2018 là một năm tưng bừng của những chiếc máy ảnh mirrorless (không gương lật) trên thị trường nhiếp ảnh. Trong một thời gian đáng kể, Sony đã và đang áp đảo thị trường mirrorless, Canon và Nikon vẫn tiếp tục ăn nên làm ra với những mẫu DSLR. Tuy nhiên, chất ảnh sắp sửa vượt DLSR và hơn hết là tính cơ động nhờ thiết kế nhỏ gọn đã khiến cho bao nhà sản xuất cùng nhau nghiên về lý tưởng của những chiếc mirrorless.
Kết quả là chỉ cách đây vài tháng thôi, thị trường đã chứng kiến hai ông lớn Nikon và Canon tung ra những chiếc mirrorless đầu tiên của họ và chấp nhận làm kẻ đi sau. Về phía Canon, biểu tượng full-frame mirrorless của hãng hiện dành cho chiếc Canon EOS R. Nhưng cũng chỉ mới đây thôi, phiên bản rút gọn Canon EOS RP chuẩn bị ra mắt và cạnh tranh trực tiếp luôn với model đàn anh. Liệu Canon EOS R có phải một lỗi lầm cho sự gấp gáp của Canon khi muốn theo kịp trào lưu nhưng sản phẩm vẫn chưa hoàn thiện?
Quả thật, Canon EOS R là một sản phẩm tốt nhưng chưa hoàn thiện và bài viết sau sẽ chỉ ra những điểm đáng thất vọng của chiếc camera này. Fan của Canon hãy cân nhắc trước khi đọc.
Không có IS trong thân máy
Một yếu điểm to đùng trên EOS R là cơ chế chống rung hình ảnh (Image Stabilization) không có trong thân máy. Theo lời Canon, hãng sẽ mang tính năng này lên những ống kính RF gắn ngoài và IS của Canon khi kết hợp lens RF với EOS R có thể ưu việt hơn công nghệ cũ. Trên lý thuyết là vậy. Nhưng khi bày bán ngoài thị trường. Việc thiếu IS ngay trên thân máy đã là điểm trừ của EOS R so với những mirrorless full-frame khác từ các đối thủ (Nikon Z6 / Z7, Panasonic S1 / S1R, Fujifilm GFX100R và Sony thì không biết đến model bao nhiêu rồi).
Tuyệt giao với dòng lens EF-M!
Những lens EF-M đã được chế tạo ra riêng cho dòng máy Canon EOS M (camera mirrorless cảm biến crop của Canon). Đáng tiếc, khi EOR ra đời cùng sự xuất hiện của lens RF, nhà sản xuất tuyên bố cắt đứt quan hệ với những ống kính EF-M. Điều này đồng nghĩa EOS R tương thích với EF, EF-S và RF (đời mới) mà không gắn được với EF-M (những bước chân đầu tiên của Canon vào thị trường mirrorless). Diễn biến này khiến một bộ phận người dùng EOS M cảm thấy bị vứt bỏ khi mà họ là những người đầu tiên đặt niềm tin vào những chiếc mirrorless từ Canon.
Full-frame nhưng quay 4K chỉ ở tỷ lệ crop!
Căn cứ vào thông số chính xác mà nhà sản xuất công bố, Canon EOS R chỉ quay được video 4K (UDH) ở framerate 30fps, 1080p (FullHD) ở 60fps. Với những ai muốn đạt tốc độ khung hình 120fps, độ phân giải còn bị hạ xuống tận 720p (HD của ngày xưa). Chưa hết, 4K của EOS R có tỷ lệ crop 1.7x – y chang 5D Mark IV. Và khi gắn một chiếc lens cỡ bự lên EOS R, tổng kích cỡ và khối lượng máy cũng ngang ngửa nốt chiếc 5D Mark IV.
Mâu thuẫn ngay trong series với chiếc EOS RP
Sự hắt hủi của Canon với những chiếc mirrorless đời đầu (EOS M) càng rõ ràng hơn khi nhà sản xuất tung ra mẫu EOS RP, nửa giá thành so với EOS R và mọi thứ gần như cắt giảm chút đỉnh từ đàn anh mà thôi. EOS RP xuất hiện càng làm cho series này thêm rối rắm khi máy quyết đi theo hướng nhỏ gọn (thiết kế mirrorless) mà dùng hệ thống lens RF mới. Với những chiếc lens mới, EOS RP trở nên cực kỳ nhỏ bé, cảm giác như bị nuốt gọn trong tầm tay. Yếu tố thẩm mỹ trở nên mất cân bằng. Chưa hết, EOS RP có thân hình nhỏ, thỏa hiệp với thời lượng pin eo hẹp khi mà cứ mỗi tiêu chí: “mirrorless”, “ống ngắm điện tử”, “kết nối không dây”… được nhắc tên là dung lượng pin bị ‘xẻo’ đi mất một phần.
Kết luận
Đứng ở góc độ người tiêu dùng, thật khó để hiểu cho những quyết định đầy mâu thuẫn của Canon khi tung ra dòng EOS R. Đáng buồn nhất là những người dùng Canon EOS M đồng thời là những người đồng hành với mirrorless thời kỳ đầu của Canon. Họ đã bị bỏ quên một cách không thương tiếc. Việc gấp gáp tung EOS RP ngay sau khi EOS R xuất hiện không lâu cũng chưa cho thấy tính nhất quán trong dòng sản phẩm. Và một lần nữa, với những điểm thất vọng trên đây, Canon cho người dùng cảm giác hãng muốn chen chân vào phân khúc mirrorless chuyên nghiệp nhưng lại không chuẩn bị kỹ lưỡng cho sản phẩm mở màn.
Kết quả là chỉ cách đây vài tháng thôi, thị trường đã chứng kiến hai ông lớn Nikon và Canon tung ra những chiếc mirrorless đầu tiên của họ và chấp nhận làm kẻ đi sau. Về phía Canon, biểu tượng full-frame mirrorless của hãng hiện dành cho chiếc Canon EOS R. Nhưng cũng chỉ mới đây thôi, phiên bản rút gọn Canon EOS RP chuẩn bị ra mắt và cạnh tranh trực tiếp luôn với model đàn anh. Liệu Canon EOS R có phải một lỗi lầm cho sự gấp gáp của Canon khi muốn theo kịp trào lưu nhưng sản phẩm vẫn chưa hoàn thiện?
Quả thật, Canon EOS R là một sản phẩm tốt nhưng chưa hoàn thiện và bài viết sau sẽ chỉ ra những điểm đáng thất vọng của chiếc camera này. Fan của Canon hãy cân nhắc trước khi đọc.
Không có IS trong thân máy
Một yếu điểm to đùng trên EOS R là cơ chế chống rung hình ảnh (Image Stabilization) không có trong thân máy. Theo lời Canon, hãng sẽ mang tính năng này lên những ống kính RF gắn ngoài và IS của Canon khi kết hợp lens RF với EOS R có thể ưu việt hơn công nghệ cũ. Trên lý thuyết là vậy. Nhưng khi bày bán ngoài thị trường. Việc thiếu IS ngay trên thân máy đã là điểm trừ của EOS R so với những mirrorless full-frame khác từ các đối thủ (Nikon Z6 / Z7, Panasonic S1 / S1R, Fujifilm GFX100R và Sony thì không biết đến model bao nhiêu rồi).
Tuyệt giao với dòng lens EF-M!
Những lens EF-M đã được chế tạo ra riêng cho dòng máy Canon EOS M (camera mirrorless cảm biến crop của Canon). Đáng tiếc, khi EOR ra đời cùng sự xuất hiện của lens RF, nhà sản xuất tuyên bố cắt đứt quan hệ với những ống kính EF-M. Điều này đồng nghĩa EOS R tương thích với EF, EF-S và RF (đời mới) mà không gắn được với EF-M (những bước chân đầu tiên của Canon vào thị trường mirrorless). Diễn biến này khiến một bộ phận người dùng EOS M cảm thấy bị vứt bỏ khi mà họ là những người đầu tiên đặt niềm tin vào những chiếc mirrorless từ Canon.
Canon EOS R là một camera rất mạnh mẽ có thể thỏa mãn người dùng hiện có có EOS DLSR đang tìm kiếm một chiếc mirrorless thay thế. Tuy nhiên, rất khó để chọn máy khi thị trường còn những đối thủ như Nikon Z6 hay Sony Alpha A7 III với giá bán và tính năng hấp dẫn hơn nhiều. Hy vọng Canon sẽ làm tốt hơn ở thế hệ sau.
www.techradar.com
Full-frame nhưng quay 4K chỉ ở tỷ lệ crop!
Căn cứ vào thông số chính xác mà nhà sản xuất công bố, Canon EOS R chỉ quay được video 4K (UDH) ở framerate 30fps, 1080p (FullHD) ở 60fps. Với những ai muốn đạt tốc độ khung hình 120fps, độ phân giải còn bị hạ xuống tận 720p (HD của ngày xưa). Chưa hết, 4K của EOS R có tỷ lệ crop 1.7x – y chang 5D Mark IV. Và khi gắn một chiếc lens cỡ bự lên EOS R, tổng kích cỡ và khối lượng máy cũng ngang ngửa nốt chiếc 5D Mark IV.
Canon EOS R mang đến nhiều ấn tượng và cả thất vọng. Ở mặt tốt, máy cho ảnh đẹp, hệ thống lens mới nhiều hứa hẹn và hỗ trợ dòng lens cho DLSR hiện có của hãng. Ở mặt còn lại, máy không có chống rung cho cảm biến, chỉ 1 khe SD, video 4K bị crop nhiều, chụp nhanh không ấn tượng và những chiếc lens mới lại không thỏa mãn tiêu chí gọn nhẹ cho lắm. Sản phẩm khó thu hút người dùng trừ khi họ là fan chính hiệu.
www.cameralabs.com
Mâu thuẫn ngay trong series với chiếc EOS RP
Sự hắt hủi của Canon với những chiếc mirrorless đời đầu (EOS M) càng rõ ràng hơn khi nhà sản xuất tung ra mẫu EOS RP, nửa giá thành so với EOS R và mọi thứ gần như cắt giảm chút đỉnh từ đàn anh mà thôi. EOS RP xuất hiện càng làm cho series này thêm rối rắm khi máy quyết đi theo hướng nhỏ gọn (thiết kế mirrorless) mà dùng hệ thống lens RF mới. Với những chiếc lens mới, EOS RP trở nên cực kỳ nhỏ bé, cảm giác như bị nuốt gọn trong tầm tay. Yếu tố thẩm mỹ trở nên mất cân bằng. Chưa hết, EOS RP có thân hình nhỏ, thỏa hiệp với thời lượng pin eo hẹp khi mà cứ mỗi tiêu chí: “mirrorless”, “ống ngắm điện tử”, “kết nối không dây”… được nhắc tên là dung lượng pin bị ‘xẻo’ đi mất một phần.
Hiệu năng cao, dễ tùy biến nhưng bị thỏa hiệp. Chiếc EOS R mang lý tưởng tốt với nhiều tính năng tuyệt vời như vòng Điều khiển mới và Thanh M-Fn, hỗ trợ dòng ống kính EF và EF-S. Mặc dù ngang sức nhiều máy DSLR, EOS R chỉ quay phim 4K ở tỷ lệ crop, framerate cũng bị giới hạn 60 và 120fps; không có chống rung trong boby khiến máy thua thiệt những thân máy từ Sony và Nikon. Và bây giờ, EOS R còn bị cạnh tranh bởi chính EOS RP.
www.digitalcameraworld.com
Kết luận
Đứng ở góc độ người tiêu dùng, thật khó để hiểu cho những quyết định đầy mâu thuẫn của Canon khi tung ra dòng EOS R. Đáng buồn nhất là những người dùng Canon EOS M đồng thời là những người đồng hành với mirrorless thời kỳ đầu của Canon. Họ đã bị bỏ quên một cách không thương tiếc. Việc gấp gáp tung EOS RP ngay sau khi EOS R xuất hiện không lâu cũng chưa cho thấy tính nhất quán trong dòng sản phẩm. Và một lần nữa, với những điểm thất vọng trên đây, Canon cho người dùng cảm giác hãng muốn chen chân vào phân khúc mirrorless chuyên nghiệp nhưng lại không chuẩn bị kỹ lưỡng cho sản phẩm mở màn.
Canon đặt chiếc EOS R vào thị trường rất rộng mà điểm mạnh của máy khó phát huy. Hạn chế của máy ở tốc độ chụp nhanh khi theo dõi đối tượng, không có chống rung cảm biến, chỉ 1 khe SD và 4K bị crop mạnh. EOS R vẫn rất hấp dẫn với cả người dùng chuyên nghiệp lẫn không chuyên với điều kiện kinh tế thoải mái.
www.the-digital-picture.com