hellomoto
Active Member
'Cam kết thu phí ôtô ở TP HCM sẽ giảm kẹt xe'
Với vốn đầu tư khoảng 500-700 tỷ đồng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, Lâm Thiếu Quân quả quyết dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM là khả thi và cam kết sẽ giảm được nạn kẹt xe.
> TP HCM 'bật đèn xanh' nghiên cứu dự án thu phí ôtô/ Thu phí ôtô vào Sài Gòn là thí điểm liều
UBND TP HCM đã chấp thuận xúc tiến nghiên cứu triển khai dự án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố. Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong là đơn vị nghiên cứu dự án, đề xuất ứng dụng hệ thống thu phí tự động ERP theo mô hình của Singapore. Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia giao thông ủng hộ dự án này thì nhiều người dân thành phố văn khoăn về tính khả thi của dự án cũng như không giải quyết được tình trạng kẹt xe kinh niên tại TP HCM hiện nay.
Những băn khoăn này đã được VnExpress.net đặt trên bàn của ông Lâm Thiếu Quân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong.
- TP HCM hiện có 3,8 triệu xe gắn máy, hơn 400.000 ôtô cùng khoảng 800.000 lượt xe ngoại tỉnh đổ về mỗi ngày. Nhều người lo ngại, thu phí ôtô ở trung tâm thành phố bằng hệ thống ERP không giải quyết được tình trạng ùn tắc, xe máy đan xen ôtô. Quan điểm của ông như thế nào?
- Hệ thống điều tiết giao thông ERP theo kiểu Singapore sẽ được thiết kế dựa trên công nghệ giao tiếp sóng ngắn DSRC 5.8GHz, cùng với các thiết bị nhận dạng và phân loại xe để nhận thanh toán từ ôtô có đầu đọc gắn trên xe (OBU) khi đi qua, đồng thời phát hiện ôtô không gắn OBU hay OBU đã hết tiền trong tài khoản... Một đoàn nhiều chiếc (kể cả xe gắn máy) đi qua đan xen nhau thì hệ thống vẫn có thể nhận biết được chính xác ôtô vi phạm và chụp hình biển số xe này.
Cột thu phí sẽ được thiết kế và dựng tại những nơi xe hơi chạy qua với tốc độ trung bình, chứ không phải gắn tại các điểm dễ ùn tắc như giao lộ hoặc ngã tư. Cho nên chúng ta không phải lo ngại việc thiết bị không đọc được biển số khi kẹt xe dính chùm.
- Có 2 tình huống người dân Sài Gòn lo ngại nhất có thể diễn ra nếu triển khai thu phí ôtô là trường hợp xe ngoại tỉnh vào thành phố và xe né đường có thu phí để đi vào đường không thu phí. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao?
- Hệ thống điều tiết giao thông ERP khi đã hình thành một hệ thống vành đai thì không có chuyện xe né trạm, do thiết bị phủ kín toàn bộ các đường đi vào trung tâm. Đối với xe ngoại tỉnh vào TP HCM sẽ được giải quyết đơn giản: trước khi vào khu vực có thu phí, lái xe có thể đặt cọc thuê OBU tại các địa điểm phát hành như: trạm xăng, ngân hàng... sau đó hoàn trả sau khi đi ra khỏi thành phố và thanh toán phí đã đi qua trung tâm.
Về OBU, chúng tôi sẽ kết hợp cùng ngân hàng lên kế hoạch phát hành dưới nhiều hình thức như bán, cho thuê ngắn hạn với đặt cọc trả trước, thuê dài hạn với tín chấp qua ngân hàng trả sau hay cấp không cho các xe cứu thương, cứu hỏa...
- Về lâu dài, nếu hình thành ERP xong, người dân có thể phải đối mặt với phiền phức: qua mỗi trạm thu phí như xa lộ Hà Nội hay vào trung tâm, ôtô lại phải dùng một loại thẻ thanh toán khác nhau?
- Điều này chúng tôi đã nghĩ tới và đang phối hợp với Viettinbank nghiên cứu áp dụng một tài khoản thẻ thống nhất trên toàn quốc (điều này hiện được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải). Sau này, chỉ cần một OBU thông dụng, thẻ thanh toán thống nhất, người dân có thể thoải mái đi qua những làn không dừng của các trạm thu phí khác nhau.
- Nhiều phản biện từ chuyên gia và người dân cho rằng, đặc điểm Singapore là một nước phát triển, hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện, trong khi hạ tầng TP HCM lại không được như vậy. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi đã gặp câu hỏi này rất nhiều lần nhưng xin khẳng định điều này không đúng. Ngay từ những năm 1975 khi là một nước đang phát triển, Singapore đã mạnh dạn áp dụng thu phí theo dạng thủ công (bán vé và soát vé giấy) cho ôtô ra vào khu vực trung tâm, đến năm 1998 mới chuyển qua sử dụng hệ thống ERP.
Giải pháp này đem lại cho Singapore hiệu quả rất cao, năm 1976 khi mới áp dụng hệ thống thủ công, lượng xe vào khu vực trung tâm của nước này đã giảm gần 40% và sau đó giảm thêm 10% khi triển khai ERP năm 1990. TP HCM nên học tập Singapore và xây dựng hệ thống ERP ngay nếu có thể, vì tình trạng kẹt xe tại thành phố đã đến mức báo động. Việc triển khai hệ thống ERP sẽ giúp hạ nhiệt một phần tình trạng kẹt xe báo động này, đồng thời tạo nguồn kinh phí để phát triển hệ thống giao thông công cộng của thành phố trong tương lai.
Về văn hóa giao thông, thực tế cho thấy ôtô thường chấp hành giao thông tốt hơn nên sẽ thuận lợi nếu áp dụng ERP.
- Tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, trong khi tính hiệu quả của dự án còn chưa rõ ràng. Tại sao không ưu tiên các giải pháp về hạ tầng và giao thông công cộng?
- Chúng tôi đề xuất đầu tư hệ thống ERP này theo hình thức BOT (đầu tư - kinh doanh - chuyển giao). Nếu được chấp thuận chúng tôi sẽ nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật trong thời gian 6 tháng, triển khai thí điểm trong một năm. Chúng tôi sẽ đầu tư toàn hệ thống, kể cả các trung tâm giám sát, tính phí, dịch vụ khách hàng và trang bị luôn cả máy radar giúp cảnh sát nhận biết ôtô không gắn OBU.
Thực ra một trong các mục đích của việc điều tiết giao thông là góp phần phát triển giao thông công cộng. Phần lớn số tiền thu được sẽ chuyển về cho thành phố để đầu tư nâng cấp hệ thống điều khiển và thông tin giao thông, trợ giúp và cải thiện hệ thống xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác.
Giải pháp hạ tầng tốn kém hơn rất nhiều nhưng chỉ phát huy tác dụng về mặt lâu dài. Nếu được đồng ý, chúng tôi cam kết khi hệ thống hoàn thành, sẽ giảm đáng kể việc kẹt xe do lượng xe hơi tập trung đi vào trung tâm thành phố. Chi phí cho dự án thu phí ERP khoảng 500-700 tỷ đồng.
- Nếu có một cuộc trưng cầu ý dân và tỷ lệ người dân phản đối cao, nhưng lãnh đạo TP HCM vẫn quyết tâm triển khai, theo ông, "số phận" của dự án này như thế nào?
- Một ví dụ điển hình, ở thành phố Stockholm - Thụy Điển, ban đầu người dân phản đối khi mới áp dụng hệ thống này nhưng chính quyền quyết tâm làm thí điểm trong 7 tháng. Thực tế đã chứng minh ùn tắc giao thông giảm đáng kể, môi trường ít ô nhiểm hẳn. Một thời gian sau, chính quyền Stockholm dừng việc thu phí để trưng cầu dân ý, tình trạng ùn tắc lại trở lại. Khi đó, chính người dân đã biểu quyết đồng thuận triển khai hệ thống ERP và chính quyền đã tiếp tục áp dụng thu phí tại thành phố này cho đến nay.
Theo tôi, điều kiện lớn nhất dẫn đến thành công đó là sự ủng hộ quyết liệt và kiên trì của cơ quan chức năng, đặc biệt là UBND và Sở Giao thông vận tải TP HCM. Tôi thấy việc thu phí ôtô vào trung tâm là nên làm.
theo http://www.vnexpress.net
liệu có khả thi không các bác nhỉ ? lúc nào cũng khẳng định sẽ được sẽ được, xong rồi khi ko được thì chẳng ai nói gì (chắc quên) theo tôi thì thấy không ổn rồi, đã sắm được con xe thì người VN mình ko dễ dàng gửi xe đi bộ để đỡ tốn mấy nghìn đâu. rồi lại sẽ tiêu tan như cái vụ lắp camera hay đèn tín hiệu ấy thôi.^^
theo tôi thì nguyên nhân chính dẫn đến kẹt xe đó là: theo thứ tự
1.ý thức người dân tham gia giao thông quá kém (cái này khỏi nói cũng tự biết)
2.cơ sở hạ tầng ko đáp ứng kịp theo sự phát triển (khỏi cần ra đường cũng biết)
3.xe buýt quá lớn, lại hay tấp lề để đón trả khách (cứ chạy sau "nó" đi rồi biết)
4.buôn bán lấn chiếm lòng lề đường (vn là trùm)
5.bố trí phân luồng giao thông chưa phù hợp (vd: khi dừng đèn đỏ xe đạp, xích lô, ba gác (tốc độ chậm,đi bên lề phải) và xe gắn máy(chủ yếu) quẹo trái là làm ùn lại 1 đống. thay vì như vậy tại sao ko cho xe gắn máy hoặc các xe khác khi cách ngã 4 chẳng hạn 200m được phép chạy qua bên trái để quẹo ......)
Với vốn đầu tư khoảng 500-700 tỷ đồng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, Lâm Thiếu Quân quả quyết dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM là khả thi và cam kết sẽ giảm được nạn kẹt xe.
> TP HCM 'bật đèn xanh' nghiên cứu dự án thu phí ôtô/ Thu phí ôtô vào Sài Gòn là thí điểm liều
UBND TP HCM đã chấp thuận xúc tiến nghiên cứu triển khai dự án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố. Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong là đơn vị nghiên cứu dự án, đề xuất ứng dụng hệ thống thu phí tự động ERP theo mô hình của Singapore. Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia giao thông ủng hộ dự án này thì nhiều người dân thành phố văn khoăn về tính khả thi của dự án cũng như không giải quyết được tình trạng kẹt xe kinh niên tại TP HCM hiện nay.
Những băn khoăn này đã được VnExpress.net đặt trên bàn của ông Lâm Thiếu Quân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong.
- TP HCM hiện có 3,8 triệu xe gắn máy, hơn 400.000 ôtô cùng khoảng 800.000 lượt xe ngoại tỉnh đổ về mỗi ngày. Nhều người lo ngại, thu phí ôtô ở trung tâm thành phố bằng hệ thống ERP không giải quyết được tình trạng ùn tắc, xe máy đan xen ôtô. Quan điểm của ông như thế nào?
- Hệ thống điều tiết giao thông ERP theo kiểu Singapore sẽ được thiết kế dựa trên công nghệ giao tiếp sóng ngắn DSRC 5.8GHz, cùng với các thiết bị nhận dạng và phân loại xe để nhận thanh toán từ ôtô có đầu đọc gắn trên xe (OBU) khi đi qua, đồng thời phát hiện ôtô không gắn OBU hay OBU đã hết tiền trong tài khoản... Một đoàn nhiều chiếc (kể cả xe gắn máy) đi qua đan xen nhau thì hệ thống vẫn có thể nhận biết được chính xác ôtô vi phạm và chụp hình biển số xe này.
Cột thu phí sẽ được thiết kế và dựng tại những nơi xe hơi chạy qua với tốc độ trung bình, chứ không phải gắn tại các điểm dễ ùn tắc như giao lộ hoặc ngã tư. Cho nên chúng ta không phải lo ngại việc thiết bị không đọc được biển số khi kẹt xe dính chùm.
- Có 2 tình huống người dân Sài Gòn lo ngại nhất có thể diễn ra nếu triển khai thu phí ôtô là trường hợp xe ngoại tỉnh vào thành phố và xe né đường có thu phí để đi vào đường không thu phí. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao?
- Hệ thống điều tiết giao thông ERP khi đã hình thành một hệ thống vành đai thì không có chuyện xe né trạm, do thiết bị phủ kín toàn bộ các đường đi vào trung tâm. Đối với xe ngoại tỉnh vào TP HCM sẽ được giải quyết đơn giản: trước khi vào khu vực có thu phí, lái xe có thể đặt cọc thuê OBU tại các địa điểm phát hành như: trạm xăng, ngân hàng... sau đó hoàn trả sau khi đi ra khỏi thành phố và thanh toán phí đã đi qua trung tâm.
Về OBU, chúng tôi sẽ kết hợp cùng ngân hàng lên kế hoạch phát hành dưới nhiều hình thức như bán, cho thuê ngắn hạn với đặt cọc trả trước, thuê dài hạn với tín chấp qua ngân hàng trả sau hay cấp không cho các xe cứu thương, cứu hỏa...
- Về lâu dài, nếu hình thành ERP xong, người dân có thể phải đối mặt với phiền phức: qua mỗi trạm thu phí như xa lộ Hà Nội hay vào trung tâm, ôtô lại phải dùng một loại thẻ thanh toán khác nhau?
- Điều này chúng tôi đã nghĩ tới và đang phối hợp với Viettinbank nghiên cứu áp dụng một tài khoản thẻ thống nhất trên toàn quốc (điều này hiện được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải). Sau này, chỉ cần một OBU thông dụng, thẻ thanh toán thống nhất, người dân có thể thoải mái đi qua những làn không dừng của các trạm thu phí khác nhau.
- Nhiều phản biện từ chuyên gia và người dân cho rằng, đặc điểm Singapore là một nước phát triển, hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện, trong khi hạ tầng TP HCM lại không được như vậy. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi đã gặp câu hỏi này rất nhiều lần nhưng xin khẳng định điều này không đúng. Ngay từ những năm 1975 khi là một nước đang phát triển, Singapore đã mạnh dạn áp dụng thu phí theo dạng thủ công (bán vé và soát vé giấy) cho ôtô ra vào khu vực trung tâm, đến năm 1998 mới chuyển qua sử dụng hệ thống ERP.
Giải pháp này đem lại cho Singapore hiệu quả rất cao, năm 1976 khi mới áp dụng hệ thống thủ công, lượng xe vào khu vực trung tâm của nước này đã giảm gần 40% và sau đó giảm thêm 10% khi triển khai ERP năm 1990. TP HCM nên học tập Singapore và xây dựng hệ thống ERP ngay nếu có thể, vì tình trạng kẹt xe tại thành phố đã đến mức báo động. Việc triển khai hệ thống ERP sẽ giúp hạ nhiệt một phần tình trạng kẹt xe báo động này, đồng thời tạo nguồn kinh phí để phát triển hệ thống giao thông công cộng của thành phố trong tương lai.
Về văn hóa giao thông, thực tế cho thấy ôtô thường chấp hành giao thông tốt hơn nên sẽ thuận lợi nếu áp dụng ERP.
- Tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, trong khi tính hiệu quả của dự án còn chưa rõ ràng. Tại sao không ưu tiên các giải pháp về hạ tầng và giao thông công cộng?
- Chúng tôi đề xuất đầu tư hệ thống ERP này theo hình thức BOT (đầu tư - kinh doanh - chuyển giao). Nếu được chấp thuận chúng tôi sẽ nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật trong thời gian 6 tháng, triển khai thí điểm trong một năm. Chúng tôi sẽ đầu tư toàn hệ thống, kể cả các trung tâm giám sát, tính phí, dịch vụ khách hàng và trang bị luôn cả máy radar giúp cảnh sát nhận biết ôtô không gắn OBU.
Thực ra một trong các mục đích của việc điều tiết giao thông là góp phần phát triển giao thông công cộng. Phần lớn số tiền thu được sẽ chuyển về cho thành phố để đầu tư nâng cấp hệ thống điều khiển và thông tin giao thông, trợ giúp và cải thiện hệ thống xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác.
Giải pháp hạ tầng tốn kém hơn rất nhiều nhưng chỉ phát huy tác dụng về mặt lâu dài. Nếu được đồng ý, chúng tôi cam kết khi hệ thống hoàn thành, sẽ giảm đáng kể việc kẹt xe do lượng xe hơi tập trung đi vào trung tâm thành phố. Chi phí cho dự án thu phí ERP khoảng 500-700 tỷ đồng.
- Nếu có một cuộc trưng cầu ý dân và tỷ lệ người dân phản đối cao, nhưng lãnh đạo TP HCM vẫn quyết tâm triển khai, theo ông, "số phận" của dự án này như thế nào?
- Một ví dụ điển hình, ở thành phố Stockholm - Thụy Điển, ban đầu người dân phản đối khi mới áp dụng hệ thống này nhưng chính quyền quyết tâm làm thí điểm trong 7 tháng. Thực tế đã chứng minh ùn tắc giao thông giảm đáng kể, môi trường ít ô nhiểm hẳn. Một thời gian sau, chính quyền Stockholm dừng việc thu phí để trưng cầu dân ý, tình trạng ùn tắc lại trở lại. Khi đó, chính người dân đã biểu quyết đồng thuận triển khai hệ thống ERP và chính quyền đã tiếp tục áp dụng thu phí tại thành phố này cho đến nay.
Theo tôi, điều kiện lớn nhất dẫn đến thành công đó là sự ủng hộ quyết liệt và kiên trì của cơ quan chức năng, đặc biệt là UBND và Sở Giao thông vận tải TP HCM. Tôi thấy việc thu phí ôtô vào trung tâm là nên làm.
theo http://www.vnexpress.net
liệu có khả thi không các bác nhỉ ? lúc nào cũng khẳng định sẽ được sẽ được, xong rồi khi ko được thì chẳng ai nói gì (chắc quên) theo tôi thì thấy không ổn rồi, đã sắm được con xe thì người VN mình ko dễ dàng gửi xe đi bộ để đỡ tốn mấy nghìn đâu. rồi lại sẽ tiêu tan như cái vụ lắp camera hay đèn tín hiệu ấy thôi.^^
theo tôi thì nguyên nhân chính dẫn đến kẹt xe đó là: theo thứ tự
1.ý thức người dân tham gia giao thông quá kém (cái này khỏi nói cũng tự biết)
2.cơ sở hạ tầng ko đáp ứng kịp theo sự phát triển (khỏi cần ra đường cũng biết)
3.xe buýt quá lớn, lại hay tấp lề để đón trả khách (cứ chạy sau "nó" đi rồi biết)
4.buôn bán lấn chiếm lòng lề đường (vn là trùm)
5.bố trí phân luồng giao thông chưa phù hợp (vd: khi dừng đèn đỏ xe đạp, xích lô, ba gác (tốc độ chậm,đi bên lề phải) và xe gắn máy(chủ yếu) quẹo trái là làm ùn lại 1 đống. thay vì như vậy tại sao ko cho xe gắn máy hoặc các xe khác khi cách ngã 4 chẳng hạn 200m được phép chạy qua bên trái để quẹo ......)