Các công ty bán dẫn Trung Quốc chuyển trọng tâm sang Malaysia

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Đây là một bước quan trọng giúp các công ty thoát khỏi mối lo ngại về lệnh trừng phạt từ Mỹ đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.

Theo tiết lộ của Reuters, Malaysia đang nhanh chóng trở thành điểm đến ưu tiên của nhiều công ty thiết kế chất bán dẫn Trung Quốc. Các công ty này đang đặc biệt tìm kiếm các công ty đóng gói chip của Malaysia để lắp ráp các bộ xử lý đồ họa (GPU) nhằm đa dạng hóa hoạt động lắp ráp và giảm thiểu rủi ro.

Cụ thể, các yêu cầu chỉ tập trung vào việc lắp ráp, loại trừ chế tạo các tấm wafer. Một số hợp đồng đã được hoàn tất, dù vậy tên của các công ty liên quan vẫn được giấu kín do thỏa thuận bảo mật.

malaysia-trung-quoc-17030406328841228835547.jpeg

Malaysia luôn muốn trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu​

Những nghi ngờ về việc Mỹ ngày càng gia tăng hạn chế đối với GPU cao cấp đã thúc đẩy các công ty thiết kế chất bán dẫn Trung Quốc tìm kiếm lựa chọn dịch vụ đóng gói tại nước ngoài. Điều này là do những lo ngại về khả năng tiếp cận công nghệ của Trung Quốc với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, siêu máy tính và sử dụng quân sự.

Malaysia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, hiệu quả chi phí, lực lượng lao động lành nghề và thiết bị tiên tiến. Unisem hiện là công ty đóng gói chip nổi tiếng của quốc gia này. Bất chấp những lo ngại tiềm ẩn về sự phản đối của Mỹ, những công ty như Unisem vẫn duy trì tính hợp pháp và tuân thủ các giao dịch kinh doanh.

Trung Quốc còn đặt mục tiêu nâng cao thị phần của mình trên thị trường lắp ráp, đóng gói bán dẫn và thử nghiệm trên toàn cầu, một số công ty sản xuất chip lớn đã công bố kế hoạch mở rộng trong khu vực. Khi những bất ổn chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn, các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ đang nỗ lực thu hút các công ty chuyển cơ sở sản xuất chip đến với mình.

Trong nửa thế kỷ qua, Malaysia đã định vị chiến lược là nước đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn trên toàn thế giới. Hiện quốc gia này đáp ứng khoảng 13% nhu cầu đóng gói, thử nghiệm toàn cầu và đang đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 15% vào năm 2030. Vào tháng 8, hãng Infineon của Đức nói sẽ đầu tư 5 tỉ EUR (tương đương 5,4 tỉ USD) để mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Malaysia.

Theo Thanh Niên​

 
Bên trên