Chính phủ Nhật đã khuyến khích các công ty giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, trong mối lo đe dọa tới an ninh và rò rỉ bí mật công nghệ.
Hãng thông tấn Kyodo cho hay, nhiều công ty Nhật Bản đã hành động theo đề nghị của chính phủ. Trong bối cảnh căng thẳng lên cao giữa Trung Quốc và Mỹ, Nhật Bản cũng dấy lên lo ngại bị mất cắp bí mật thương mại. Ngoài ra, cũng còn để giảm bớt rủi ro cho chuỗi cung ứng y tế khi đại dịch bùng phát, tránh đặt hết các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc gây ra thiếu hụt.
Khoảng 42 công ty, tức 44% trong tổng số 96 công ty, cho biết đang tiến hành đa dạng nguồn cung ứng, chuyển dịch từ Trung Quốc sang các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Đông Nam Á, được hứa hẹn là cứ điểm gia công đang lên. Dựa theo một khảo sát với 150 công ty lớn trên sàn chứng khoán, trong đó 96 bên đã phản hồi do Kyodo thực hiện. Có những cái tên nổi tiếng xác nhận kế hoạch như Canon, Toyota, KDDI, NEC,...
Công nhân làm việc tại một xưởng sản xuất ở Trung Quốc (ảnh: Kyodo News)
Chính phủ Nhật đang tích cực thúc giục các công ty chuyển dây chuyển sản xuất về quê nhà, hoặc tới các nước lân cận, nhằm tránh tạo mối liên kết khăng khít với Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có ba công ty cho biết đang thu hẹp quy mô hoặc rút khỏi thị trường này. Phản ánh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với họ. Có 8 người thì nói đang cân nhắc kỹ hơn.
Khoảng 60% cho biết đang tiến hành đào tạo trong nội bộ công ty, nhằm xác định rõ với nhân viên "những công nghệ quan trọng" cần được lưu ý bảo vệ. Do việc giao dịch với Trung Quốc hay Mỹ đều khó có thể tránh khỏi trong thời đại ngày nay. Họ ngày càng ưu tiên thực hiện các biện pháp chống rò rỉ thông tin. Có 26 công ty cho biết đã thực hiện hạn chế tham gia những liên doanh mà đối tác thuộc diện tình nghi.
Có thiểu số gồm 6 công ty phản hồi rằng họ không có biện pháp nào để đề phòng. Nhìn chung, các công ty đang dần nâng cao ý thức bảo vệ bí mật công nghệ của mình khi làm ăn với nước ngoài. Lo ngại bị rò rỉ đang lan rộng trong ngành, khi Mỹ liên tục công kích Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại và công nghệ từ các công ty trong nước.
Hãng thông tấn Kyodo cho hay, nhiều công ty Nhật Bản đã hành động theo đề nghị của chính phủ. Trong bối cảnh căng thẳng lên cao giữa Trung Quốc và Mỹ, Nhật Bản cũng dấy lên lo ngại bị mất cắp bí mật thương mại. Ngoài ra, cũng còn để giảm bớt rủi ro cho chuỗi cung ứng y tế khi đại dịch bùng phát, tránh đặt hết các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc gây ra thiếu hụt.
Khoảng 42 công ty, tức 44% trong tổng số 96 công ty, cho biết đang tiến hành đa dạng nguồn cung ứng, chuyển dịch từ Trung Quốc sang các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Đông Nam Á, được hứa hẹn là cứ điểm gia công đang lên. Dựa theo một khảo sát với 150 công ty lớn trên sàn chứng khoán, trong đó 96 bên đã phản hồi do Kyodo thực hiện. Có những cái tên nổi tiếng xác nhận kế hoạch như Canon, Toyota, KDDI, NEC,...
Công nhân làm việc tại một xưởng sản xuất ở Trung Quốc (ảnh: Kyodo News)
Chính phủ Nhật đang tích cực thúc giục các công ty chuyển dây chuyển sản xuất về quê nhà, hoặc tới các nước lân cận, nhằm tránh tạo mối liên kết khăng khít với Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có ba công ty cho biết đang thu hẹp quy mô hoặc rút khỏi thị trường này. Phản ánh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với họ. Có 8 người thì nói đang cân nhắc kỹ hơn.
Khoảng 60% cho biết đang tiến hành đào tạo trong nội bộ công ty, nhằm xác định rõ với nhân viên "những công nghệ quan trọng" cần được lưu ý bảo vệ. Do việc giao dịch với Trung Quốc hay Mỹ đều khó có thể tránh khỏi trong thời đại ngày nay. Họ ngày càng ưu tiên thực hiện các biện pháp chống rò rỉ thông tin. Có 26 công ty cho biết đã thực hiện hạn chế tham gia những liên doanh mà đối tác thuộc diện tình nghi.
Có thiểu số gồm 6 công ty phản hồi rằng họ không có biện pháp nào để đề phòng. Nhìn chung, các công ty đang dần nâng cao ý thức bảo vệ bí mật công nghệ của mình khi làm ăn với nước ngoài. Lo ngại bị rò rỉ đang lan rộng trong ngành, khi Mỹ liên tục công kích Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại và công nghệ từ các công ty trong nước.
Theo Vn review