Angus_Bert
Film critic
Đó giờ thì ngoài Sony ra anh Toshiba cũng rất nổi tiếng và máu mặt trong lĩnh vực cảm biến máy ảnh. Nếu như những chiếc cảm biến mới đang tích cực cạnh tranh về công nghệ điểm ảnh và tăng cường khả năng chụp đêm thì Toshiba mới đây lại đang mở ra một hướng đi mới cho ngành nhiếp ảnh di động - Độ sâu. Cái mà mình đang nói đến ở đây cũng đã từng có một sản phẩm tương tự làm điên đảo cộng đồng công nghệ nhiếp ảnh - Máy ảnh chụp trước lấy nét sau Lytro. Vâng, đã từng rất nhiều người ước ao có thể mang công nghệ này lên chiếc điện thoại của mình, giờ đây thì không lâu nữa điều đó sẽ trở thành hiện thực. Được biết Toshiba đúng là đang phát triển công nghệ cảm biến có thể thu nhận một lượng lớn "trường ánh sáng" đủ để có thể lấy nét sau khi chụp ảnh. Theo như Toshiba thì việc sản xuất loại cảm biến ảnh này sẽ được tiến hành vào cuối năm nay hoặc trễ hơn. Còn chúng ta, những người tiêu dùng sẽ có hội được trải nghiệm thứ công nghệ đỉnh cao này vào giữa năm sau. công nghệ chụp ảnh cũng tương tự Lytro Toshiba nói rằng công nghệ mới và các phần mềm hỗ trợ sẽ cho phép smartphone khả năng lấy nét lại, chọn được chính xác khuôn mặt cần làm rõ trong một đám đông hay các cử động di chuyển trên không trung. Các bức ảnh trường ánh sáng có chứa thông tin được sử dụng để tính toán khoảng cách các chủ thể bắt được, hay lấy nét trên ảnh và video sau khi chúng được thu lại. Toshia cũng có hé lộ một mẫu thử tại phòng nghiên cứu của họ ở Kawasaki, bên ngoài thủ đô Tokyo. Bộ ghi hình này chỉ có kích thước dày và rộng 8mm, đủ nhỏ để nhét chúng vào một chiếc smartphone, và nó cũng có độ phân giải khá phổ biến ở thời điểm hiện tại là 8MP, mặc dù ảnh được cho ra chỉ có 2MP.
Quá trình xử lí cũng tốn thêm một ít thời gian, nhưng Funaki nói rằng thiết bị trên vẫn có thể quay video với số khung hình là 30 khung hình/giây. Phiên bản tương lai của thiết bị này sẽ có cảm biến 13MP để có thể cho ra những tấm ảnh trường ánh sáng có phân giải 5-6MP. Bộ ghi hình sử dụng một cảm biến ảnh CMOS thông thường và lens chính, xen giữa hai thành phần trên là một lưới gồm 10.000 chiếc lens siêu nhỏ (gọi là vi lens đi ha). Mỗi chiếc vi lens thu nhận khoảng 20 pixel ảnh, thu nhận khung hình tương đương nhau, nhưng vẫn có sự khác biết về góc độ và thông tin qua đó giúp thiết bị có thể phân tích để cho ra thông tin khoảng cách và độ nét chủ thể. Khoảng cách của các chủ thể thu được trong thiết bị có thể được ước lượng trong khoảng từ 1m trở đi, với độ chính xác từ vài millimet cho đến vài centimet. Điều này là khá khó tin khi máy phải nhận biết được các chủ thể rất to ở phía xa hay rất nhỏ ở gần. Thông tin vì thế cũng sẽ bị đội lên rất nhiều.
Trong tháng 12 của năm ngoái, Toshiba đã từng nói rằng hãng sẽ sớm xuất xưởng các mẫu thử có độ phân giải 20MP. Hãng cũng đã hé lộ những tấm ảnh thử nghiệm khả năng của công nghệ mới này. Tuy thế, trước khi bắt tay vào quá trình sản xuất thì Toshiba cũng nói rằng họ đang cố gắng để cảm thiện khả năng mã hóa va xử lí của sản phẩm, cho tốc độ nhanh hơn và chính xác cao hơn cũng như giảm bớt sự nặng nhọc mà bộ xử lí của một chiếc điện thoại có thể phải gánh chịu. ảnh mẫu thử nghiệm công nghệ Toshiba, nhà sản xuất bộ flash NAND lớn thứ hai thế giới sau Samsung thật sự đang có tham vọng rất lớn trong việc tiến công vào thị trương cảm biến ảnh di động. Hãng đã đặt ra mục tiêu 30% thị phần cảm biến máy ảnh kĩ thuật số CMOS đến năm 2016. HDvietnam đã từng đưa tin về công nghệ này của Toshiba, nhưng đây là bài viết cập nhật và chi tiết hơn về nó |