Các nhà sản xuất TV thường mập mờ về tần số quét màn hình, hoặc gọi bằng một thuật ngữ riêng, khiến người dùng bối rối, không xác định được thông tin thật.
Theo Tom's Guide, các nhà sản xuất TV thường xuyên sử dụng thuật ngữ riêng để mô tả về sản phẩm của họ. Chúng bao gồm các tính năng như HDR, tự động điều chỉnh độ sáng, hay các hãng cũng có thể tự đặt tên cho tiêu chuẩn chung nào đó.
Đặc biệt, có một tính năng quan trọng, không chỉ bị gọi bằng tên khác mà nhiều lúc còn sai lệch so với thực tế. Đó là tần số quét màn hình (refresh rate).
Giải thích về tần số quét trên TV
Được biểu thị bằng Hertz (Hz), tần số quét thực của TV là số lượng khung hình hiển thị trong vòng một giây. Mắt người ghép những hình ảnh này lại với nhau để tạo ảo giác chuyển động mượt mà ở tốc độ 24 khung hình/giây, mức thường được sử dụng trong phim truyền hình và điện ảnh.
TV có tần số quét cao sẽ mang lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà hơn. Ảnh: LG.
Hầu hết TV ngày nay đều cung cấp một trong 2 tần số: 60 Hz và 120 Hz, tương ứng với 60 và 120 khung hình hiển thị mỗi giây. Tần số 120 Hz mang đến trải nghiệm hình ảnh tốt hơn vì các vật thể chuyển động nhanh, đặc biệt là khi xem thể thao.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa tần số quét màn hình (được đo bằng Hz) và tốc độ khung hình của nội dung nguồn (được đo bằng số khung/giây hoặc fps). Khi tần số quét và tốc độ tín hiệu khớp với nhau, nó trở nên hoàn hảo. Người xem sẽ thấy chính xác ý định của người tạo ra nội dung. Tuy nhiên, nếu không đồng nhất, TV cần dùng một số kỹ thuật xử lý video để hiển thị đúng cách.
Trong một thời gian dài, 30 khung hình/giây là tiêu chuẩn, nó đồng thời là tần số quét phổ biến của nội dung phát qua sóng vô tuyến và các phương tiện cũ như DVD và Blu-ray 1080p.
Hiện nay, các nguồn phát bắt đầu tăng số khung hình lên cao, phù hợp với tần số quét trên TV của người dùng. Những hệ máy chơi game cầm tay mới đã xuất tín hiệu tương thích màn hình 60 Hz và 120 Hz. Tần số quét cũng là thông số kỹ thuật dễ nhận biết, so sánh khi chọn lựa giữa các loại TV.
Sự mập mờ về tần số quét
Nhà sản xuất TV màn hình 60 Hz sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh với các mẫu 120 Hz. Tuy nhiên, thiết bị còn phải trải qua quá trình xử lý để tốc độ khung hình nguồn phát khớp với tần số quét hiển thị ra bên ngoài. Đây là cơ hội để các công ty sử dụng thủ thuật đánh lừa người dùng.
Có một số cách tiếp cận rất phức tạp để giải quyết vấn đề này. Phương án đơn giản là các nhà sản xuất TV bắt chước tốc độ khung hình cao hơn. Họ bật/tắt đèn nền giữa 60 lần quét, xen kẽ các khung hình là ánh sáng nhấp nháy, tạo ra ảo giác tần số cao.
Do đó, người dùng thường thấy dòng quảng cáo "tần số quét hiệu quả", cao gấp đôi so với khả năng của tấm nền TV. Một số thương hiệu có thể dùng tên gọi khác, nhưng bản chất không thay đổi. Những gì người dùng thật sự nhìn thấy khác với thông số kỹ thuật hoặc tài liệu tiếp thị của sản phẩm.
Muốn trải nghiệm cảm giác chơi game trên thiết bị hỗ trợ tần số quét 120 Hz, người dùng phải sử dụng TV có tấm nền hỗ trợ mức này. Ảnh: LG.
Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất đã sử dụng thủ thuật để đưa ra con số cao hơn với thực tế. Nếu bạn xem nội dung hỗ trợ 120 Hz trên một màn hình 60 Hz xen kẽ những lần nhấp nháy đèn nền thì thiết bị sẽ không phát 120 fps. Thay vào đó, nó tự động điều chỉnh xuống 60 fps để phù hợp với tần số quét thực của TV.
TV cũng sẽ sử dụng các kỹ thuật làm mượt chuyển động để tạo ảo giác về độ mượt mà tốc độ khung hình cao hơn mang lại. Nó còn được gọi là Soap Opera Effect, vì làm cho mọi thứ trông hơi mờ hoặc bị nhòe.
Cách kiểm tra tần số quét thực của TV
Giống như những tính năng khác trên TV hiện nay, tần số quét thực của màn hình bị nhà sản xuất cố tình che giấu bằng cách dùng nhiều thuật ngữ khác nhau.
Từ đầu tiên cần chú ý là tần số hiệu quả (effective rate). Thông thường họ sẽ nâng lên gấp đôi so với những gì mà tấm nền vật lý có thể làm được. Chẳng hạn, effective rate 240 Hz tương ứng với tần số thực 120 Hz.
Thậm chí, một số công ty còn dùng những thủ thuật khác để tăng mức này lên gấp 4 lần. Tức tần số hiệu quả do họ công bố 240 Hz, trong khi thực chất khả năng của tấm nền TV chỉ là 60 Hz.
Các thương hiệu TV còn dùng nhiều tên khác nhau để nói về tần số quét hiệu quả của riêng họ. Ví dụ như TruMotion (LG), Motion Rate (Hisense), Clear Motion Rate (Samsung), Motion Flow XR/X-Motion Clarity (Sony), Clear Motion Index (TCL)…
Cách dễ dàng phát hiện tần số quét thực là tìm các từ nguyên gốc (native) hoặc thực tế (actual) trong bảng thông số kỹ thuật. Các thuật ngữ này có định nghĩa rõ ràng theo luật. Việc giả mạo có thể khiến nhà sản xuất TV gặp rắc rối với cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, thông số kỹ thuật đó không phải dễ tìm. Nó thường bị che lấp bởi các thuật ngữ của nhà sản xuất và không được liệt kê trong các tài liệu hoặc trang giới thiệu sản phẩm.
Theo Tom's Guide, các nhà sản xuất TV thường xuyên sử dụng thuật ngữ riêng để mô tả về sản phẩm của họ. Chúng bao gồm các tính năng như HDR, tự động điều chỉnh độ sáng, hay các hãng cũng có thể tự đặt tên cho tiêu chuẩn chung nào đó.
Đặc biệt, có một tính năng quan trọng, không chỉ bị gọi bằng tên khác mà nhiều lúc còn sai lệch so với thực tế. Đó là tần số quét màn hình (refresh rate).
Giải thích về tần số quét trên TV
Được biểu thị bằng Hertz (Hz), tần số quét thực của TV là số lượng khung hình hiển thị trong vòng một giây. Mắt người ghép những hình ảnh này lại với nhau để tạo ảo giác chuyển động mượt mà ở tốc độ 24 khung hình/giây, mức thường được sử dụng trong phim truyền hình và điện ảnh.
TV có tần số quét cao sẽ mang lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà hơn. Ảnh: LG.
Hầu hết TV ngày nay đều cung cấp một trong 2 tần số: 60 Hz và 120 Hz, tương ứng với 60 và 120 khung hình hiển thị mỗi giây. Tần số 120 Hz mang đến trải nghiệm hình ảnh tốt hơn vì các vật thể chuyển động nhanh, đặc biệt là khi xem thể thao.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa tần số quét màn hình (được đo bằng Hz) và tốc độ khung hình của nội dung nguồn (được đo bằng số khung/giây hoặc fps). Khi tần số quét và tốc độ tín hiệu khớp với nhau, nó trở nên hoàn hảo. Người xem sẽ thấy chính xác ý định của người tạo ra nội dung. Tuy nhiên, nếu không đồng nhất, TV cần dùng một số kỹ thuật xử lý video để hiển thị đúng cách.
Trong một thời gian dài, 30 khung hình/giây là tiêu chuẩn, nó đồng thời là tần số quét phổ biến của nội dung phát qua sóng vô tuyến và các phương tiện cũ như DVD và Blu-ray 1080p.
Hiện nay, các nguồn phát bắt đầu tăng số khung hình lên cao, phù hợp với tần số quét trên TV của người dùng. Những hệ máy chơi game cầm tay mới đã xuất tín hiệu tương thích màn hình 60 Hz và 120 Hz. Tần số quét cũng là thông số kỹ thuật dễ nhận biết, so sánh khi chọn lựa giữa các loại TV.
Sự mập mờ về tần số quét
Nhà sản xuất TV màn hình 60 Hz sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh với các mẫu 120 Hz. Tuy nhiên, thiết bị còn phải trải qua quá trình xử lý để tốc độ khung hình nguồn phát khớp với tần số quét hiển thị ra bên ngoài. Đây là cơ hội để các công ty sử dụng thủ thuật đánh lừa người dùng.
Có một số cách tiếp cận rất phức tạp để giải quyết vấn đề này. Phương án đơn giản là các nhà sản xuất TV bắt chước tốc độ khung hình cao hơn. Họ bật/tắt đèn nền giữa 60 lần quét, xen kẽ các khung hình là ánh sáng nhấp nháy, tạo ra ảo giác tần số cao.
Do đó, người dùng thường thấy dòng quảng cáo "tần số quét hiệu quả", cao gấp đôi so với khả năng của tấm nền TV. Một số thương hiệu có thể dùng tên gọi khác, nhưng bản chất không thay đổi. Những gì người dùng thật sự nhìn thấy khác với thông số kỹ thuật hoặc tài liệu tiếp thị của sản phẩm.
Muốn trải nghiệm cảm giác chơi game trên thiết bị hỗ trợ tần số quét 120 Hz, người dùng phải sử dụng TV có tấm nền hỗ trợ mức này. Ảnh: LG.
Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất đã sử dụng thủ thuật để đưa ra con số cao hơn với thực tế. Nếu bạn xem nội dung hỗ trợ 120 Hz trên một màn hình 60 Hz xen kẽ những lần nhấp nháy đèn nền thì thiết bị sẽ không phát 120 fps. Thay vào đó, nó tự động điều chỉnh xuống 60 fps để phù hợp với tần số quét thực của TV.
TV cũng sẽ sử dụng các kỹ thuật làm mượt chuyển động để tạo ảo giác về độ mượt mà tốc độ khung hình cao hơn mang lại. Nó còn được gọi là Soap Opera Effect, vì làm cho mọi thứ trông hơi mờ hoặc bị nhòe.
Cách kiểm tra tần số quét thực của TV
Giống như những tính năng khác trên TV hiện nay, tần số quét thực của màn hình bị nhà sản xuất cố tình che giấu bằng cách dùng nhiều thuật ngữ khác nhau.
Từ đầu tiên cần chú ý là tần số hiệu quả (effective rate). Thông thường họ sẽ nâng lên gấp đôi so với những gì mà tấm nền vật lý có thể làm được. Chẳng hạn, effective rate 240 Hz tương ứng với tần số thực 120 Hz.
Thậm chí, một số công ty còn dùng những thủ thuật khác để tăng mức này lên gấp 4 lần. Tức tần số hiệu quả do họ công bố 240 Hz, trong khi thực chất khả năng của tấm nền TV chỉ là 60 Hz.
Các thương hiệu TV còn dùng nhiều tên khác nhau để nói về tần số quét hiệu quả của riêng họ. Ví dụ như TruMotion (LG), Motion Rate (Hisense), Clear Motion Rate (Samsung), Motion Flow XR/X-Motion Clarity (Sony), Clear Motion Index (TCL)…
Cách dễ dàng phát hiện tần số quét thực là tìm các từ nguyên gốc (native) hoặc thực tế (actual) trong bảng thông số kỹ thuật. Các thuật ngữ này có định nghĩa rõ ràng theo luật. Việc giả mạo có thể khiến nhà sản xuất TV gặp rắc rối với cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, thông số kỹ thuật đó không phải dễ tìm. Nó thường bị che lấp bởi các thuật ngữ của nhà sản xuất và không được liệt kê trong các tài liệu hoặc trang giới thiệu sản phẩm.
Theo VN review