Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Từ ngày bắt đầu viết tin tức và dùng máy ảnh để chụp hình, tôi dùng Canon. Sau đó, làm quen với các anh em phóng viên công nghệ, chợt nhận ra, rất rất ít dùng Canon hoặc có ý định mua máy ảnh Canon mới, họ thích mua Sony và Fujifilm hơn, tôi trở thành thành trì cuối cùng cho chiến tuyến Canon trong giới phóng viên công nghệ. Mấy tháng trước tôi bán Canon, mua Nikon, đây không phải câu chuyện cười, cũng không phải câu chuyện buồn, đây là câu chuyện xàm.
Chỉ cần mua một cái máy ảnh, ai cũng thành thợ ảnh ngay
Chụp ảnh là một câu chuyện vô chừng, đẹp xấu cũng tùy người, tùy lúc, tùy tâm tình, tùy hoàn cảnh, tùy nền tảng, tùy trải nghiệm, như chuyện yêu đương và chấm hoa hậu thôi, người đẹp nhất trong mắt kẻ si tình. Tuy vậy, cuộc sống mà, luôn có những quy chuẩn cơ bản để phân định, chứ đẹp hết aka xấu đều, đâu có được, dân chơi đâu chơi đồng đều đồng phục vậy được.
Một trong những câu nói luôn được dùng để AQ là “bức ảnh đẹp là do người chụp, chứ máy ảnh chỉ là công cụ”, câu đó đúng, nhưng chưa đủ, phải thêm vào “nếu máy ảnh tốt sẽ ra bức ảnh đẹp hơn”. Trong cùng một điều kiện set up ánh sáng, cùng một góc chụp, cùng một thông số chụp, vàng thật hay vàng thau sẽ lòi ra ngay. Chỉ có sử dụng rồi, gặp hoàn cảnh khó rồi, mới biết cái hơn nhau vài phân nó quan trọng ra sao, và để hơn được 1 chút, có khi tốn thêm đến vài chục triệu đồng mua máy, mua lens.
Canon EOS R – Nỗi thất vọng lớn lao
Mặc dù cho ra đời các dòng máy mirrorless không gương lật từ rất sớm, nhưng “đi trước về sau” là có thật. Mãi đến nửa cuối năm 2018, Canon mới cho ra mắt dòng mirrorless có cảm biến full-frame. Canon EOS R ra đời trong sự háo hức và kết thúc bằng sự thất vọng vô bờ bến.
Cái thất vọng đầu tiên, nó biến dòng EOS M của Canon thành dĩ vãng, và những người đang dùng nó thành lũ ngẫn, với tín hiệu không thể rõ ràng hơn về một cuộc “bỏ của chạy lấy người”, bởi thất bại lớn lao của dòng M, trước 2 đối thủ Sony và Fujifilm, một dòng máy đáng hổ thẹn của Canon. Với việc tạo dựng một hệ lens mới, ngàm mới, Canon cho thấy tương lai của dòng M là rất nhạt nhòa, vì lens dành cho EOS R không thể dùng cho dòng M. Người dùng dòng M ngơ ngác, ủa, cũng là mirrorless mà, cũng một mẹ mà, “tại sao yêu nhau không đến được với nhau, để giờ đây hai ta phải khổ đau”.
Dòng M trở trành con ghẻ vì thiếu khả năng cạnh tranh
Cái thất vọng tiếp theo chính là ở chất lượng của chính EOS R. Reviewer Thomas trên kênh Youtube của mình đã phải thốt lên “với mức giá như thế, nó trông thật là xoàng xỉnh, chất lượng tầm tầm và đáng thất vọng, đây là lúc nghĩ đến chuyện rời bỏ Canon”. Quả thật, EOS R mặc dù được trang bị rất nhiều tính năng râu ria, mà thực ra là dòng mirrorless nào cũng có, bao gồm khả năng lấy nét nhận diện khuôn mặt, nhận diện mắt, ngay cả khi chủ thể di chuyển, giúp người dùng có thể lấy nét tốt hơn. Nói thêm về lấy nét mắt, cái ô lấy nét mắt của EOS R trên màn hình rất to, chụp ở xa thì nó to hơn cả khuôn mặt luôn, chứ đừng nói gì là mắt. Nói chung, về điểm này, Canon còn phải học theo Sony dài dài.
EOS R cũng không có chống rung trong thân máy, trong khi các đối thủ khác đều có, nghĩa là người dùng sẽ phải trông chờ vào lens có chống rung, nếu như muốn có tính năng này, không sao, tập quay tay đều đặn cho chắc tay là được, vận may sẽ đến. Quay phim 4K thì bị crop xuống, cũng là một điểm thất vọng. Ngoài ra, điểm yếu cố hữu của các dòng mirrorless cố giảm kích thước xuống cho nhỏ (mà thực ra gắn cái lens to đùng vào thì vẫn nặng như nhau), là khe cắm thẻ chỉ có một, là thẻ SD, một loại thẻ có độ an toàn không cao, trong khi ở phía đối địch, Sony A7 Mark III có đến 2 khe cắm thẻ để có thể ghi back up, phòng trường hợp chụp xong cắm thẻ vào máy tính hiện lên dòng chữ “rất tiếc, bạn nên đi chụp lại”.
Nhưng ở chiều ngược lại, trong một góc nhìn tích cực, EOS R có doanh số rất tốt, và đang chia lại thị phần với ông lớn Sony ở mảng mirrorless full-frame. Tại sao chất ảnh của dòng này không quá xuất sắc, nhất là so với mức giá 55 triệu, mà lại bán được nhiều thế? Câu trả lời có lẽ đến từ fan Canon, rất đông đảo hiện nay, và Canon cũng là thương hiệu đang áp đảo trên thị trường. Máy ảnh mà, không phải ngày một ngày hai là biết, phải mua dùng thử lâu lâu mới ra ngô ra khoai, có người thấy hợp sẽ thích, có người sau khi thử sẽ rời bỏ, quay lại dùng DSLR hoặc sang Sony, không biết được.
5D Mark IV vẫn là lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo so với EOS R
Vậy thì, nếu có 55 triệu, với trải nghiệm cá nhân, đừng mua EOS R, hãy mua 5D Mark IV, tốt hơn nhiều thứ. Còn không, mua thử Sony hoặc Nikon, một chân trời mới sẽ mở ra, mình đã thử và đã tẩu hỏa nhập ma.
Canon EOS RP – Chỉ chừng đó thôi
EOS RP là bản rút gọn so với EOS R, nên nếu ai đã thất vọng với EOS R thì có lẽ chẳng cần tiếp tục với RP làm gì, “miễn cưỡng không hạnh phúc”. Chiếc mirrorless full-frame này được giới thiệu gắn liền với Canon 6D Mark II, trong cách so sánh body và cũng ngầm hiểu EOS RP sẽ là sản phẩm tương đương với chiếc DSLR kia. Tuy nhiên, nếu thực tế dùng cảm biến ngang với 6D Mark II thì mình, với tư cách là người dùng 6D Mark II từ lúc nó ra mắt đến bây giờ, thực lòng không đánh giá cao. Trong đa số trường hợp, độ nét và độ tương phản, độ sâu màu, dynamic range đều không được hài lòng.
Để có cái nhìn tốt hơn về chiếc máy ảnh mới ra này, có thể xem qua một vài bức hình chụp test thử từ trang Stuff và Dpreview, để thấy màu sắc, độ nét và tổng thể chất ảnh.
Đây là một bức ảnh chụp ngược sáng bằng EOS RP, với chi tiết thấp, noise cao, không nét hoàn hảo. Thoạt trông nó giống như được chụp bằng một chiếc smartphone.
Tuy nhiên, ở một góc chụp khác, màu sắc tốt hơn hẳn, độ nét rất ổn, chi tiết lên đầy đủ rõ ràng.
Điều đó cho thấy chiếc máy ảnh này làm việc rất tốt trong điều kiện ánh sáng thuận lợi, và bắt đầu “thở dốc” khi chụp ngược sáng hoặc thiếu sáng.
Hình chụp bằng Canon EOS RP bởi DPreview
Một tấm ảnh khác chụp hoa lá cành bằng EOS RP của DPreview, nó thực sự khiến người xem bối rối vì không biết đang lấy nét vào đâu, vì chỗ cái hoa màu trắng kia không thấy nét.
EOS RP được sinh ra để thay thế vị trí của 6D Mark II đang đuối sức, nhưng có vẻ như, với trang bị vũ khí hiện tại, nó chưa thể hơn được những chiếc mirrorless già cỗi như Sony A7 Mark II, dù có giá cao hơn, lên đến 38 triệu đồng. Nhưng Albert Einstein anh mình đã từng nói: “Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả”, nên nếu xông xênh thì cứ thoải mái, biết đâu dùng lại hợp, biết đâu bất ngờ, ai biết được. Cuộc đời này, kinh nghiệm nào cũng phải trả giá cả.
Dù sao, EOS R và EOS RP cũng đang thổi một luồng gió mới đầy sinh khí cho thị trường máy ảnh mirrorless, nhưng những gì nó mang lại chưa xứng tầm với một ông lớn trong làng máy ảnh như Canon, chưa được như kỳ vọng. Thôi thì sông có khúc người có lúc, hy vọng những đời EOS R sau sẽ có nhiều cải tiến hơn, khiến người dùng thỏa mãn nhanh lên đỉnh hơn, chứ để lâu lại hóa ra lãnh cảm dẫn đến bất lực liệt dương.
Bài tiếp theo: Canon EOS RP – Liệu có nên mua?
Bài tiếp theo nữa: Tại sao tôi chuyển từ Canon sang Nikon?
Bài tiếp theo nữa nữa: Canon Photomarathon – Chuyện gì đang diễn ra?
Chỉ cần mua một cái máy ảnh, ai cũng thành thợ ảnh ngay
Chụp ảnh là một câu chuyện vô chừng, đẹp xấu cũng tùy người, tùy lúc, tùy tâm tình, tùy hoàn cảnh, tùy nền tảng, tùy trải nghiệm, như chuyện yêu đương và chấm hoa hậu thôi, người đẹp nhất trong mắt kẻ si tình. Tuy vậy, cuộc sống mà, luôn có những quy chuẩn cơ bản để phân định, chứ đẹp hết aka xấu đều, đâu có được, dân chơi đâu chơi đồng đều đồng phục vậy được.
Một trong những câu nói luôn được dùng để AQ là “bức ảnh đẹp là do người chụp, chứ máy ảnh chỉ là công cụ”, câu đó đúng, nhưng chưa đủ, phải thêm vào “nếu máy ảnh tốt sẽ ra bức ảnh đẹp hơn”. Trong cùng một điều kiện set up ánh sáng, cùng một góc chụp, cùng một thông số chụp, vàng thật hay vàng thau sẽ lòi ra ngay. Chỉ có sử dụng rồi, gặp hoàn cảnh khó rồi, mới biết cái hơn nhau vài phân nó quan trọng ra sao, và để hơn được 1 chút, có khi tốn thêm đến vài chục triệu đồng mua máy, mua lens.
Canon EOS R – Nỗi thất vọng lớn lao
Mặc dù cho ra đời các dòng máy mirrorless không gương lật từ rất sớm, nhưng “đi trước về sau” là có thật. Mãi đến nửa cuối năm 2018, Canon mới cho ra mắt dòng mirrorless có cảm biến full-frame. Canon EOS R ra đời trong sự háo hức và kết thúc bằng sự thất vọng vô bờ bến.
Cái thất vọng đầu tiên, nó biến dòng EOS M của Canon thành dĩ vãng, và những người đang dùng nó thành lũ ngẫn, với tín hiệu không thể rõ ràng hơn về một cuộc “bỏ của chạy lấy người”, bởi thất bại lớn lao của dòng M, trước 2 đối thủ Sony và Fujifilm, một dòng máy đáng hổ thẹn của Canon. Với việc tạo dựng một hệ lens mới, ngàm mới, Canon cho thấy tương lai của dòng M là rất nhạt nhòa, vì lens dành cho EOS R không thể dùng cho dòng M. Người dùng dòng M ngơ ngác, ủa, cũng là mirrorless mà, cũng một mẹ mà, “tại sao yêu nhau không đến được với nhau, để giờ đây hai ta phải khổ đau”.
Dòng M trở trành con ghẻ vì thiếu khả năng cạnh tranh
Cái thất vọng tiếp theo chính là ở chất lượng của chính EOS R. Reviewer Thomas trên kênh Youtube của mình đã phải thốt lên “với mức giá như thế, nó trông thật là xoàng xỉnh, chất lượng tầm tầm và đáng thất vọng, đây là lúc nghĩ đến chuyện rời bỏ Canon”. Quả thật, EOS R mặc dù được trang bị rất nhiều tính năng râu ria, mà thực ra là dòng mirrorless nào cũng có, bao gồm khả năng lấy nét nhận diện khuôn mặt, nhận diện mắt, ngay cả khi chủ thể di chuyển, giúp người dùng có thể lấy nét tốt hơn. Nói thêm về lấy nét mắt, cái ô lấy nét mắt của EOS R trên màn hình rất to, chụp ở xa thì nó to hơn cả khuôn mặt luôn, chứ đừng nói gì là mắt. Nói chung, về điểm này, Canon còn phải học theo Sony dài dài.
EOS R cũng không có chống rung trong thân máy, trong khi các đối thủ khác đều có, nghĩa là người dùng sẽ phải trông chờ vào lens có chống rung, nếu như muốn có tính năng này, không sao, tập quay tay đều đặn cho chắc tay là được, vận may sẽ đến. Quay phim 4K thì bị crop xuống, cũng là một điểm thất vọng. Ngoài ra, điểm yếu cố hữu của các dòng mirrorless cố giảm kích thước xuống cho nhỏ (mà thực ra gắn cái lens to đùng vào thì vẫn nặng như nhau), là khe cắm thẻ chỉ có một, là thẻ SD, một loại thẻ có độ an toàn không cao, trong khi ở phía đối địch, Sony A7 Mark III có đến 2 khe cắm thẻ để có thể ghi back up, phòng trường hợp chụp xong cắm thẻ vào máy tính hiện lên dòng chữ “rất tiếc, bạn nên đi chụp lại”.
Nhưng ở chiều ngược lại, trong một góc nhìn tích cực, EOS R có doanh số rất tốt, và đang chia lại thị phần với ông lớn Sony ở mảng mirrorless full-frame. Tại sao chất ảnh của dòng này không quá xuất sắc, nhất là so với mức giá 55 triệu, mà lại bán được nhiều thế? Câu trả lời có lẽ đến từ fan Canon, rất đông đảo hiện nay, và Canon cũng là thương hiệu đang áp đảo trên thị trường. Máy ảnh mà, không phải ngày một ngày hai là biết, phải mua dùng thử lâu lâu mới ra ngô ra khoai, có người thấy hợp sẽ thích, có người sau khi thử sẽ rời bỏ, quay lại dùng DSLR hoặc sang Sony, không biết được.
5D Mark IV vẫn là lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo so với EOS R
Vậy thì, nếu có 55 triệu, với trải nghiệm cá nhân, đừng mua EOS R, hãy mua 5D Mark IV, tốt hơn nhiều thứ. Còn không, mua thử Sony hoặc Nikon, một chân trời mới sẽ mở ra, mình đã thử và đã tẩu hỏa nhập ma.
Canon EOS RP – Chỉ chừng đó thôi
EOS RP là bản rút gọn so với EOS R, nên nếu ai đã thất vọng với EOS R thì có lẽ chẳng cần tiếp tục với RP làm gì, “miễn cưỡng không hạnh phúc”. Chiếc mirrorless full-frame này được giới thiệu gắn liền với Canon 6D Mark II, trong cách so sánh body và cũng ngầm hiểu EOS RP sẽ là sản phẩm tương đương với chiếc DSLR kia. Tuy nhiên, nếu thực tế dùng cảm biến ngang với 6D Mark II thì mình, với tư cách là người dùng 6D Mark II từ lúc nó ra mắt đến bây giờ, thực lòng không đánh giá cao. Trong đa số trường hợp, độ nét và độ tương phản, độ sâu màu, dynamic range đều không được hài lòng.
Để có cái nhìn tốt hơn về chiếc máy ảnh mới ra này, có thể xem qua một vài bức hình chụp test thử từ trang Stuff và Dpreview, để thấy màu sắc, độ nét và tổng thể chất ảnh.
Đây là một bức ảnh chụp ngược sáng bằng EOS RP, với chi tiết thấp, noise cao, không nét hoàn hảo. Thoạt trông nó giống như được chụp bằng một chiếc smartphone.
Tuy nhiên, ở một góc chụp khác, màu sắc tốt hơn hẳn, độ nét rất ổn, chi tiết lên đầy đủ rõ ràng.
Điều đó cho thấy chiếc máy ảnh này làm việc rất tốt trong điều kiện ánh sáng thuận lợi, và bắt đầu “thở dốc” khi chụp ngược sáng hoặc thiếu sáng.
Hình chụp bằng Canon EOS RP bởi DPreview
Một tấm ảnh khác chụp hoa lá cành bằng EOS RP của DPreview, nó thực sự khiến người xem bối rối vì không biết đang lấy nét vào đâu, vì chỗ cái hoa màu trắng kia không thấy nét.
EOS RP được sinh ra để thay thế vị trí của 6D Mark II đang đuối sức, nhưng có vẻ như, với trang bị vũ khí hiện tại, nó chưa thể hơn được những chiếc mirrorless già cỗi như Sony A7 Mark II, dù có giá cao hơn, lên đến 38 triệu đồng. Nhưng Albert Einstein anh mình đã từng nói: “Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả”, nên nếu xông xênh thì cứ thoải mái, biết đâu dùng lại hợp, biết đâu bất ngờ, ai biết được. Cuộc đời này, kinh nghiệm nào cũng phải trả giá cả.
Dù sao, EOS R và EOS RP cũng đang thổi một luồng gió mới đầy sinh khí cho thị trường máy ảnh mirrorless, nhưng những gì nó mang lại chưa xứng tầm với một ông lớn trong làng máy ảnh như Canon, chưa được như kỳ vọng. Thôi thì sông có khúc người có lúc, hy vọng những đời EOS R sau sẽ có nhiều cải tiến hơn, khiến người dùng thỏa mãn nhanh lên đỉnh hơn, chứ để lâu lại hóa ra lãnh cảm dẫn đến bất lực liệt dương.
Bài tiếp theo: Canon EOS RP – Liệu có nên mua?
Bài tiếp theo nữa: Tại sao tôi chuyển từ Canon sang Nikon?
Bài tiếp theo nữa nữa: Canon Photomarathon – Chuyện gì đang diễn ra?
Chỉnh sửa lần cuối: