Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới tại Đài quan sát Vera C. Rubin gần như đã sẵn sàng để được lắp đặt trên kính thiên văn để chụp lại hàng chục tỷ vật thể vũ trụ.
Với camera thông thường, thì có khoảng 64MP, 108MP hay lớn nhất hiện nay trên smartphone là 200MP là đã khủng lắm rồi, nhưng bạn có thể tưởng tượng camera 3200MP sẽ như thế nào không? Mấu máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới từng được chế tạo 3200MP này sẽ là công cụ hỗ trợ cho kính thiên văn của Đài quan sát Vera C. Rubin, được xây dựng từ năm 2015. Kính viễn vọng Large Synoptic Survey (LSST) sắp hoàn thành tại Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia SLAC của Bộ Năng lượng Mỹ ở Menlo Park, California.
Với độ phân giải khủng, camera có thể phát hiện một quả bóng golf từ khoảng cách 24 km, hoặc quan sát chi tiết hạt bụi trên Mặt Trăng. Với kích thước 1,65 m x 3 m, thiết bị lớn ngang một chiếc xe hơi nhỏ và nặng gần 2.800 kg. Chỉ riêng thấu kính của LSST đã có đường kính hơn 1,5 mét. Cảm biến hình ảnh của nó được tạo thành từ hơn 200 thiết bị kết hợp điện tích (CCD) được thiết kế tùy chỉnh và chúng sẽ chụp ảnh bằng sáu bộ lọc bao phủ quang phổ điện từ, từ tím đến rìa hồng ngoại.
Aaron Roodman, nhà vật lý thiên văn tại SLAC và là phó giám đốc Đài quan sát Rubin cho biết: “Với sự kết hợp giữa mặt phẳng tiêu cự khổng lồ của máy ảnh và một chiếc gương dài hơn 7m để thu thập ánh sáng, camera này là tốt nhất hiện nay”. Aaron đề cập rằng cả ống kính 1,6m, nắp ống kính cực lớn và mặt phẳng tiêu cự đều nằm trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới vì kích thước phi thường của chúng.
Các kỹ sư sẽ thử nghiệm chiếc máy ảnh này trong khoảng hai tháng, và vào tháng 5 năm sau, nhóm nghiên cứu sẽ đưa nó lên một chuyến bay thuê đến địa điểm của kính thiên văn ở vùng núi sa mạc phía bắc Chile. Các nhà khoa học sẽ tiến hành các bài kiểm tra hình ảnh đầu tiên của kính thiên văn vào nửa cuối năm 2023 và họ đang hướng tới sự ra mắt chính thức của Rubin, được gọi là “ánh sáng đầu tiên” vào tháng 3 năm 2024.
Với kính viễn vọng LSST, các nhà khoa học sẽ xây dựng một bản đồ rộng lớn của bầu trời khi nhìn từ Nam bán cầu, bao gồm 20 tỷ thiên hà và 17 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà Họ cũng sẽ thu thập hình ảnh của 6 triệu tiểu hành tinh và các vật thể khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Máy ảnh sẽ chụp từng mảnh bầu trời ba ngày một lần để kiểm tra các vật thể mờ nhạt hoặc ở xa, hoặc các vật thể đang thay đổi ra sao, chẳng hạn như các vụ va chạm thiên thạch, đường đi của các tiểu hành tinh gần Trái đất và các sao chổi đang dần di chuyển trong quỹ đạo. Risa Wechsler, một nhà vật lý thiên văn của Đại học Stanford và là thành viên của ủy ban cố vấn khoa học của Đài quan sát Rubin cho biết: “Chúng tôi đang làm một bộ phim màu kéo dài 10 năm. Chúng tôi xếp chồng các khung hình của bộ phim đó để có được hình ảnh thực sự có chiều sâu. Điều đó sẽ cung cấp cho chúng ta một bản đồ của tất cả các thiên hà, trong đó xác định vị trí của tất cả vật chất, phần lớn là vật chất tối. Chúng ta sẽ xem vũ trụ trông như thế nào hàng tỷ năm trước và tìm hiểu thêm về vật chất tối”.
Với camera thông thường, thì có khoảng 64MP, 108MP hay lớn nhất hiện nay trên smartphone là 200MP là đã khủng lắm rồi, nhưng bạn có thể tưởng tượng camera 3200MP sẽ như thế nào không? Mấu máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới từng được chế tạo 3200MP này sẽ là công cụ hỗ trợ cho kính thiên văn của Đài quan sát Vera C. Rubin, được xây dựng từ năm 2015. Kính viễn vọng Large Synoptic Survey (LSST) sắp hoàn thành tại Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia SLAC của Bộ Năng lượng Mỹ ở Menlo Park, California.
Với độ phân giải khủng, camera có thể phát hiện một quả bóng golf từ khoảng cách 24 km, hoặc quan sát chi tiết hạt bụi trên Mặt Trăng. Với kích thước 1,65 m x 3 m, thiết bị lớn ngang một chiếc xe hơi nhỏ và nặng gần 2.800 kg. Chỉ riêng thấu kính của LSST đã có đường kính hơn 1,5 mét. Cảm biến hình ảnh của nó được tạo thành từ hơn 200 thiết bị kết hợp điện tích (CCD) được thiết kế tùy chỉnh và chúng sẽ chụp ảnh bằng sáu bộ lọc bao phủ quang phổ điện từ, từ tím đến rìa hồng ngoại.
Aaron Roodman, nhà vật lý thiên văn tại SLAC và là phó giám đốc Đài quan sát Rubin cho biết: “Với sự kết hợp giữa mặt phẳng tiêu cự khổng lồ của máy ảnh và một chiếc gương dài hơn 7m để thu thập ánh sáng, camera này là tốt nhất hiện nay”. Aaron đề cập rằng cả ống kính 1,6m, nắp ống kính cực lớn và mặt phẳng tiêu cự đều nằm trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới vì kích thước phi thường của chúng.
Các kỹ sư sẽ thử nghiệm chiếc máy ảnh này trong khoảng hai tháng, và vào tháng 5 năm sau, nhóm nghiên cứu sẽ đưa nó lên một chuyến bay thuê đến địa điểm của kính thiên văn ở vùng núi sa mạc phía bắc Chile. Các nhà khoa học sẽ tiến hành các bài kiểm tra hình ảnh đầu tiên của kính thiên văn vào nửa cuối năm 2023 và họ đang hướng tới sự ra mắt chính thức của Rubin, được gọi là “ánh sáng đầu tiên” vào tháng 3 năm 2024.
Với kính viễn vọng LSST, các nhà khoa học sẽ xây dựng một bản đồ rộng lớn của bầu trời khi nhìn từ Nam bán cầu, bao gồm 20 tỷ thiên hà và 17 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà Họ cũng sẽ thu thập hình ảnh của 6 triệu tiểu hành tinh và các vật thể khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Máy ảnh sẽ chụp từng mảnh bầu trời ba ngày một lần để kiểm tra các vật thể mờ nhạt hoặc ở xa, hoặc các vật thể đang thay đổi ra sao, chẳng hạn như các vụ va chạm thiên thạch, đường đi của các tiểu hành tinh gần Trái đất và các sao chổi đang dần di chuyển trong quỹ đạo. Risa Wechsler, một nhà vật lý thiên văn của Đại học Stanford và là thành viên của ủy ban cố vấn khoa học của Đài quan sát Rubin cho biết: “Chúng tôi đang làm một bộ phim màu kéo dài 10 năm. Chúng tôi xếp chồng các khung hình của bộ phim đó để có được hình ảnh thực sự có chiều sâu. Điều đó sẽ cung cấp cho chúng ta một bản đồ của tất cả các thiên hà, trong đó xác định vị trí của tất cả vật chất, phần lớn là vật chất tối. Chúng ta sẽ xem vũ trụ trông như thế nào hàng tỷ năm trước và tìm hiểu thêm về vật chất tối”.
Nguồn: Nghe Nhìn