Các công ty trong chuỗi cung ứng của Apple đang nhận ra việc quá phụ thuộc vào đối tác của mình chẳng khác nào một con dao hai lưỡi. Mọi thành quả họ làm được có thể bay mất trong "một nốt nhạc' chỉ sau một cái lắc đầu.
Trong tháng này, Goertek, nhà sản xuất AirPods có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), thông báo mất đi đơn hàng từ “một khách hàng lớn ở nước ngoài”. Các nhà đầu tư lập tức hiểu ra “khách hàng lớn” ở đây là ai và bán phá giá cổ phiếu của Goertek, xoá sổ hàng tỷ USD trên thị trường.
Năm 2021, Oflim - từng là một trong những nhà cung cấp module camera lớn nhất cho Apple - chứng kiến doanh thu giảm 53% so với cùng kỳ 2020 và tiếp tục giảm 37% trong 3 quý đầu tiên của năm nay, sau khi bị Apple “đá” khỏi danh sách nhà cung cấp.
Việc Apple đánh giá lại những rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng và cố gắng đa dạng hoá sản xuất sang các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, các công ty, nhà đầu tư Trung Quốc cũng buộc phải phân tích lại về chi phí - lợi ích khi phụ thuộc quá nhiều vào gã khổng lồ công nghệ Mỹ để kinh doanh.
Giành giật để được trở thành đối tác của Apple
Tuy nhiên, thực tế là các nhà thầu Trung Quốc thường không có nhiều lựa chọn ngoài việc “chen chúc” nhau để trở thành đối tác sản xuất những chiếc iPhone, iPad mang tính biểu tượng của ngành công nghệ, theo Steve Peters.
Nhiều đối tác của Apple đang đối mặt những lựa chọn đầy khó khăn.
“Có quá nhiều người chơi ở thị trường thiết bị điện tử này. Đó thực sự là một vòng tròn khép kín và tất cả đều giành giật nhau để có được vị trí đó (đối tác của Apple)”, Peters nói.
Trung Quốc vẫn là cơ sở sản xuất chính của Apple với khoảng một nửa trong số 190 nhà cung cấp có trụ sở tại quốc gia này, tính đến tháng 9/2021. Tuy nhiên, rủi ro với các nhà thầu phụ thuộc quá nhiều vào Apple là rất rõ ràng và sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc rất nhạy cảm với điều này.
Tongtaiying Technology, nhà cung cấp chất cách điện cho điện thoại thông minh và máy tính có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang chờ phê duyệt để chính thức niêm yết. Theo bản cáo bạch của mình, rủi ro lớn là việc họ phụ thuộc vào Apple với tư cách là khách hàng cho sản phẩm của mình. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ chiếm đến 88% doanh thu của công ty vào năm 2021, tăng từ mức 84% trong năm 2020.
Trong một bản tuyên bố dài 272 trang để trả lời các câu hỏi từ sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, họ đề cập đến Apple hơn 900 lần.
Trong khi đó, Dongguan Sixpure Intelligent Technology, nhà cung cấp các linh kiện điện tử trong chuỗi cung ứng của Apple, cho biết trong bản cáo bạch rằng Apple chiếm 77% doanh thu của hãng.
Cái giá của sự phụ thuộc
Điều này khiến sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đặt câu hỏi liệu việc phụ thuộc vào Apple có phải một rủi ro lớn hay không và các đơn đặt hàng có “bền vững” hay không.
Sàn giao dịch cũng yêu cầu công ty đánh giá rủi ro của việc di rời chuỗi cung ứng từ Apple và sự theo thang của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của chính phủ Mỹ và các hạn chế đối với công nghệ có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ có tác động ngay lập tức đến Apple, sau đó ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của họ.
Đáp lại những nghi ngại này, Huaxi Securities - đơn vị bảo lãnh cho đợt IPO dự kiến của Dongguan Sixpure - nói rằng Ấn Độ và Việt Nam không thể thay thế vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng do khoảng cách về “công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và trình độ công nhân”. Họ cũng nói rằng Trung Quốc duy trì lợi thế so với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc về chi phí nhân lực, tốc độ hậu cần và các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Hiện tại, vẫn chưa rõ Dongguan Sixpure có nhận được sự chấp thuận của sàn giao dịch để niêm yết hay không.
Với Sinvo Automation tại Thâm Quyến, một nhà cung cấp của Apple đã nộp đơn đăng ký IPO vào năm 2021, câu trả lời đã là “không” mà nguyên nhân một phần do sự phụ thuộc quá nhiều vào Apple.
Apple được biết đến với việc yêu cầu các tiêu chuẩn cực kỳ cao và trừng phạt các nhà cung cấp không đáp ứng các yêu cầu của họ. Ví dụ, gã khổng lồ công nghệ này thường xuyên điều chỉnh giá sản phẩm và dịch vụ dựa trên mức độ nhu cầu và mức độ cạnh tranh vào cuối mỗi quý. Điều này thường dẫn đến việc các nhà cung cấp phải giảm giá để duy trì lợi thế với Apple.
Theo một nghiên cứu của TF Securities, trong 10 năm từ 2008 đến 2018, 9 nhà cung cấp Trung Quốc chủ chốt của Apple đã tăng tổng doanh thu từ 625 triệu nhân dân tệ (87,8 triệu USD) lên 19,6 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp đã giảm 10% xuống 20% cũng trong khoảng thời gian 10 năm đó. Nguyên nhân là do cạnh tranh gay gắt hơn.
Trong tháng này, Goertek, nhà sản xuất AirPods có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), thông báo mất đi đơn hàng từ “một khách hàng lớn ở nước ngoài”. Các nhà đầu tư lập tức hiểu ra “khách hàng lớn” ở đây là ai và bán phá giá cổ phiếu của Goertek, xoá sổ hàng tỷ USD trên thị trường.
Năm 2021, Oflim - từng là một trong những nhà cung cấp module camera lớn nhất cho Apple - chứng kiến doanh thu giảm 53% so với cùng kỳ 2020 và tiếp tục giảm 37% trong 3 quý đầu tiên của năm nay, sau khi bị Apple “đá” khỏi danh sách nhà cung cấp.
Việc Apple đánh giá lại những rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng và cố gắng đa dạng hoá sản xuất sang các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, các công ty, nhà đầu tư Trung Quốc cũng buộc phải phân tích lại về chi phí - lợi ích khi phụ thuộc quá nhiều vào gã khổng lồ công nghệ Mỹ để kinh doanh.
Giành giật để được trở thành đối tác của Apple
Tuy nhiên, thực tế là các nhà thầu Trung Quốc thường không có nhiều lựa chọn ngoài việc “chen chúc” nhau để trở thành đối tác sản xuất những chiếc iPhone, iPad mang tính biểu tượng của ngành công nghệ, theo Steve Peters.
Nhiều đối tác của Apple đang đối mặt những lựa chọn đầy khó khăn.
“Có quá nhiều người chơi ở thị trường thiết bị điện tử này. Đó thực sự là một vòng tròn khép kín và tất cả đều giành giật nhau để có được vị trí đó (đối tác của Apple)”, Peters nói.
Trung Quốc vẫn là cơ sở sản xuất chính của Apple với khoảng một nửa trong số 190 nhà cung cấp có trụ sở tại quốc gia này, tính đến tháng 9/2021. Tuy nhiên, rủi ro với các nhà thầu phụ thuộc quá nhiều vào Apple là rất rõ ràng và sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc rất nhạy cảm với điều này.
Tongtaiying Technology, nhà cung cấp chất cách điện cho điện thoại thông minh và máy tính có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang chờ phê duyệt để chính thức niêm yết. Theo bản cáo bạch của mình, rủi ro lớn là việc họ phụ thuộc vào Apple với tư cách là khách hàng cho sản phẩm của mình. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ chiếm đến 88% doanh thu của công ty vào năm 2021, tăng từ mức 84% trong năm 2020.
Trong một bản tuyên bố dài 272 trang để trả lời các câu hỏi từ sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, họ đề cập đến Apple hơn 900 lần.
Trong khi đó, Dongguan Sixpure Intelligent Technology, nhà cung cấp các linh kiện điện tử trong chuỗi cung ứng của Apple, cho biết trong bản cáo bạch rằng Apple chiếm 77% doanh thu của hãng.
Cái giá của sự phụ thuộc
Điều này khiến sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đặt câu hỏi liệu việc phụ thuộc vào Apple có phải một rủi ro lớn hay không và các đơn đặt hàng có “bền vững” hay không.
Sàn giao dịch cũng yêu cầu công ty đánh giá rủi ro của việc di rời chuỗi cung ứng từ Apple và sự theo thang của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của chính phủ Mỹ và các hạn chế đối với công nghệ có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ có tác động ngay lập tức đến Apple, sau đó ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của họ.
Đáp lại những nghi ngại này, Huaxi Securities - đơn vị bảo lãnh cho đợt IPO dự kiến của Dongguan Sixpure - nói rằng Ấn Độ và Việt Nam không thể thay thế vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng do khoảng cách về “công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và trình độ công nhân”. Họ cũng nói rằng Trung Quốc duy trì lợi thế so với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc về chi phí nhân lực, tốc độ hậu cần và các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Hiện tại, vẫn chưa rõ Dongguan Sixpure có nhận được sự chấp thuận của sàn giao dịch để niêm yết hay không.
Với Sinvo Automation tại Thâm Quyến, một nhà cung cấp của Apple đã nộp đơn đăng ký IPO vào năm 2021, câu trả lời đã là “không” mà nguyên nhân một phần do sự phụ thuộc quá nhiều vào Apple.
Apple được biết đến với việc yêu cầu các tiêu chuẩn cực kỳ cao và trừng phạt các nhà cung cấp không đáp ứng các yêu cầu của họ. Ví dụ, gã khổng lồ công nghệ này thường xuyên điều chỉnh giá sản phẩm và dịch vụ dựa trên mức độ nhu cầu và mức độ cạnh tranh vào cuối mỗi quý. Điều này thường dẫn đến việc các nhà cung cấp phải giảm giá để duy trì lợi thế với Apple.
Theo một nghiên cứu của TF Securities, trong 10 năm từ 2008 đến 2018, 9 nhà cung cấp Trung Quốc chủ chốt của Apple đã tăng tổng doanh thu từ 625 triệu nhân dân tệ (87,8 triệu USD) lên 19,6 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp đã giảm 10% xuống 20% cũng trong khoảng thời gian 10 năm đó. Nguyên nhân là do cạnh tranh gay gắt hơn.
Theo Genk