Đọc được bài này từ một mem hookeba tại diễn đàn UDS, thấy có nhiều điều rất đúng và đáng suy ngẫm. Paste lên đây cho xem ý kiến anh em HD thế nào.
Trích dịch trong bài viết “Điều kiện để thành công khi đầu tư ở Việt Nam của ông Lee Chang Kung, chủ tịch KOCHAM nhiệm 2006-2007, đăng tại trang web www.kotra.co.kr, ngày 14 tháng 5 năm 2009.
Trích dịch trong bài viết “Điều kiện để thành công khi đầu tư ở Việt Nam của ông Lee Chang Kung, chủ tịch KOCHAM nhiệm 2006-2007, đăng tại trang web www.kotra.co.kr, ngày 14 tháng 5 năm 2009.
Mã:
http://www.kotra.or.kr/wps/portal/dk/kcxml/04_Sj9SPykssy0xPLMnMz0vM0Y_QjzKL94g3cXUCSYGZjmH6kRhioZhiLuYIMV-P_NxU_SB9b_0A_YLc0NCIckdFAOV2ufY!/delta/base64xml/L3dJdyEvd0ZNQUFzQUMvNElVRS82X0hfNEVK
Muốn thành công ở Việt Nam thì phải hiểu được đặc tính của người Việt Nam và suy nghĩ tìm cách để có thể truyền đạt ý nghĩ một cách chính xác. Với mục đích là để hiểu lẫn nhau, chúng ta hãy cùng xem xét những đặc điểm của người Việt Nam
1. Dù không biết cũng nói là biết. Khi đi với tài xế tới một nơi chưa biết để tìm một địa điểm nào đó, ta phải xuất phát sớm hơn thời gian dự tính 2 lần. Tài xế nói là biết địa điểm đó cho có rồi chạy vòng vòng rất lâu. Nếu mình thấy áy náy và bảo hãy hỏi đường đi thì những người chỉ đường mỗi người lại chỉ tới nơi khác. Khi giao việc cho nhân viên người Việt thường có nhiều việc họ không rõ nhưng vẫn trả lời là biết khiến nhiều việc bị đảo lộn.
2. Kế “không biết”. Thật sự cũng không phải là kế nhưng nếu có gì không suy nghĩ chú tâm vào công việc và với những việc không thấy có ích lợi cho bản thân thì sẽ bảo “không biết”. Tôi nghĩ đây có lẽ giống kế sách “Không biết” của ông cựu tổng thống Roh Moo-Hyun trong khi bị điều tra viên thẩm vấn hay không. Khi công việc đang tiến hành mà chỉ cần buông một câu “Không biết” công việc đó không thể nào tiến triển hơn được nữa. Người Việt Nam không chịu suy nghĩ để tìm cách này hay cách khác. Thiên hạ vẫn thái bình mà.
3. Người Việt có tính cách quá khẳng định. Việc gì cũng nói cho có là làm được, dù không được cũng không thấy áy náy mấy. Khi biện minh thì có vẻ cũng có chính kiến đấy nhưng rõ ràng chỉ toàn lặp lại những lời nói dối. Khi bị phát hiện nói dối cũng chẳng thấy xấu hổ gì lắm. Nhưng mà Tiếng Anh chỉ học được mấy tháng cũng nói một cách trôi chảy. Ngữ pháp sai cũng mặc kệ và tận dụng hết những gì đã học. Điều này trái ngược với người Hàn dù học tiếng Anh mấy năm cũng không dám nói.
4. Khi giao việc quan trọng cho người Việt Nam thì không nên chỉ dùng lời nói. Nhất định phải lưu lại bằng văn bản và xác nhận lại. Đặc biệt, khi thương thảo vấn đề nào đó thì cần phải viết nội dung ra và hai bên cùng ký tên .Nếu không làm vậy thì trong trường hợp bất lợi, người Việt có thể lật lọng bất cứ lúc nào.
5. Nếu họ nói là không biết thì đừng ép buộc quá mà cần phải có tính nhẫn nại để giái thích cặn kẽ. Người Việt có thể làm những việc đã được chỉ bảo đầy đủ tốt hơn người Hàn. Nhưng mà họ chỉ làm theo những gì được chỉ dẫn chứ không có tính ứng dụng. Họ giỏi đối với những công việc đơn giản, những việc phức tạp thì làm không tốt lắm.
6. Phải công nhận sự khác nhau giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc. Phải công nhận sự khác biệt giữa người nhận lương rất nhiều và người nhận lượng ít. Bây giờ xuất hiện nhiều người thuộc tầng lớp thu nhập cao, dù là người Việt Nam đi nữa nhưng nếu năng lực xuất sắc thì cũng nhận mấy nghìn đô. ( !! Thật sự không hiểu ý ông này là sao nữa, bộ tính lấy tiền lương để so sánh giá trị con người à?)
7. Người Việt có lòng tự trọng rất cao và rất trọng thể diện cho nên nếu bị la mắng trước nhiều người thì sẽ mang ý nghĩ trả thù. Cho dù người đó có sai mấy đi chăng nữa cũng phải khôn khéo gọi riêng người đó vào và nói chuyện từ tốn.
8. Khi họđề nghị một điều gì, phải lắng nghe và cố hết sức đểđồng cảm. Thoạt nhìn thì những lời đề nghị có vẻ không có lý nhưng có nhiều trường hợp chứa đựng ý quan trọng.
9. Nên nói ngắn gọn và dễ hiểu: Có nhiều trường hợp thấy khả năng họ nói tiếng Anh cũng được nên cứ tưởng là tiếng Anh giỏi, nhưng nếu mình nói bằng tiếng Anh một cách trôi chảy thì người đó nghe không được gì cả, mà lại giả vờ là nghe được rồi làm sai việc.
10. Sau khi sai việc gì thì không nên dừng lại một lần, mà phải lặp lại rồi lặp lại, kiểm tra rồi kiểm tra lại. Còn nữa, phải yêu cầu làm báo cáo nghiệp vụ, phải kiểm tra bằng văn bản để biết xem công việc có thực sự được tiến hành hay không.
H.T