"Trên sân cảnh sát ngăn chặn thế là được. Tuy cũng có người bị cấp cứu, bị xịt hơi cay, nhưng không xảy ra thương tích nặng, hay... chết người. Đáng lẽ phải bắt giữ những người quá khích.", Giám đốc Công an Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Nhanh nói.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh. Ảnh: P.V.
- Là người đứng đầu công an Hà Nội, ông suy nghĩ gì về xô xát giữa cảnh sát cơ động với các cổ động viên của đội Xi măng Hải Phòng hôm qua?
- Ít nhất có khoảng 3-4 cổ động viên đã đốt pháo sáng ở khán đài. Các lực lượng làm nhiệm vụ đã phải ngăn chặn, tạm giữ một trường hợp. Xô xát xảy ra, cảnh sát cơ động phải sử dụng công cụ hỗ trợ để giữ trật tự tại sân Hàng Đẫy.
Sau đó, cổ động viên Hải Phòng kéo ra khu vực phố Nguyễn Thái Học, tiếp tục ném đá vào xe ôtô, ném vỡ kính vào nhà và trụ sở cơ quan nhà nước ở xung quanh. Lúc này buộc cảnh sát cơ động phải bảo vệ, dẫn đến xô xát.
Lực lượng chức năng phải dùng dùi cui, dụng cụ ngăn chặn để trấn áp, giải tán đám đông. Sau đó số cổ đông viên này đã lên ôtô. Nhưng khi ra khỏi nội thành, ra đến quận Long Biên tiếp tục va chạm với cảnh sát giao thông và cảnh sát ở đây làm cho hai người bị thương phải đi cấp cứu. Đến khu vực huyện Gia Lâm, họ tiếp tục gây ra xô xát.
Theo báo cáo có hơn 2.000 cổ động viên Hải Phòng đi khoảng 40 ôtô và 50 xe máy.
- Theo phản ánh, cảnh sát cơ động đã mạnh tay với cổ động viên, thậm chí còn xịt hơi cay cả vào trẻ em, ông giải thích thế nào?
- Theo tôi biết có một trường hợp trẻ em bị ngất. Trong khung cảnh phức tạp như thế, bình xịt hơi cay có thể nhầm sang người khác, đó cũng là điều phải rút kinh nghiệm.
Trên sân cảnh sát ngăn chặn như thế là được. Cũng có người bị cấp cứu, cũng có người bị xịt hơi cay, tuy vậy không xảy ra thương tích lớn, nghiêm trọng hay... chết người.
Sau trận đấu, nhiều cổ động viên Hải Phòng đã gây rối tại khu vực khán đài B sân Hàng Đẫy. Ảnh: Hoàng Hà
- Ông nhận xét gì về cách hành xử của một số cổ động viên Hải Phòng?
- Cổ động viên đội Xi măng Hải Phòng hôm qua lên thủ đô đã quậy phá trên đường phố. Đó là điều rất đáng tiếc và rất đáng xấu hổ, hay nói cách khác là thiếu văn hóa. Những hành vi đó tôi cho là đáng lên án. Còn cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ thì phải giữ gìn an ninh trật tự, phải trấn áp. Đó là nhiệm vụ đương nhiên.
Công an thành phố sẽ kiến nghị Bộ Văn hóa thể thao du lịch, Liên đoàn bóng đá VN và ban tổ chức sân vận động Hàng Đẫy về trách nhiệm tổ chức trận đấu.
Một vấn đề nữa, theo tôi Liên đoàn bóng đá VN cần xem xét các lạc bộ cổ động viên. Tôi vừa đọc bài báo trong đó Giám đốc câu lạc bộ cổ động viên Hải Phòng có ý chê trách cảnh sát cơ động. Về việc này Công an thành phố sẽ rút kinh nghiệm.
Cảnh sát cơ động trấn áp cổ động viên. Ảnh: Hoàng Hà
- Công an Hà Nội đã có phương án dự liệu thế nào về sự quá khích của cổ động viên Hải Phòng?
- Trung đoàn cảnh sát cơ động đã chuẩn bị rất kỹ trong phương án đảm bảo an toàn trận đấu chiều ngày hôm qua, nếu không, tình hình trên sân Hàng Đẫy hôm qua đã không được như thế.
- Nhiều ý kiến cho rằng phương án bảo vệ của cảnh sát cơ động còn thiếu sót khi để cổ động viên đem pháo sáng vào sân và quậy phá trên phố?
- Trong việc bảo vệ cũng có một số sai sót, chẳng hạn như vẫn có một số cổ động viên mang pháo sáng, chai nước vào trong sân. Việc mang được những vật đó vào sân cũng là do kiểm soát không chặt chẽ. Tại phương án bảo vệ, trung đoàn cảnh sát cơ động cũng chưa dự tính được nơi, bãi gửi xe ôtô của các cổ động viên Hải Phòng, lộ trình đi và về...
Chúng tôi đã giao cho cảnh sát cơ động rút kinh nghiệm trong bảo vệ những trận bóng đá mà vận động viên quá khích. Lực lượng bảo vệ phải cương quyết nên đã ngăn chặn không để xảy ra đổ máu trên sân ngày hôm qua. Thứ hai, rút kinh nghiệm về thái độ, tác phong trong phương án bảo vệ, từng trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ đến mức nào và như thế nào.
Hôm qua đáng tiếc là cảnh sát cơ động chỉ tập trung giải tán, đáng lẽ phải bắt giữ những trường hợp quá khích.
- Nếu hôm qua, cảnh sát có phương án khu biệt những trường hợp quá khích ngay trong sân thì việc xô xát, gây ra những trường hợp đáng tiếc sẽ được hạn chế thế nào?
- Nếu làm được điều đó thì quá tốt, nhưng vì họ là số đông có nhiều hành vi manh động. Nếu cảnh sát cơ động làm được như thế thì chẳng có gì cần rút kinh nghiệm.
Hiện, Công an Hà Nội chưa khởi tố vụ án, nhưng hôm qua tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Bá Thiều (Giám đốc Công an Hải Phòng) để phối hợp điều tra truy xét, đối với những cổ động viên quá khích.
Giám đốc Công an Hải Phòng: 'Cần giữ phẩm giá người Hải Phòng'
Thiếu tướng Nguyễn Bá Thiều. Ảnh: V.Anh
"Tôi rất tiếc vì những điều đã xảy ra. Có một số cổ động viên quá khích chứ không phải tất cả đều như vậy, đây là con sâu làm rầu nồi canh. Tôi tin cổ động viên đa số là tốt. Cần giữ phẩm giá người Hải Phòng chứ để như thế thì mang tiếng quá.
Tại sân nhà họ không dám làm như thế vì liên quan đến trách nhiệm với đội bóng và sẽ bị phạt rất nặng. Công an Hải Phòng sẽ điều tra để cá thể hóa trách nhiệm của từng người. Hành vi của họ đến đâu thì xử lý tới đó".
Ông Trần Bá Thiều trao đổi với báo giới bên lề tại kỳ họp Quốc hội chiều nay.
Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/06/3BA100B2/
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh. Ảnh: P.V.
- Là người đứng đầu công an Hà Nội, ông suy nghĩ gì về xô xát giữa cảnh sát cơ động với các cổ động viên của đội Xi măng Hải Phòng hôm qua?
- Ít nhất có khoảng 3-4 cổ động viên đã đốt pháo sáng ở khán đài. Các lực lượng làm nhiệm vụ đã phải ngăn chặn, tạm giữ một trường hợp. Xô xát xảy ra, cảnh sát cơ động phải sử dụng công cụ hỗ trợ để giữ trật tự tại sân Hàng Đẫy.
Sau đó, cổ động viên Hải Phòng kéo ra khu vực phố Nguyễn Thái Học, tiếp tục ném đá vào xe ôtô, ném vỡ kính vào nhà và trụ sở cơ quan nhà nước ở xung quanh. Lúc này buộc cảnh sát cơ động phải bảo vệ, dẫn đến xô xát.
Lực lượng chức năng phải dùng dùi cui, dụng cụ ngăn chặn để trấn áp, giải tán đám đông. Sau đó số cổ đông viên này đã lên ôtô. Nhưng khi ra khỏi nội thành, ra đến quận Long Biên tiếp tục va chạm với cảnh sát giao thông và cảnh sát ở đây làm cho hai người bị thương phải đi cấp cứu. Đến khu vực huyện Gia Lâm, họ tiếp tục gây ra xô xát.
Theo báo cáo có hơn 2.000 cổ động viên Hải Phòng đi khoảng 40 ôtô và 50 xe máy.
- Theo phản ánh, cảnh sát cơ động đã mạnh tay với cổ động viên, thậm chí còn xịt hơi cay cả vào trẻ em, ông giải thích thế nào?
- Theo tôi biết có một trường hợp trẻ em bị ngất. Trong khung cảnh phức tạp như thế, bình xịt hơi cay có thể nhầm sang người khác, đó cũng là điều phải rút kinh nghiệm.
Trên sân cảnh sát ngăn chặn như thế là được. Cũng có người bị cấp cứu, cũng có người bị xịt hơi cay, tuy vậy không xảy ra thương tích lớn, nghiêm trọng hay... chết người.
Sau trận đấu, nhiều cổ động viên Hải Phòng đã gây rối tại khu vực khán đài B sân Hàng Đẫy. Ảnh: Hoàng Hà
- Ông nhận xét gì về cách hành xử của một số cổ động viên Hải Phòng?
- Cổ động viên đội Xi măng Hải Phòng hôm qua lên thủ đô đã quậy phá trên đường phố. Đó là điều rất đáng tiếc và rất đáng xấu hổ, hay nói cách khác là thiếu văn hóa. Những hành vi đó tôi cho là đáng lên án. Còn cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ thì phải giữ gìn an ninh trật tự, phải trấn áp. Đó là nhiệm vụ đương nhiên.
Công an thành phố sẽ kiến nghị Bộ Văn hóa thể thao du lịch, Liên đoàn bóng đá VN và ban tổ chức sân vận động Hàng Đẫy về trách nhiệm tổ chức trận đấu.
Một vấn đề nữa, theo tôi Liên đoàn bóng đá VN cần xem xét các lạc bộ cổ động viên. Tôi vừa đọc bài báo trong đó Giám đốc câu lạc bộ cổ động viên Hải Phòng có ý chê trách cảnh sát cơ động. Về việc này Công an thành phố sẽ rút kinh nghiệm.
Cảnh sát cơ động trấn áp cổ động viên. Ảnh: Hoàng Hà
- Công an Hà Nội đã có phương án dự liệu thế nào về sự quá khích của cổ động viên Hải Phòng?
- Trung đoàn cảnh sát cơ động đã chuẩn bị rất kỹ trong phương án đảm bảo an toàn trận đấu chiều ngày hôm qua, nếu không, tình hình trên sân Hàng Đẫy hôm qua đã không được như thế.
- Nhiều ý kiến cho rằng phương án bảo vệ của cảnh sát cơ động còn thiếu sót khi để cổ động viên đem pháo sáng vào sân và quậy phá trên phố?
- Trong việc bảo vệ cũng có một số sai sót, chẳng hạn như vẫn có một số cổ động viên mang pháo sáng, chai nước vào trong sân. Việc mang được những vật đó vào sân cũng là do kiểm soát không chặt chẽ. Tại phương án bảo vệ, trung đoàn cảnh sát cơ động cũng chưa dự tính được nơi, bãi gửi xe ôtô của các cổ động viên Hải Phòng, lộ trình đi và về...
Chúng tôi đã giao cho cảnh sát cơ động rút kinh nghiệm trong bảo vệ những trận bóng đá mà vận động viên quá khích. Lực lượng bảo vệ phải cương quyết nên đã ngăn chặn không để xảy ra đổ máu trên sân ngày hôm qua. Thứ hai, rút kinh nghiệm về thái độ, tác phong trong phương án bảo vệ, từng trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ đến mức nào và như thế nào.
Hôm qua đáng tiếc là cảnh sát cơ động chỉ tập trung giải tán, đáng lẽ phải bắt giữ những trường hợp quá khích.
- Nếu hôm qua, cảnh sát có phương án khu biệt những trường hợp quá khích ngay trong sân thì việc xô xát, gây ra những trường hợp đáng tiếc sẽ được hạn chế thế nào?
- Nếu làm được điều đó thì quá tốt, nhưng vì họ là số đông có nhiều hành vi manh động. Nếu cảnh sát cơ động làm được như thế thì chẳng có gì cần rút kinh nghiệm.
Hiện, Công an Hà Nội chưa khởi tố vụ án, nhưng hôm qua tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Bá Thiều (Giám đốc Công an Hải Phòng) để phối hợp điều tra truy xét, đối với những cổ động viên quá khích.
Giám đốc Công an Hải Phòng: 'Cần giữ phẩm giá người Hải Phòng'
Thiếu tướng Nguyễn Bá Thiều. Ảnh: V.Anh
"Tôi rất tiếc vì những điều đã xảy ra. Có một số cổ động viên quá khích chứ không phải tất cả đều như vậy, đây là con sâu làm rầu nồi canh. Tôi tin cổ động viên đa số là tốt. Cần giữ phẩm giá người Hải Phòng chứ để như thế thì mang tiếng quá.
Tại sân nhà họ không dám làm như thế vì liên quan đến trách nhiệm với đội bóng và sẽ bị phạt rất nặng. Công an Hải Phòng sẽ điều tra để cá thể hóa trách nhiệm của từng người. Hành vi của họ đến đâu thì xử lý tới đó".
Ông Trần Bá Thiều trao đổi với báo giới bên lề tại kỳ họp Quốc hội chiều nay.
Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/06/3BA100B2/