Các hãng chip có thể không còn sự lựa chọn khi Mỹ gia tăng những biện pháp hạn chế xuất khẩu vật liệu và công nghệ quan trọng sang Trung Quốc.
Samsung Electronics và SK Hynix có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các công ty Trung Quốc, dù quốc gia này là nơi đặt nhiều cơ sở sản xuất bán dẫn lớn của họ. Trong lúc chính phủ Hàn Quốc đang dè chừng chưa dám ngả về phía nào trong "cuộc chạy đua vũ trang" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đang phải điều chỉnh chiến lược nghiêng về Mỹ.
Một nguồn tin giấu tên trong ngành bán dẫn cho biết: "Việc Samsung Electronics và SK Hynix cắt nguồn cung chip cho Huawei sau lệnh trừng phạt từ thời tổng thống Trump cho thấy, họ đang tuân theo chính sách của Mỹ. Họ không đề cập rõ ràng nhưng họ đứng về phía Mỹ và chọn hành động theo cách đó, vì Mỹ và các đồng minh gồm Nhật Bản và Hà Lan đều có mối liên quan chặt chẽ với công cụ và thành phần chế tạo chip cao cấp".
Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã cấm bán các linh kiện có công nghệ Mỹ cho Huawei và SMIC. Những hạn chế này đã khiến doanh nghiệp Hàn Quốc gần như không thể "làm ăn" với khách hàng đại lục nằm trong danh sách đen. Vì lo ngại các đồng minh kia sẽ chấm dứt cho họ tiếp cận những công nghệ bán dẫn quan trọng.
Nguồn tin từ một nhà sản xuất thiết bị địa phương cho biết: "Ảnh hưởng của Mỹ đối với thiết bị bán dẫn là đáng kể vì họ chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên thị trường".
Thuận theo chính sách của Mỹ thì sống?
Các khoản đầu tư cơ sở vật chất cuối cùng được các công ty Hàn Quốc thực hiện trên đất Trung Quốc là từ năm 2019, khi đó tổng thống Donald Trump vẫn chưa thắt chặt xuất khẩu thiết bị bán dẫn do Mỹ sản xuất sang Trung Quốc.
Samsung Electronics đã công bố khoản đầu tư 8 tỷ USD vào nhà máy chip của hãng ở Tây An vào năm 2019 để mở rộng sản lượng bộ nhớ flash NAND. Trong khi đó, SK Hynix đã hoàn thành việc mở rộng nhà máy sản xuất bộ nhớ DRAM ở Vô Tích, Giang Tô,- cùng năm đó sau khi chi 857 triệu USD cho cơ sở này.
Một nguồn tin khác cho biết: "SK hynix không có kế hoạch mở rộng sản lượng chip của các nhà máy DRAM ở Vô Tích". Samsung Electronics hiện cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc là điểm đến ưa thích của các dây chuyền sản xuất chip nhớ do giá bất động sản và chi phí nhân công tương đối thấp. Với Samsung Electronics và SK Hynix, đây là quốc gia duy nhất bên ngoài Hàn Quốc có nhà máy sản xuất chip nhớ.
Tuy vậy, kế hoạch đầu tư của các công ty này hiện đang phụ thuộc khá nhiều vào động thái của chính quyền Biden.
Một khuyến nghị do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo Mỹ (một ủy ban cố vấn thuộc Quốc hội Mỹ do cựu CEO Google, Eric Schmidt chủ trì) đã kêu gọi chính phủ Mỹ làm việc với các đồng minh, nhằm ngăn chặn cung cấp trang thiết bị chế tạo bán dẫn quan trọng cho Trung Quốc. Ví dụ điều chỉnh quy trình cấp phép xuất khẩu của những quốc gia chế tạo thiết bị bán dẫn, bao gồm Hà Lan, Nhật Bản và Mỹ.
Đề xuất này là một bước tiến vượt ra xa khỏi các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu thiết bị EUV, do ASML của Hà Lan độc quyền, cung cấp cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Trong dòng chảy ngành bán dẫn, Nhật, Mỹ và Hà Lan đứng ở thượng nguồn nắm giữ thiết bị và công nghệ lõi, Trung Quốc và Hàn Quốc nằm ở hạ nguồn, ứng dụng tạo ra sản phẩm.
Nếu chính phủ Mỹ mở rộng hạn chế xuất khẩu bao gồm cả kỹ thuật quang khắc nhúng ArF, Samsung và SK Hynix lập tức không thể mở rộng cơ sở sản xuất chip nhớ tại Trung Quốc. Vì họ không còn nhập khẩu được những thiết bị quan trọng cho tổ hợp nhà máy đặt tại nước này nữa, vốn được mua từ bên ngoài.
Samsung Electronics có thể không ưu tiên mở rộng tại Trung Quốc vì bộ nhớ flash NAND hiện không còn thiếu. Công ty cũng có đủ đất ở Pyeongtaek, Gyeonggi, nơi nhà máy P3 đang được xây dựng. Vẫn còn đủ quỹ đất để xây thêm ba nhà máy nữa.
Samsung Electronics và SK Hynix có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các công ty Trung Quốc, dù quốc gia này là nơi đặt nhiều cơ sở sản xuất bán dẫn lớn của họ. Trong lúc chính phủ Hàn Quốc đang dè chừng chưa dám ngả về phía nào trong "cuộc chạy đua vũ trang" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đang phải điều chỉnh chiến lược nghiêng về Mỹ.
Một nguồn tin giấu tên trong ngành bán dẫn cho biết: "Việc Samsung Electronics và SK Hynix cắt nguồn cung chip cho Huawei sau lệnh trừng phạt từ thời tổng thống Trump cho thấy, họ đang tuân theo chính sách của Mỹ. Họ không đề cập rõ ràng nhưng họ đứng về phía Mỹ và chọn hành động theo cách đó, vì Mỹ và các đồng minh gồm Nhật Bản và Hà Lan đều có mối liên quan chặt chẽ với công cụ và thành phần chế tạo chip cao cấp".
Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã cấm bán các linh kiện có công nghệ Mỹ cho Huawei và SMIC. Những hạn chế này đã khiến doanh nghiệp Hàn Quốc gần như không thể "làm ăn" với khách hàng đại lục nằm trong danh sách đen. Vì lo ngại các đồng minh kia sẽ chấm dứt cho họ tiếp cận những công nghệ bán dẫn quan trọng.
Nguồn tin từ một nhà sản xuất thiết bị địa phương cho biết: "Ảnh hưởng của Mỹ đối với thiết bị bán dẫn là đáng kể vì họ chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên thị trường".
Thuận theo chính sách của Mỹ thì sống?
Các khoản đầu tư cơ sở vật chất cuối cùng được các công ty Hàn Quốc thực hiện trên đất Trung Quốc là từ năm 2019, khi đó tổng thống Donald Trump vẫn chưa thắt chặt xuất khẩu thiết bị bán dẫn do Mỹ sản xuất sang Trung Quốc.
Samsung Electronics đã công bố khoản đầu tư 8 tỷ USD vào nhà máy chip của hãng ở Tây An vào năm 2019 để mở rộng sản lượng bộ nhớ flash NAND. Trong khi đó, SK Hynix đã hoàn thành việc mở rộng nhà máy sản xuất bộ nhớ DRAM ở Vô Tích, Giang Tô,- cùng năm đó sau khi chi 857 triệu USD cho cơ sở này.
Một nguồn tin khác cho biết: "SK hynix không có kế hoạch mở rộng sản lượng chip của các nhà máy DRAM ở Vô Tích". Samsung Electronics hiện cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc là điểm đến ưa thích của các dây chuyền sản xuất chip nhớ do giá bất động sản và chi phí nhân công tương đối thấp. Với Samsung Electronics và SK Hynix, đây là quốc gia duy nhất bên ngoài Hàn Quốc có nhà máy sản xuất chip nhớ.
Tuy vậy, kế hoạch đầu tư của các công ty này hiện đang phụ thuộc khá nhiều vào động thái của chính quyền Biden.
Một khuyến nghị do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo Mỹ (một ủy ban cố vấn thuộc Quốc hội Mỹ do cựu CEO Google, Eric Schmidt chủ trì) đã kêu gọi chính phủ Mỹ làm việc với các đồng minh, nhằm ngăn chặn cung cấp trang thiết bị chế tạo bán dẫn quan trọng cho Trung Quốc. Ví dụ điều chỉnh quy trình cấp phép xuất khẩu của những quốc gia chế tạo thiết bị bán dẫn, bao gồm Hà Lan, Nhật Bản và Mỹ.
Đề xuất này là một bước tiến vượt ra xa khỏi các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu thiết bị EUV, do ASML của Hà Lan độc quyền, cung cấp cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Trong dòng chảy ngành bán dẫn, Nhật, Mỹ và Hà Lan đứng ở thượng nguồn nắm giữ thiết bị và công nghệ lõi, Trung Quốc và Hàn Quốc nằm ở hạ nguồn, ứng dụng tạo ra sản phẩm.
Nếu chính phủ Mỹ mở rộng hạn chế xuất khẩu bao gồm cả kỹ thuật quang khắc nhúng ArF, Samsung và SK Hynix lập tức không thể mở rộng cơ sở sản xuất chip nhớ tại Trung Quốc. Vì họ không còn nhập khẩu được những thiết bị quan trọng cho tổ hợp nhà máy đặt tại nước này nữa, vốn được mua từ bên ngoài.
Samsung Electronics có thể không ưu tiên mở rộng tại Trung Quốc vì bộ nhớ flash NAND hiện không còn thiếu. Công ty cũng có đủ đất ở Pyeongtaek, Gyeonggi, nơi nhà máy P3 đang được xây dựng. Vẫn còn đủ quỹ đất để xây thêm ba nhà máy nữa.
Theo VN review