hoangocthanh
New Member
Đó là câu chuyện của nhà hàng xóm của tôi. Một câu chuyện buồn và thấm đấm nhiều nước mắt của xóm láng qua thời gian. Vì thời gian có hạn nên tôi sẽ rút ngắn câu chuyện của một người bạn thân của tôi đó là Tùng. Tôi vẫn nhớ mãi cuộc đời của tùng (thằng bạn chí cốt).
Bố của tùng tính nghệ sĩ thích đàn đúm bạn bè trong xóm làm ca hát mà không chịu làm việc suốt ngày lang thang bê tha với rượu bia . Lan tên mẹ của bạn tôi(còn gọi là má nuôi của tôi) , tôi chưa từng thấy ai phụ nữ mà hiền lành chơn chất như bà. Ông bố cứ như chuyến tàu không biết lúc nào về, nhiều đêm đến 3h sáng ổng mới về nhà. Má Tùng cứ như một bến đợi ngóng mãi chờ bố tùng về hàng đêm. Sáng ra bà cũng dậy rất sớm để ra đồng trồng rau và nuôi đàn gà. Bà nói với tôi một câu mà tôi nhớ mãi đến bây giờ : "Vì cuộc sống mẹ suốt đời lam lũ. Để sau này các con được lớn khôn" . Vì câu nói đó tôi như chết lặng đi.
Má nuôi tôi sống trơ trọi giữa 1 dòng sông chứa đầy những giọt nước mắt của bà để nuôi nấng những đứa con của bà. Cuộc đời làm vợ không có được bao nhiêu ngày vui. Đến năm 2004, Ba của Tùng phải vào trại tập trung cải tạo do nghiện chích ma túy, anh tùng đi nông trường, nhà cửa bị tịch biên, má và tùng bị đuổi sang vùng kinh tế mới. Một tay má ngược xuôi tất bật. Năm 2006 gia đình tôi lại xin cho gia đình Tùng về lại xóm làng với anh em.
Năm 2007 , Ba Tùng đi tù trở về, lại đi vào vết xe đổ lần nữa bê tha, rượu bia và nghiện ngập.Tùng không chịu được uất ức đã bỏ nhà ra đi từ năm 13 tuổi. Mẹ Tùng ngày nào cũng buồn bã ngóng chông đợi chờ đứa con của mình về. Cơ cực và móng ngong, buồn bã đã làm má ngày càng yếu đi và má vào bệnh viện, không biết Tùng bao giờ mới về, bà con túa nhau đi kiếm khắp nới. Trước khi bà nhắm mắt bà nói với tôi rằng:" Bao giờ Tùng liên lạc với con hãy nói với nó rằng má vẫn khỏe chờ ngày đoàn tụ gia đình". Nói xong điều đó tay mà dần dần lạnh ngắt và ra đi mà trong tâm can còn chưa được nhìn mặt Tùng lần cuối trước khi ra đi. Hàng xóm làng riềng mỗi người góp 1 chút tiền mang táng cho bà. Tuy bà đã ra đi nhưng nhiều lúc có một làn gió ngang qua và tôi vẫn cảm nhận bà đang đứng trước nhà để chờ đợi đứa con của mình về.
Tầm gần 1 năm sau thì Tùng quay về với một công việc ổn định. Khi về đến ngõ Tùng không thấy mẹ mình đâu đã chạy sang hỏi tôi rằng: "Mẹ đâu Tuân ơi, về nhà tôi cũng chẳng thấy mẹ đâu hay mẹ đi chợ rồi?". Tôi dẫn Tùng tới chỗ bia mộ của bà mà kể lại câu chuyện bà đã chờ đợi và đến lúc chuẩn bị lìa xa cõi đời bà vẫn chờ đợi ông về đó. Tùng nghẹn ngào, hối hận vì đã không kịp chăm sóc, báo đáp công ơn mà một mình má đã gánh chịu khi còn bé. Má đã bỏ bến đợi mà đi… khi Tùng chưa về kịp. Khi thấy mộ mẹ Tùng gào thét lên như một đứa trẻ và tôi rất cảm thông khi tùng sinh ra trong hoàn cảnh, cuộc đời bi than.
Mãi nhớ về cái bến đợi của người mẹ hiền hòa dáng đứng thiết tha, thùy mị của người phụ nữ hết lòng vì con vẫn đang đứng ngoài cửa chờ những đứa con của mình về.
Bố của tùng tính nghệ sĩ thích đàn đúm bạn bè trong xóm làm ca hát mà không chịu làm việc suốt ngày lang thang bê tha với rượu bia . Lan tên mẹ của bạn tôi(còn gọi là má nuôi của tôi) , tôi chưa từng thấy ai phụ nữ mà hiền lành chơn chất như bà. Ông bố cứ như chuyến tàu không biết lúc nào về, nhiều đêm đến 3h sáng ổng mới về nhà. Má Tùng cứ như một bến đợi ngóng mãi chờ bố tùng về hàng đêm. Sáng ra bà cũng dậy rất sớm để ra đồng trồng rau và nuôi đàn gà. Bà nói với tôi một câu mà tôi nhớ mãi đến bây giờ : "Vì cuộc sống mẹ suốt đời lam lũ. Để sau này các con được lớn khôn" . Vì câu nói đó tôi như chết lặng đi.
Má nuôi tôi sống trơ trọi giữa 1 dòng sông chứa đầy những giọt nước mắt của bà để nuôi nấng những đứa con của bà. Cuộc đời làm vợ không có được bao nhiêu ngày vui. Đến năm 2004, Ba của Tùng phải vào trại tập trung cải tạo do nghiện chích ma túy, anh tùng đi nông trường, nhà cửa bị tịch biên, má và tùng bị đuổi sang vùng kinh tế mới. Một tay má ngược xuôi tất bật. Năm 2006 gia đình tôi lại xin cho gia đình Tùng về lại xóm làng với anh em.
Năm 2007 , Ba Tùng đi tù trở về, lại đi vào vết xe đổ lần nữa bê tha, rượu bia và nghiện ngập.Tùng không chịu được uất ức đã bỏ nhà ra đi từ năm 13 tuổi. Mẹ Tùng ngày nào cũng buồn bã ngóng chông đợi chờ đứa con của mình về. Cơ cực và móng ngong, buồn bã đã làm má ngày càng yếu đi và má vào bệnh viện, không biết Tùng bao giờ mới về, bà con túa nhau đi kiếm khắp nới. Trước khi bà nhắm mắt bà nói với tôi rằng:" Bao giờ Tùng liên lạc với con hãy nói với nó rằng má vẫn khỏe chờ ngày đoàn tụ gia đình". Nói xong điều đó tay mà dần dần lạnh ngắt và ra đi mà trong tâm can còn chưa được nhìn mặt Tùng lần cuối trước khi ra đi. Hàng xóm làng riềng mỗi người góp 1 chút tiền mang táng cho bà. Tuy bà đã ra đi nhưng nhiều lúc có một làn gió ngang qua và tôi vẫn cảm nhận bà đang đứng trước nhà để chờ đợi đứa con của mình về.
Tầm gần 1 năm sau thì Tùng quay về với một công việc ổn định. Khi về đến ngõ Tùng không thấy mẹ mình đâu đã chạy sang hỏi tôi rằng: "Mẹ đâu Tuân ơi, về nhà tôi cũng chẳng thấy mẹ đâu hay mẹ đi chợ rồi?". Tôi dẫn Tùng tới chỗ bia mộ của bà mà kể lại câu chuyện bà đã chờ đợi và đến lúc chuẩn bị lìa xa cõi đời bà vẫn chờ đợi ông về đó. Tùng nghẹn ngào, hối hận vì đã không kịp chăm sóc, báo đáp công ơn mà một mình má đã gánh chịu khi còn bé. Má đã bỏ bến đợi mà đi… khi Tùng chưa về kịp. Khi thấy mộ mẹ Tùng gào thét lên như một đứa trẻ và tôi rất cảm thông khi tùng sinh ra trong hoàn cảnh, cuộc đời bi than.
Mãi nhớ về cái bến đợi của người mẹ hiền hòa dáng đứng thiết tha, thùy mị của người phụ nữ hết lòng vì con vẫn đang đứng ngoài cửa chờ những đứa con của mình về.