Cách đơn giản để tiết kiệm điện

Cách đơn giản để tiết kiệm điện Chỉ bằng những phương pháp thay thế rất đơn giản, mỗi gia đình ở xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) có báo giá máy phát điện 3 pha thể tiết kiệm được 30% điện năng thắp sáng. Không những thế, chất lượng ánh sáng ổn định và tăng tới 20% độ sáng.
denyo-150kva-may-phat-dien-nhat-dung-dong-co-komatsu_1563156326.jpg
Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống chiếu sáng ở các đường phố tại xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) 70% sử dụng bóng đèn dây tóc, loại từ 40 đến 100 W, 30% lắp đèn huỳnh quang. Theo phân tích của các nhà khoa học, việc sử dụng bóng đèn dây tóc chỉ có 10% điện năng tiêu thụ thành quang năng, còn 90% điện năng còn lại biến thành sức nóng thải ra không gian. Với máng, chao đèn phần lớn tự tạo, khoảng cách giữa các cột điện không hợp lý nên cường độ chiếu sáng kém, không đều. Hệ thống chiếu sáng tại các địa điểm công cộng khác như UBND xã, trạm xá, trường học… của xã phần lớn là bóng đèn được mắc không đúng chủng loại, ánh sáng yếu, thiếu, không đủ điều kiện làm việc tối thiểu. Không những vậy, chúng còn gây tốn nhiều điện năng, hay hỏng. Đấy là bệnh “cha chung không ai khóc”. Còn bảng giá máy phát điện 3 pha hệ thống chiếu sáng tại hộ gia đình cũng không khá hơn. Hầu hết sử dụng các loại đèn ống huỳnh quang loại 0,6 m và 1,2m, các loại đèn sợi đốt từ 60 W trở lên, thậm chí có những gia đình còn sử dụng đèn sợi đốt 200, 500 W, bóng cao áp từ 80 - 150 W. Lượng điện tiêu thụ trung bình tại các hộ được khảo sát từ 100 - 150 kWh. Người dân vẫn còn thiếu kiến thức về việc lắp đặt và sử dụng các loại bóng đèn và thiết bị điện hợp lý. Đa số các hộ gia đình, ánh sáng cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày vẫn còn thiếu. Rất nhiều hộ gia đình trong nhà chỉ có một bóng đèn thắp sáng, tệ hơn các bóng đèn đã quá cũ nên ánh sáng rất yếu. Tuy nhiên, các hộ gia đình đều không nhận thức được tính cấp thiết của việc lắp đặt thêm các bóng đèn trong gia đình do tư tưởng “tiết kiệm” truyền thống và chưa nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng ánh sáng hợp lý trong việc đảm bảo sức khỏe và tăng năng suất lao động. Tình trạng trên là “bệnh” chung, phổ biến ở các vùng nông thôn chứ không chỉ ở Ninh Sở. Quỹ Môi trường toàn cầu đã đề xuất dự án xây dựng mô hình trình diễn sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và hộ gia đình tại đây với tổng kinh phí là 1 tỉ đồng. Dự án được chính Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và cộng sự thiết kế các hạng mục. Cụ thể, xây dựng mô hình tại 16 phòng học mẫu được lắp đặt hệ thống chiếu sáng chuẩn với độ chiếu sáng trên bàn học sinh và trên bảng đạt 300-500 Lux, đảm bảo đồng đều cao với mức chênh lệch không quá 10%, công suất điện chiếu sáng không quá 13 W/m2 theo quy chuẩn. Đèn được sử dụng là đèn tuýp T8, ba phổ, ánh sáng trắng, chấn lưu điện tử. Mô hình trình diễn tại đường liên thôn, ngõ xóm gồm nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng với tổng chiều dài 3 km, lắp đặt thêm bóng đèn, thay thế hệ thống dây điện, trang bị thêm cột điện. Mô hình trình diễn tại hộ gia đình, dự án đã thay thế 100 bóng đèn hộ gia đình trong xã. Các hộ này được hướng dẫn lắp đặt và sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện năng, cụ thể là bóng tuýp T8 36 W và đèn compact 20 W. Xét về mặt kỹ thuật, chỉ bằng một động tác đơn giản là thay thế bóng tuýp thông thường T10 và chấn lưu sắt từ hiện đang được sử dụng phổ biến bằng đèn tuýp T8 kết hợp với chấn lưu điện tử có thể tiết kiệm được 30% điện năng thắp sáng. Không những thế, chất lượng ánh sáng ổn định và tăng tới 20% độ sáng. Nếu chỉ tính trong một gia đình, sử dụng 5 bộ bóng đèn tuýp, thì bằng việc thay bóng đèn tuýp T8 và chấn lưu điện tử có thể tiết kiệm mỗi tháng vài chục ngàn đồng tiền điện. Mô hình trình diễn tại UBND xã gồm các thiết bị bóng T8, bóng compact, đèn khẩn cấp, pin mặt trời. Tại Trạm xá và nhà thờ của Ninh Sở cũng được trang bị những đèn tiết kiệm điện năng tương tự. Tất cả các bóng lắp đặt cho dự án trên đều được đưa vào máy đo kiểm tra kỹ càng xem có đạt tiêu chuẩn hay không mới được thi công. Cán bộ cũng như nông dân Ninh Sở được tập huấn, hướng dẫn lắp đặt đèn tiết kiệm điện năng, được cán bộ hướng dẫn cầm tay chỉ việc cụ thể chứ không chỉ lý thuyết suông. Dự án đi vào cuộc sống đã hơn một năm với tổ chức điều hành là Hội Nông dân xã. Lợi ích của dự án khá rõ như giảm ô nhiễm ánh sáng (khái niệm khá lạ với đa phần người Việt Nam) và giảm đốt nóng môi trường. Sử dụng bóng huỳnh quang, đèn led giảm lượng bức xạ, cung cấp đầy đủ ánh sáng, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân. Các bóng dạng này tiết kiệm điện năng do công suất tiêu thụ giảm, đồng thời độ quang năng cao, ít phải thay thế, do chất lượng tốt. Anh Lê Khắc Thành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Sở nhận xét: “Quả thực, Dự án có chuyển biến lớn về tiết kiệm điện năng, nhưng để tạo ra một cuộc cách mạng trong xã thì chưa. Hiện nay, người dân Ninh Sở đã hầu hết không sử dụng bóng đèn tròn, bóng tuýp T10 cũng ít sử dụng, 80% hộ dân đã chuyển sang dùng bóng T8 và compact nhưng rất cần sự hướng dẫn cụ thể của cán bộ kỹ thuật”. Hiện tại, hệ thống chiếu sáng công cộng như đường làng, bán máy phát điện 3 pha ngõ xóm ở Ninh Sở đạt tiêu chuẩn như trên phố với ánh sáng chiếu đều khắp, không còn hiện tượng chỗ sáng, chỗ tối như trước. Anh Nguyễn Văn Vinh - một trong những nông dân trong xã được Dự án trang bị một bóng tuýp T8 và một bóng compact 20 W rất vui vì ánh sáng trong phòng đã đều, có thể viết, đọc báo tốt: “Trước đây nhà tôi dùng tới 4 bóng đèn sợi đốt, giờ đã thay tất bằng bóng compact có công suất chỉ 1/3 nên mỗi tháng giảm được vài chục số điện”.
 
Bên trên