Hiệp hội ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc và 213 công ty game, bao gồm Tencent Holdings và NetEase, đã ban hành một hiệp ước vào hôm 23/9, cam kết sẽ tuân theo các quy định của Bắc Kinh trong việc chống lại chứng nghiện trò chơi điện tử ở thanh thiếu niên thông qua việc lọc nội dung không lành mạnh và tẩy chay các nền tảng ở nước ngoài.
Trong một bài đăng trên WeChat, Ủy ban xuất bản thuộc Hiệp hội các nhà phát triển trò chơi Trung Quốc (GPC) đã công bố hiệp ước điều chỉnh ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến để chống vấn nạn nghiện game trên toàn quốc. GPC là đơn vị quản lý game trực thuộc Hiệp hội Xuất bản Kỹ thuật số và Âm thanh Trung Quốc.
Tài liệu tuyên bố cam kết của các công ty trong việc kết hợp các tính năng chống gây nghiện vào trò chơi điện tử. Điều này cũng áp dụng cho các tựa game console yêu cầu một người chơi, mặc cho chúng không gây nghiện như các trò chơi trực tuyến hay game di động thể loại đối vốn đã trở nên phổ biến.
Các công ty cũng cam kết ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê tài khoản và công cụ ảo giữ chân người dùng đối với các tài khoản chưa đủ tuổi. Qua đó, công ty cam kết không sản xuất nhiều loại nội dung mà chính quyền nghiêm cấm thời gian gần đây, bao gồm "nam giới ẻo lả", tôn thờ vật chất và tình yêu đồng tính.
Những nội dung "có hại về mặt chính trị" hoặc "hư vô về mặt lịch sử" cũng sẽ bị tẩy chay. Điều tương tự cũng xảy ra với các trò chơi được thiết kế để tạo ra lợi nhuận hoặc tập trung đẩy mạnh lưu lượng truy cập.
Các công ty cho biết họ sẽ “kiên quyết nói không với việc lách luật và sử dụng các nền tảng chơi game quốc tế để cung cấp dịch vụ cho người dùng trong nước”.
Nếu được thực thi nghiêm túc, các biện pháp này sẽ lắp đầy lỗ hổng pháp lý mà nhiều nhà phát triển từ nước ngoài đã sử dụng để tiếp cận người chơi Trung Quốc, được cho là dễ dàng hơn so với những tựa game trong nước, khi không phải đối mặt với nhiều bước kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Công ước được đưa ra sau khi Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc (NPPA) công bố loạt biện pháp nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay để giải quyết triệt để chứng nghiện trò chơi điện tử. Quy định mới đề ra giới hạn thời gian chơi game đối với người chơi dưới 18 tuổi là từ 20 – 21 giờ vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ theo quy định.
Charles Yu, người đứng đầu văn phòng Pillar Legal tại Thượng Hải, cho biết mặc dù tài liệu không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng nó là thứ mà ngành công nghiệp trò chơi điện tử có thể tham khảo trong tương lai.
“Bài viết này chủ yếu nhằm vào các cửa hàng trò chơi trực tuyến như Steam và Epic Games Store. Bởi giấy phép lưu hành trò chơi ở Trung Quốc bị hạn chế, các công ty trò chơi trong nước có thể tìm đường ra nước ngoài và hình thành một xu hướng lớn. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ xem họ làm thế nào để thực thi theo quy định này’’, Yu cho biết
Steam, nền tảng chơi game trực tuyến do Valve Corp có trụ sở tại Mỹ điều hành, là nhà phân phối trò chơi PC lớn nhất thế giới. Mặc dù các trò chơi hợp pháp phải được cấp phép để bán ở Trung Quốc, nhưng Steam chưa bao giờ bị chặn ở quốc gia này và được hệ thống thanh toán của Trung Quốc chấp nhận.
Nền tảng này có 30 triệu người dùng ở Trung Quốc vào năm 2018, theo ước tính từ công ty nghiên cứu thị trường Niko Partners. Steam cũng ra mắt một cửa hàng chính thức tại Trung Quốc trong năm nay với số lượng game ít hơn nhiều so với dự kiến, khiến người chơi lo ngại rằng nền tảng Steam có thể bị chặn bởi chính quyền nước này.
Tuy nhiên, công ước này chỉ tập trung vào các chi tiết cụ thể liên quan đến các nền tảng ở nước ngoài.
Chuyên gia Charles Yu đã đưa ra tình huống có thể xảy ra mà tài liệu này chưa giải đáp được như nếu một công ty game Trung Quốc có đội ngũ phát triển ở nước ngoài hay một công ty Trung Quốc đầu tư vào một studio phát triển ở nước ngoài thì có bị hạn chế bởi công ước này không?
Trong một bài đăng trên WeChat, Ủy ban xuất bản thuộc Hiệp hội các nhà phát triển trò chơi Trung Quốc (GPC) đã công bố hiệp ước điều chỉnh ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến để chống vấn nạn nghiện game trên toàn quốc. GPC là đơn vị quản lý game trực thuộc Hiệp hội Xuất bản Kỹ thuật số và Âm thanh Trung Quốc.
Tài liệu tuyên bố cam kết của các công ty trong việc kết hợp các tính năng chống gây nghiện vào trò chơi điện tử. Điều này cũng áp dụng cho các tựa game console yêu cầu một người chơi, mặc cho chúng không gây nghiện như các trò chơi trực tuyến hay game di động thể loại đối vốn đã trở nên phổ biến.
Các công ty cũng cam kết ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê tài khoản và công cụ ảo giữ chân người dùng đối với các tài khoản chưa đủ tuổi. Qua đó, công ty cam kết không sản xuất nhiều loại nội dung mà chính quyền nghiêm cấm thời gian gần đây, bao gồm "nam giới ẻo lả", tôn thờ vật chất và tình yêu đồng tính.
Những nội dung "có hại về mặt chính trị" hoặc "hư vô về mặt lịch sử" cũng sẽ bị tẩy chay. Điều tương tự cũng xảy ra với các trò chơi được thiết kế để tạo ra lợi nhuận hoặc tập trung đẩy mạnh lưu lượng truy cập.
Các công ty cho biết họ sẽ “kiên quyết nói không với việc lách luật và sử dụng các nền tảng chơi game quốc tế để cung cấp dịch vụ cho người dùng trong nước”.
Nếu được thực thi nghiêm túc, các biện pháp này sẽ lắp đầy lỗ hổng pháp lý mà nhiều nhà phát triển từ nước ngoài đã sử dụng để tiếp cận người chơi Trung Quốc, được cho là dễ dàng hơn so với những tựa game trong nước, khi không phải đối mặt với nhiều bước kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Công ước được đưa ra sau khi Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc (NPPA) công bố loạt biện pháp nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay để giải quyết triệt để chứng nghiện trò chơi điện tử. Quy định mới đề ra giới hạn thời gian chơi game đối với người chơi dưới 18 tuổi là từ 20 – 21 giờ vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ theo quy định.
Charles Yu, người đứng đầu văn phòng Pillar Legal tại Thượng Hải, cho biết mặc dù tài liệu không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng nó là thứ mà ngành công nghiệp trò chơi điện tử có thể tham khảo trong tương lai.
“Bài viết này chủ yếu nhằm vào các cửa hàng trò chơi trực tuyến như Steam và Epic Games Store. Bởi giấy phép lưu hành trò chơi ở Trung Quốc bị hạn chế, các công ty trò chơi trong nước có thể tìm đường ra nước ngoài và hình thành một xu hướng lớn. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ xem họ làm thế nào để thực thi theo quy định này’’, Yu cho biết
Steam, nền tảng chơi game trực tuyến do Valve Corp có trụ sở tại Mỹ điều hành, là nhà phân phối trò chơi PC lớn nhất thế giới. Mặc dù các trò chơi hợp pháp phải được cấp phép để bán ở Trung Quốc, nhưng Steam chưa bao giờ bị chặn ở quốc gia này và được hệ thống thanh toán của Trung Quốc chấp nhận.
Nền tảng này có 30 triệu người dùng ở Trung Quốc vào năm 2018, theo ước tính từ công ty nghiên cứu thị trường Niko Partners. Steam cũng ra mắt một cửa hàng chính thức tại Trung Quốc trong năm nay với số lượng game ít hơn nhiều so với dự kiến, khiến người chơi lo ngại rằng nền tảng Steam có thể bị chặn bởi chính quyền nước này.
Tuy nhiên, công ước này chỉ tập trung vào các chi tiết cụ thể liên quan đến các nền tảng ở nước ngoài.
Chuyên gia Charles Yu đã đưa ra tình huống có thể xảy ra mà tài liệu này chưa giải đáp được như nếu một công ty game Trung Quốc có đội ngũ phát triển ở nước ngoài hay một công ty Trung Quốc đầu tư vào một studio phát triển ở nước ngoài thì có bị hạn chế bởi công ước này không?
Theo VN review