Vào tháng 11.2023, Canon gây bất ngờ khi thông báo thiết bị in nano mà họ đã phát triển sẽ giúp sản xuất chip 5nm rẻ hơn 10 lần so với máy do ASML cung cấp.
Giờ đây, trong thông báo mới nhất của Canon, công ty cho biết họ sẽ không chỉ bắt đầu xuất xưởng những thiết bị như vậy trong năm nay mà còn kỳ vọng sẽ làm chủ được công nghệ in nano 2nm theo thời gian.
Máy sản xuất chip 5nm từ Canon có chi phí rẻ hơn 10 lần so với máy từ ASML
CANON
Với kỹ thuật quang khắc cổ điển, các đường nét của một vi mạch được vẽ trên đế silicon bằng cách chiếu hình ảnh qua mặt nạ quang và sau đó khắc các phần của tinh thể không được bảo vệ bởi vật liệu quang học. Công nghệ của Canon liên quan đến việc in nano hình dáng của một vi mạch lên silicon. Nó sẽ cho phép tiết kiệm chi phí đến 10 lần và giảm 90% chi phí năng lượng so với kỹ thuật quang khắc cổ điển, vốn được sử dụng chủ yếu trong sản xuất chip nhớ 3D NAND hiện nay.
Theo đại diện của công ty Nhật Bản, công nghệ này đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt và việc bàn giao các thiết bị đặc biệt cho khách hàng sẽ bắt đầu trong năm nay. Tuy nhiên, công nghệ của Canon sẽ không thể thay thế công nghệ in thạch bản tia cực tím (EUV) ở quy mô công nghiệp mà thay vào đó nó là giải pháp hỗ trợ và rẻ hơn.
Vấn đề là khi thị trường thiết bị quang khắc đang chứng kiến sự trì hoãn giao hàng đến hơn 1 năm, việc Canon sẵn sàng bàn giao máy sản xuất chip 5nm ngay trong năm nay sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Một hạn chế mà Canon chia sẻ liên quan đến hệ thống của họ là tỷ lệ sai số khá cao, và theo các chuyên gia, tỷ lệ này không được vượt quá 10% mới được xem là hấp dẫn về mặt thương mại.
Bên cạnh đó, Canon cũng đang hướng đến công nghệ in nano chip 2nm. Để làm điều này, công ty sẽ phải dựa vào một số thiết bị bổ sung, mặc dù việc điều chỉnh không đáng kể.
Câu hỏi đặt ra là liệu các khách hàng đến từ Trung Quốc có thể mua thiết bị như vậy từ Canon hay không? Mọi thứ không đơn giản như vậy. Một mặt, Canon không sử dụng linh kiện và công nghệ do Mỹ sản xuất nên chính quyền Mỹ không thể áp đặt hạn chế xuất khẩu lên công ty Nhật Bản. Mặt khác, các hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Trung Quốc rộng hơn đáng kể so với các hạn chế của Mỹ. Kết quả là việc tiếp cận máy in nano của Canon đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là không chắc chắn.
Theo Thanh Niên
Giờ đây, trong thông báo mới nhất của Canon, công ty cho biết họ sẽ không chỉ bắt đầu xuất xưởng những thiết bị như vậy trong năm nay mà còn kỳ vọng sẽ làm chủ được công nghệ in nano 2nm theo thời gian.
Máy sản xuất chip 5nm từ Canon có chi phí rẻ hơn 10 lần so với máy từ ASML
CANON
Với kỹ thuật quang khắc cổ điển, các đường nét của một vi mạch được vẽ trên đế silicon bằng cách chiếu hình ảnh qua mặt nạ quang và sau đó khắc các phần của tinh thể không được bảo vệ bởi vật liệu quang học. Công nghệ của Canon liên quan đến việc in nano hình dáng của một vi mạch lên silicon. Nó sẽ cho phép tiết kiệm chi phí đến 10 lần và giảm 90% chi phí năng lượng so với kỹ thuật quang khắc cổ điển, vốn được sử dụng chủ yếu trong sản xuất chip nhớ 3D NAND hiện nay.
Theo đại diện của công ty Nhật Bản, công nghệ này đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt và việc bàn giao các thiết bị đặc biệt cho khách hàng sẽ bắt đầu trong năm nay. Tuy nhiên, công nghệ của Canon sẽ không thể thay thế công nghệ in thạch bản tia cực tím (EUV) ở quy mô công nghiệp mà thay vào đó nó là giải pháp hỗ trợ và rẻ hơn.
Vấn đề là khi thị trường thiết bị quang khắc đang chứng kiến sự trì hoãn giao hàng đến hơn 1 năm, việc Canon sẵn sàng bàn giao máy sản xuất chip 5nm ngay trong năm nay sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Một hạn chế mà Canon chia sẻ liên quan đến hệ thống của họ là tỷ lệ sai số khá cao, và theo các chuyên gia, tỷ lệ này không được vượt quá 10% mới được xem là hấp dẫn về mặt thương mại.
Bên cạnh đó, Canon cũng đang hướng đến công nghệ in nano chip 2nm. Để làm điều này, công ty sẽ phải dựa vào một số thiết bị bổ sung, mặc dù việc điều chỉnh không đáng kể.
Câu hỏi đặt ra là liệu các khách hàng đến từ Trung Quốc có thể mua thiết bị như vậy từ Canon hay không? Mọi thứ không đơn giản như vậy. Một mặt, Canon không sử dụng linh kiện và công nghệ do Mỹ sản xuất nên chính quyền Mỹ không thể áp đặt hạn chế xuất khẩu lên công ty Nhật Bản. Mặt khác, các hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Trung Quốc rộng hơn đáng kể so với các hạn chế của Mỹ. Kết quả là việc tiếp cận máy in nano của Canon đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là không chắc chắn.
Theo Thanh Niên