Từ bỏ công việc ổn định tại Google, Colin Huang (Hoàng Tranh) thực hiện nhiều dự án khởi nghiệp trước khi gây dựng nên "đế chế" thương mại điện tử Pinduoduo và trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Trung Quốc.
Không có gia thế và cũng chẳng có tiền tài, với hai bàn tay trắng, Colin Huang (Hoàng Tranh) chỉ mất ít năm để gây dựng 'đế chế' tỉ USD cho riêng mình, đủ sức tranh giành ngôi vương với Alibaba và JD.com trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc. 'Đế chế' ấy chính là Pinduoduo .
Hoàng Tranh sinh năm 1980, tại Hàng Châu - 'quê hương' của 'gã khổng lồ' thương mại điện tử Alibaba . Cha mẹ của Huang là công nhân nhà máy ở ngoại ô thành phố, thậm chí họ còn chưa học hết cấp 2.
Từ nhỏ, Huang được đánh giá là một đứa trẻ thông minh và có tố chất về toán học. Năm 12 tuổi, ông giành huy chương trong cuộc thi Olympic Toán học và được nhận vào trường Ngoại ngữ Hàng Châu – một trong những ngôi trường danh giá ở tỉnh Chiết Giang
Những năm tháng học ở đây, Huang đã được giao lưu với những học sinh có xuất thân giàu có hơn, và ngày càng tự tin và thoái mái khi giao tiếp với những người thông minh và quyền lực nhất Trung Quốc.
"So với các trường khác, tôi được tiếp xúc với văn hóa phương Tây là ảnh hưởng sớm hơn, sâu hơn và ở mức độ lớn hơn", Huang kể lại trong một bài đăng trên Wechat.
Năm 18 tuổi, ông chọn theo đuổi ngành Khoa học máy tính tại Đại học Chiết Giang. Huang cũng có khoảng thời gian thực tập tại văn phòng Microsoft ở Bắc Kinh và được trả mức lương 6.000 tệ - cao hơn nhiều so với thu nhập của mẹ ông, Huang chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Từ bỏ công việc ổn định ở Google
Hành trình đến Mỹ của Huang bắt đầu khi anh đăng ký vào Đại học Wisconsin để lấy bằng thạc sỹ. Do rất ấn tượng với thành tích của Huang, chính vị giáo sư giảng dạy đã viết thư giới thiệu anh cho những "gã khổng lồ" công nghệ lớn nhất như Oracle, IBM và Microsoft. Song, Huang cuối cùng lựa chọn trở thành kỹ sư phần mềm tại Google.
Trước khi quyết định đầu quân cho Google, Huang cũng đắn đo khá nhiều khi đứng trước hai lựa chọn: làm việc tại công ty sở hữu hệ điều hành Windows Microsoft hay gia nhập Google – khi ấy chỉ là hãng công cụ tìm kiếm mới nổi và chưa IPO.
Giữa hai ngả đường, chàng trai trẻ đã chọn Google và trở thành một trong những người đầu tiên viết thuật toán cho ngành thương mại điện tử. Cuối cùng, 'canh bạc' của ông đã được đền đáp.
Trong ba năm làm việc tại Google, cổ phiếu của công ty đã tăng từ 85 USD lên hơn 500 USD và với lượng nhỏ cổ phần nắm giữ, tài sản của ông đã tăng lên đến vài triệu USD.
Sau 3 năm cống hiến, Huang rời Google và trở về nước, bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp.
Hành trình gây dựng "đế chế" Pinduoduo
Bằng số tiền kiếm được từ việc bán cổ phần Google, Huang quyết định thành lập trang thương mại điện tử có tên Ouku chuyên bán đồ điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng. Đến năm 2010, Huang quyết định bán lại "đứa con đầu lòng" này với giá 2,2 triệu USD.
Không lâu sau, Huang lại bắt tay với một thực tập sinh tại Ouku và cho ra đời Lequi – công ty chuyên tiếp thị cho nhãn hiệu nước ngoài trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Tmall và JD.com.
Hai năm sau, nhóm này lại thiết lập một dự án khác mang tên Lebbay. Áp dụng những kỹ năng tích lũy được ở Google, Lebbay xây dựng hàng loạt website mua sắm trực tuyến nhắm tới sản phẩm là món đồ nằm trong top tìm kiếm của khách hàng.
Một "hạt giống" tiềm năng khác cũng được "nuôi lớn" ở một vài tầng dưới văn phòng của Lebbay, Shianghai Xunmeng – studio chuyên tạo ra các trò chơi nhập vai dựa trên web như Joyspade, Texas Holdem Poker nhắm tới những người chơi ở Đông Nam Á và Girls X Battle.
Đến năm 2015, Huang nảy ra ý tưởng thành lập Pinduoduo. Vào thời điểm ra mắt, không gian thương mại điện tử của Trung Quốc đang được thống trị bởi Alibaba và JD.com. Nhưng với những kinh nghiệm được trang bị từ trước trong lĩnh vực này, Huang đã tìm ra cách để "game hóa" trải nghiệm mua hàng trực tuyến.
Thoạt nhìn, Pinduoduo có vẻ giống với các nền tảng thương mại điện tử khác. Nhưng điều thú vị là người mua sẽ nhận được chiết khấu giảm giá nếu thu hút được thêm người khác mua mặt hàng đó. Cứ vậy, nhiều nhóm chat riêng ở Wechat hay QQ được lập để cùng săn hàng giá rẻ trên Pinduoduo. Cơ chế này càng làm cho công ty có động lực và bùng nổ hơn.
Theo viện nghiên cứu Jiguang, phần lớn người dùng trên nền tảng là những người có mức lương thấp ở những thành phố kém phát triển và khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng này có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho Pinduoduo.
Chỉ sau 3 năm hoạt động, tháng 7/2018, Pinduoduo chính thức được niêm yết trên sàn Nasdaq với đợt IPO trị giá 1,6 tỉ USD – số tiền lớn thứ 2 đối với một công ty Trung Quốc trong năm đó, theo Reuters.
Với tư cách là nhà sáng lập và sở hữu 46,8% cổ phần, Colin Huang lần đầu góp mặt trong top 100 người giàu nhất thế giới với khối tài sản ròng lên tới 13 tỉ USD thời điểm đó, đồng thời trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Trung Quốc (38 tuổi), theo Bloomberg Billionaires Index.
Hành trình mới của Colin Huang
Tính đến cuối năm 2020, Pinduoduo có tới 788 triệu người dùng thường xuyên, và được xem là trang mua sắm hàng đầu Trung Quốc về số lượng người dùng, vượt qua các đối thủ đáng gờm như Alibaba hay JD.com.
Trong quý 2/2022, Pinduoduo ghi nhận doanh thu tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,7 tỉ USD. Trong kỳ, lợi nhuận thuần của tập đoàn này đạt 1,3 tỉ USD, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ quý 2/2021.
Một số nhà phân tích cho rằng tình hình kinh tế suy giảm do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc thực chất là động lực tăng trưởng cho Pinduoduo.
Nguyên nhân được cho là vì sàn thương mại điện tử này đã thu hút người tiêu dùng từ việc bán những mặt hàng giá rẻ, như các loại trứng có giá bán 1,7 USD/kg và cuộn giấy vệ sinh bán với giá chưa đến 1 USD.
"Nhìn chung, xu hướng tụt giảm của nền kinh tế lại là điều tốt đối với Pinduoduo," Ke Yan, giám đốc nghiên cứu của DZT Research có trụ sở tại Singapore, lý giải.
Trong khi "đứa con cưng" đang phát triển vượt bậc, tháng 3/2021, Colin Huang bất ngờ tuyên bố rời ghế chủ tịch, nhưng vẫn nắm giữ 29,4% cổ phần tại Pinduoduo. Người thay thế được lựa chọn là Lei Chen – khi đó đang giữ vị trí CEO của công ty.
"Mặc dù Pinduoduo vẫn là một công ty trẻ trong chặng đường dài phát triển, nhưng đây là thời điểm thích hợp để khám phá nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng trong 10 năm. Là người sáng lập công ty, tôi có lẽ là người thích hợp nhất đảm nhận nhiệm vụ này bằng cách bước ra khỏi vùng an toàn và bắt đầu hành trình mới", Huang viết trong một lá thư gửi các cổ đông.
Về dự định tương lai, vị doanh nhân này cho biết sẽ chuyển sang nghiên cứu lĩnh vực khoa học thực phẩm.
Dù 'nghỉ hưu' sớm ở tuổi 40 nhưng Huang đã để lại dấu ấn mạnh mẽ, vượt qua tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc khi tạo ra khối tài sản cá nhân trị giá 55,5 tỉ USD và một công ty với giá trị thị trường 180 tỉ USD, theo Forbes.
Không có gia thế và cũng chẳng có tiền tài, với hai bàn tay trắng, Colin Huang (Hoàng Tranh) chỉ mất ít năm để gây dựng 'đế chế' tỉ USD cho riêng mình, đủ sức tranh giành ngôi vương với Alibaba và JD.com trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc. 'Đế chế' ấy chính là Pinduoduo .
Hoàng Tranh sinh năm 1980, tại Hàng Châu - 'quê hương' của 'gã khổng lồ' thương mại điện tử Alibaba . Cha mẹ của Huang là công nhân nhà máy ở ngoại ô thành phố, thậm chí họ còn chưa học hết cấp 2.
Những năm tháng học ở đây, Huang đã được giao lưu với những học sinh có xuất thân giàu có hơn, và ngày càng tự tin và thoái mái khi giao tiếp với những người thông minh và quyền lực nhất Trung Quốc.
"So với các trường khác, tôi được tiếp xúc với văn hóa phương Tây là ảnh hưởng sớm hơn, sâu hơn và ở mức độ lớn hơn", Huang kể lại trong một bài đăng trên Wechat.
Năm 18 tuổi, ông chọn theo đuổi ngành Khoa học máy tính tại Đại học Chiết Giang. Huang cũng có khoảng thời gian thực tập tại văn phòng Microsoft ở Bắc Kinh và được trả mức lương 6.000 tệ - cao hơn nhiều so với thu nhập của mẹ ông, Huang chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Từ bỏ công việc ổn định ở Google
Hành trình đến Mỹ của Huang bắt đầu khi anh đăng ký vào Đại học Wisconsin để lấy bằng thạc sỹ. Do rất ấn tượng với thành tích của Huang, chính vị giáo sư giảng dạy đã viết thư giới thiệu anh cho những "gã khổng lồ" công nghệ lớn nhất như Oracle, IBM và Microsoft. Song, Huang cuối cùng lựa chọn trở thành kỹ sư phần mềm tại Google.
Trước khi quyết định đầu quân cho Google, Huang cũng đắn đo khá nhiều khi đứng trước hai lựa chọn: làm việc tại công ty sở hữu hệ điều hành Windows Microsoft hay gia nhập Google – khi ấy chỉ là hãng công cụ tìm kiếm mới nổi và chưa IPO.
Giữa hai ngả đường, chàng trai trẻ đã chọn Google và trở thành một trong những người đầu tiên viết thuật toán cho ngành thương mại điện tử. Cuối cùng, 'canh bạc' của ông đã được đền đáp.
Trong ba năm làm việc tại Google, cổ phiếu của công ty đã tăng từ 85 USD lên hơn 500 USD và với lượng nhỏ cổ phần nắm giữ, tài sản của ông đã tăng lên đến vài triệu USD.
Sau 3 năm cống hiến, Huang rời Google và trở về nước, bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp.
Hành trình gây dựng "đế chế" Pinduoduo
Bằng số tiền kiếm được từ việc bán cổ phần Google, Huang quyết định thành lập trang thương mại điện tử có tên Ouku chuyên bán đồ điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng. Đến năm 2010, Huang quyết định bán lại "đứa con đầu lòng" này với giá 2,2 triệu USD.
Không lâu sau, Huang lại bắt tay với một thực tập sinh tại Ouku và cho ra đời Lequi – công ty chuyên tiếp thị cho nhãn hiệu nước ngoài trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Tmall và JD.com.
Hai năm sau, nhóm này lại thiết lập một dự án khác mang tên Lebbay. Áp dụng những kỹ năng tích lũy được ở Google, Lebbay xây dựng hàng loạt website mua sắm trực tuyến nhắm tới sản phẩm là món đồ nằm trong top tìm kiếm của khách hàng.
Một "hạt giống" tiềm năng khác cũng được "nuôi lớn" ở một vài tầng dưới văn phòng của Lebbay, Shianghai Xunmeng – studio chuyên tạo ra các trò chơi nhập vai dựa trên web như Joyspade, Texas Holdem Poker nhắm tới những người chơi ở Đông Nam Á và Girls X Battle.
Đến năm 2015, Huang nảy ra ý tưởng thành lập Pinduoduo. Vào thời điểm ra mắt, không gian thương mại điện tử của Trung Quốc đang được thống trị bởi Alibaba và JD.com. Nhưng với những kinh nghiệm được trang bị từ trước trong lĩnh vực này, Huang đã tìm ra cách để "game hóa" trải nghiệm mua hàng trực tuyến.
Thoạt nhìn, Pinduoduo có vẻ giống với các nền tảng thương mại điện tử khác. Nhưng điều thú vị là người mua sẽ nhận được chiết khấu giảm giá nếu thu hút được thêm người khác mua mặt hàng đó. Cứ vậy, nhiều nhóm chat riêng ở Wechat hay QQ được lập để cùng săn hàng giá rẻ trên Pinduoduo. Cơ chế này càng làm cho công ty có động lực và bùng nổ hơn.
Theo viện nghiên cứu Jiguang, phần lớn người dùng trên nền tảng là những người có mức lương thấp ở những thành phố kém phát triển và khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng này có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho Pinduoduo.
Chỉ sau 3 năm hoạt động, tháng 7/2018, Pinduoduo chính thức được niêm yết trên sàn Nasdaq với đợt IPO trị giá 1,6 tỉ USD – số tiền lớn thứ 2 đối với một công ty Trung Quốc trong năm đó, theo Reuters.
Với tư cách là nhà sáng lập và sở hữu 46,8% cổ phần, Colin Huang lần đầu góp mặt trong top 100 người giàu nhất thế giới với khối tài sản ròng lên tới 13 tỉ USD thời điểm đó, đồng thời trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Trung Quốc (38 tuổi), theo Bloomberg Billionaires Index.
Hành trình mới của Colin Huang
Tính đến cuối năm 2020, Pinduoduo có tới 788 triệu người dùng thường xuyên, và được xem là trang mua sắm hàng đầu Trung Quốc về số lượng người dùng, vượt qua các đối thủ đáng gờm như Alibaba hay JD.com.
Trong quý 2/2022, Pinduoduo ghi nhận doanh thu tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,7 tỉ USD. Trong kỳ, lợi nhuận thuần của tập đoàn này đạt 1,3 tỉ USD, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ quý 2/2021.
Một số nhà phân tích cho rằng tình hình kinh tế suy giảm do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc thực chất là động lực tăng trưởng cho Pinduoduo.
Nguyên nhân được cho là vì sàn thương mại điện tử này đã thu hút người tiêu dùng từ việc bán những mặt hàng giá rẻ, như các loại trứng có giá bán 1,7 USD/kg và cuộn giấy vệ sinh bán với giá chưa đến 1 USD.
"Nhìn chung, xu hướng tụt giảm của nền kinh tế lại là điều tốt đối với Pinduoduo," Ke Yan, giám đốc nghiên cứu của DZT Research có trụ sở tại Singapore, lý giải.
Trong khi "đứa con cưng" đang phát triển vượt bậc, tháng 3/2021, Colin Huang bất ngờ tuyên bố rời ghế chủ tịch, nhưng vẫn nắm giữ 29,4% cổ phần tại Pinduoduo. Người thay thế được lựa chọn là Lei Chen – khi đó đang giữ vị trí CEO của công ty.
"Mặc dù Pinduoduo vẫn là một công ty trẻ trong chặng đường dài phát triển, nhưng đây là thời điểm thích hợp để khám phá nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng trong 10 năm. Là người sáng lập công ty, tôi có lẽ là người thích hợp nhất đảm nhận nhiệm vụ này bằng cách bước ra khỏi vùng an toàn và bắt đầu hành trình mới", Huang viết trong một lá thư gửi các cổ đông.
Về dự định tương lai, vị doanh nhân này cho biết sẽ chuyển sang nghiên cứu lĩnh vực khoa học thực phẩm.
Dù 'nghỉ hưu' sớm ở tuổi 40 nhưng Huang đã để lại dấu ấn mạnh mẽ, vượt qua tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc khi tạo ra khối tài sản cá nhân trị giá 55,5 tỉ USD và một công ty với giá trị thị trường 180 tỉ USD, theo Forbes.
Theo Genk