Audiophile hay còn gọi là các tín đồ âm thanh vốn được biết đến là những người dành rất nhiều thời gian và nguồn lực cho niềm đam mê audio cũng như các trang thiết bị của lĩnh vực này. Nhưng có ít người vượt lên và tiến xa hơn để thực hiện ước mơ bằng chính thiết kế của riêng của họ. Ken Fritz đã dành hơn 25 năm để xây dựng nên thứ mà nhiều người đánh giá là hệ thống âm thanh tốt nhất thế giới.
Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Ken Fritz, người gốc Milwaukee đã nhận ra niềm đam mê lớn nhất của bản thân là âm nhạc và âm thanh. Ngày từ khi còn học trung học, ông đã tự chế tạo những chiếc loa cho bản thân và khi lớn lên, người đàn ông ấy đã biến đam mê của mình thành một công việc kinh doanh thành công, giúp hiện thực hóa cho ước mơ lớn nhất - đó là xây dựng hệ thống âm thanh tuyệt đỉnh của thế giới. Dù phải mất hơn một phần tư thế kỷ để làm được điều đó, nhưng ngày nay sáng tạo của Ken Fritz đã gặt hái được quả ngọt khi được cả giới chuyên môn và cả những người đồng nghiệp đam mê âm thanh đánh giá là hệ thống âm thanh tốt nhất trên thế giới.
Ông Ken Fritz
Khi nghĩ về một hệ thống âm thanh, có lẽ người dùng chỉ đơn thuần hình dung ra rất nhiều mẫu loa hay bộ khuếch đại và các loại thiết bị khác, riêng đối với set-up của Ken Fritz thì nó không chỉ là tập hợp của các thiết bị ấn tượng mà hơn nữa còn chứa đựng rất nhiều điều để trở thành thiết bị tốt nhất trên thế giới.
Thoáng qua căn nhà tưởng chừng vô cùng bình thường với nội thất phong cách thế kỉ 18
Chính người có niềm đam mê âm thanh mãnh liệt đó biết rằng để tạo ra trải nghiệm âm thanh đỉnh cao nhất cần có điều kiện cũng như môi trường để tái tạo chất lượng âm thanh phù hợp. Việc đầu tiên, Ken Fritz đã xây dựng một căn phòng phải được cho là vô cùng hoàn hảo trong chính ngôi nhà của mình ở Hạt Chesterfield, Virginia.
Có nhiều thứ nổi bật đáng chú ý bên trong căn phòng sở hữu hệ thống âm thanh tiên của Fritz hơn là những họa tiết trang nhã của thế kỷ 18. Bên dưới tất cả những gì bên ngoài đẹp đẽ là rất nhiều khoa học kĩ thuật và thiết kế mà ít người trên thế giới nghĩ đến huống chi là còn được phát triển trực tiếp trong chính ngôi nhà của mình.
Đầu tiên là thiết kế trần nhà được sao chép lại theo thiết kế của một phòng hòa nhạc ở Osaka, Nhật Bản với kích thước từ trần đến sàn ở phía trước căn phòng là 3,5m, được mở rộng theo năm mặt phẳng khác nhau thành 5,3m ở phía sau phòng. Các bức tường bên được thiết kế rộng dần ra phía sau lệch khoảng 5 cm giúp giảm cộng hưởng sóng đứng.
Tường được xây dựng bằng các khối bê tông cinderblock kích cỡ 30cm và gia cố bằng thạch cao được kết hợp giữa mỗi khoang xây thẳng đứng. Kế đến là một thanh thép 25mm được đưa vào mọi khoang thẳng đứng khác và sau đó các khoang dọc này được lấp đầy bằng bê tông sỏi nhỏ 3500 PSI. Các thanh xà gồ được đưa vào và đặt cách nhau 1,2m trong mỗi khoang dọc.
Tiếp theo phần sàn cũng được đổ bê tông 3500 PSI với độ dày đến 20cm và trần nhà được xây dựng bằng cách sử dụng các giàn trung tâm phía trên, trải dài từ phía trước đến phía sau của căn phòng. Không những thế còn có lớp sợi thủy tinh nhằm giảm nhiệt, cách điện và tăng khả năng truyền dẫn âm thanh đã được lắp đặt trong các bức tường trước khi các tấm ván ép 20mm được dán lên. Sau cùng là hai lớp tấm thạch cao chống cháy 16mm được dán bằng Durabond 90.
Hệ thống của Ken Fritz sử dụng 3 kênh để tái tạo âm thanh stereo
Chẳng ai lúc đó có thể nghĩ rằng một căn phòng được tính toán, thiết kế và đầu tư sử dụng các vật liệu kĩ lưỡng đến độ đó chỉ làm phòng lắp đặt hệ thống âm thanh của Ken Fritz. Chỉ riêng việc lắp đặt đã bao gồm 3 chiếc loa cột cao 2,7m, công suất lên đến 35.000 watt và mâm than nặng 689kg do chính tay Ken Fritz chế tạo nên. Mặc dù người đàn ông 79 tuổi này không tiết lộ chi tiết gì về giá cả, nhưng ông thừa nhận rằng chỉ riêng trang thiết bị điện tử thế này cũng đã đáng giá một gia tài nhỏ.
Mâm than do chính Ken Fritz chế tạo
Ken Fritz tự tin chia sẻ rằng bản thân ông đã xây dựng được hệ thống âm thanh tốt nhất trên thế giới: “Trong khi thiết kế và xây dựng nó, tôi biết sẽ mất rất nhiều thời gian. Mỗi một phần của hệ thống này như là một phần bản thân tôi và đó là một cảm giác vô cùng thích thú và hạnh phúc. Phải mất nhiều năm để xây dựng tất cả những thứ này, phải nói là mất đến hàng chục ngàn giờ".
Và như thế, dự án mang tính sử thi kéo dài đến 25 năm này của Ken Fritz đã trở thành chủ đề cho bộ phim tài liệu cảm động mang tên One Man’s Dream. Một kết quả mĩ mãn, đáng ngưỡng mộ và trân trọng đối với con người có niềm đam mê không giới hạn với lĩnh vực âm thanh, đã kiên trì hết tình yêu và đam mê của mình làm nên điều gần như không ai nghĩ đến và không ai có thể làm.
Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Ken Fritz, người gốc Milwaukee đã nhận ra niềm đam mê lớn nhất của bản thân là âm nhạc và âm thanh. Ngày từ khi còn học trung học, ông đã tự chế tạo những chiếc loa cho bản thân và khi lớn lên, người đàn ông ấy đã biến đam mê của mình thành một công việc kinh doanh thành công, giúp hiện thực hóa cho ước mơ lớn nhất - đó là xây dựng hệ thống âm thanh tuyệt đỉnh của thế giới. Dù phải mất hơn một phần tư thế kỷ để làm được điều đó, nhưng ngày nay sáng tạo của Ken Fritz đã gặt hái được quả ngọt khi được cả giới chuyên môn và cả những người đồng nghiệp đam mê âm thanh đánh giá là hệ thống âm thanh tốt nhất trên thế giới.
Ông Ken Fritz
Khi nghĩ về một hệ thống âm thanh, có lẽ người dùng chỉ đơn thuần hình dung ra rất nhiều mẫu loa hay bộ khuếch đại và các loại thiết bị khác, riêng đối với set-up của Ken Fritz thì nó không chỉ là tập hợp của các thiết bị ấn tượng mà hơn nữa còn chứa đựng rất nhiều điều để trở thành thiết bị tốt nhất trên thế giới.
Thoáng qua căn nhà tưởng chừng vô cùng bình thường với nội thất phong cách thế kỉ 18
Chính người có niềm đam mê âm thanh mãnh liệt đó biết rằng để tạo ra trải nghiệm âm thanh đỉnh cao nhất cần có điều kiện cũng như môi trường để tái tạo chất lượng âm thanh phù hợp. Việc đầu tiên, Ken Fritz đã xây dựng một căn phòng phải được cho là vô cùng hoàn hảo trong chính ngôi nhà của mình ở Hạt Chesterfield, Virginia.
Có nhiều thứ nổi bật đáng chú ý bên trong căn phòng sở hữu hệ thống âm thanh tiên của Fritz hơn là những họa tiết trang nhã của thế kỷ 18. Bên dưới tất cả những gì bên ngoài đẹp đẽ là rất nhiều khoa học kĩ thuật và thiết kế mà ít người trên thế giới nghĩ đến huống chi là còn được phát triển trực tiếp trong chính ngôi nhà của mình.
Đầu tiên là thiết kế trần nhà được sao chép lại theo thiết kế của một phòng hòa nhạc ở Osaka, Nhật Bản với kích thước từ trần đến sàn ở phía trước căn phòng là 3,5m, được mở rộng theo năm mặt phẳng khác nhau thành 5,3m ở phía sau phòng. Các bức tường bên được thiết kế rộng dần ra phía sau lệch khoảng 5 cm giúp giảm cộng hưởng sóng đứng.
Tường được xây dựng bằng các khối bê tông cinderblock kích cỡ 30cm và gia cố bằng thạch cao được kết hợp giữa mỗi khoang xây thẳng đứng. Kế đến là một thanh thép 25mm được đưa vào mọi khoang thẳng đứng khác và sau đó các khoang dọc này được lấp đầy bằng bê tông sỏi nhỏ 3500 PSI. Các thanh xà gồ được đưa vào và đặt cách nhau 1,2m trong mỗi khoang dọc.
Tiếp theo phần sàn cũng được đổ bê tông 3500 PSI với độ dày đến 20cm và trần nhà được xây dựng bằng cách sử dụng các giàn trung tâm phía trên, trải dài từ phía trước đến phía sau của căn phòng. Không những thế còn có lớp sợi thủy tinh nhằm giảm nhiệt, cách điện và tăng khả năng truyền dẫn âm thanh đã được lắp đặt trong các bức tường trước khi các tấm ván ép 20mm được dán lên. Sau cùng là hai lớp tấm thạch cao chống cháy 16mm được dán bằng Durabond 90.
Hệ thống của Ken Fritz sử dụng 3 kênh để tái tạo âm thanh stereo
Chẳng ai lúc đó có thể nghĩ rằng một căn phòng được tính toán, thiết kế và đầu tư sử dụng các vật liệu kĩ lưỡng đến độ đó chỉ làm phòng lắp đặt hệ thống âm thanh của Ken Fritz. Chỉ riêng việc lắp đặt đã bao gồm 3 chiếc loa cột cao 2,7m, công suất lên đến 35.000 watt và mâm than nặng 689kg do chính tay Ken Fritz chế tạo nên. Mặc dù người đàn ông 79 tuổi này không tiết lộ chi tiết gì về giá cả, nhưng ông thừa nhận rằng chỉ riêng trang thiết bị điện tử thế này cũng đã đáng giá một gia tài nhỏ.
Mâm than do chính Ken Fritz chế tạo
Ken Fritz tự tin chia sẻ rằng bản thân ông đã xây dựng được hệ thống âm thanh tốt nhất trên thế giới: “Trong khi thiết kế và xây dựng nó, tôi biết sẽ mất rất nhiều thời gian. Mỗi một phần của hệ thống này như là một phần bản thân tôi và đó là một cảm giác vô cùng thích thú và hạnh phúc. Phải mất nhiều năm để xây dựng tất cả những thứ này, phải nói là mất đến hàng chục ngàn giờ".
Và như thế, dự án mang tính sử thi kéo dài đến 25 năm này của Ken Fritz đã trở thành chủ đề cho bộ phim tài liệu cảm động mang tên One Man’s Dream. Một kết quả mĩ mãn, đáng ngưỡng mộ và trân trọng đối với con người có niềm đam mê không giới hạn với lĩnh vực âm thanh, đã kiên trì hết tình yêu và đam mê của mình làm nên điều gần như không ai nghĩ đến và không ai có thể làm.
Theo Nghe Nhìn