem phim và khóc, đừng chê cười họ yếu đuốI. Bản thân Nhi không phải là người yếu đuối, bình thường trong công việc Nhi rất nghiêm và khó tính; nhưng Nhi biết rõ về cảm xúc của mình. Cũng như khi bạn khóc, đừng xấu hổ và che giấu điều đó, đừng kìm nén cảm xúc của bạn.
Điều thứ 2 là nhiều khi ta có thể đo giá trị của phim bằng nước mắt. Thật vậy…Một phim có thể làm khán giả khóc, chắc chắn đó là một bô phim có giá trị cao, Nhi khẳng định điều đó…Vì khóc là một cơ chế giải áp, nên chỉ khi nào hệ thần kinh của chúng ta chịu một áp lực tốI đa thì mớI có được phản xạ khóc, ta mớI nhỏ được nước mắt. Nếu một bộ phim nào có khả năng tạo ra được một áp lực đủ mạnh như vậy chứng tỏ trình độ của nhà làm phim đã đạt đến cảnh giớI tốI cao rồi.
Chỉnh sửa lần cuối: