Thanksforsharing
Moderator
Mount một ổ đĩa cứng là một cụm từ thường được sử dụng để mô tả một kỹ thuật nâng cao về quản lý ổ đĩa. Nó thường được ưa chuộng sử dụng trong các máy chủ mà trong đó việc tổ chức quản lý các ổ đĩa cứng phức tạp và lớn. Một ổ đĩa cứng khi được mount nó sẽ ánh xạ tới một thư mục trống trên một phân vùng khác đã được định dạng với filesystem (hệ thống tập tin) là NTFS. Xin lưu ý là chỉ có thể sử dụng trong NTFS. Khi được mount nó thường được gán nhãn hoặc tên thay vì một ký tự ổ đĩa.
Lợi ích của việc mount một drive trong Windows đã được tôi nhắc nhiểu trong các bài của tôi về quản lý dữ liệu. Vì vậy tôi xin lỗi không nhắc lại nữa. Ở bài này ta chỉ chú ý về cách mount một drive trong Windows như thế nào.
Khi mount một HDD nào đó, ta thường gặp 2 trường hợp: mount một drive mới lắp vào máy và mount một drive đang có chứa sẵn dữ liệu trong máy.
Tôi sẽ hướng dẫn các bạn đi qua cả hai tình huống này luôn, để khi gặp trong thực tế bạn không bị bối rối.
Máy làm ví dụ minh họa của tôi có tất cả 5 HDD. Trong đó 1 HDD (Disk 0) là ổ chứa OS, 2 HDD (Disk 1 và 2) thì đang chứa dữ liệu trong đó Disk 1 (ổ D) đang chứa phim Bluray và HDMovies, 2 ổ còn lại (Disk 3 và 4) thì còn mới tinh khôi mới lắp vào máy chưa format. Xin xem hình.
Ổ D
Ổ E
Bạn cũng có thể mount một partition trong Windows, nhưng vì theo yêu cầu của nhiều bạn muốn mount các ổ đĩa nhằm hướng tới việc xây dựng hệ thống lưu trữ hoàn chỉnh chạy trên các software Raid (SnapRaid, FlexRaid, ...) trong Windows. Do đó tôi chú trọng đến việc mount hẳn cả một ổ cứng hơn.
I. Chuẩn bị
Đầu tiên, như đã nói ở trên, để mount được một drive ta phải tiến hành đặt tên (gán nhãn) cho cái ổ đĩa mà mình định mount.
Tôi tạo một thư mục mới và đặt tên là mount trong ổ C, trong thư mục này tôi lần lượt tạo thêm 4 thư mục con sẽ là đại diện cho 4 ổ cứng mà tôi sắp mount đây. Đặt tên chúng lần lượt là Data1, Data2, Data3 và Parity.
II. Tiến hành mount một ổ đã có sẵn dữ liệu
Vào Disk Management: Chuột phải vào My Computer, click Manage. Một khi vào được màn hình Computer Management, click chuột vào Dish Management ở cột trái. Vì cái này quá dễ nên tôi không muốn đưa hình vào đây làm gì dài dòng lắm.
1/ Tiến hành mount Disk 1 (tức ổ đĩa D chứa phim):
Chuột phải lên chữ D, xong click “Change Drive Letter and Paths...”
Xong click nút “Add”
Chọn “Mount in the following empty NTFS folder”, đoạn click “Browse”
Mò bắt đầu từ ổ C sau đó bắt lần lần qua mount rồi cuối cùng chọn “Data1”
Đến đây ta chỉ cần click nút “OK”.
Vô thư mục mount ở ổ C, lúc này ta sẽ thấy thư mục Data1 được Windows xem như là đại diện cho ổ D rồi đó.
Và cũng vì ta đã có thư mục Data1 đang làm đại diện cho ổ D (Disk 1), do đó để làm sạch sẽ tránh quá nhiểu ký tự ổ đĩa lằng nhằng trong My Computer, lúc này ta có thể bỏ ký tự ổ D đi. Vào lại phần “Change Drive Letter and Paths...” của ổ D. Click chọn “D” đoạn click nút “Remove”.
Click “Yes” để xác nhận bỏ ký tự ổ D đi.
Trở ra My Computer bạn sẽ thấy ổ D bây giờ biến mất. Nhìn thấy gọn gàng lại chút rồi.
Nhưng mà bà cụ nó, nhìn cũng thấy ớn càng quá, bao nhiêu dữ liệu phim đủ thứ của mình trong ổ D mình tích lũy bao lâu nay giờ không thấy nữa nên trong lòng cũng cảm thấy lo lo. Chạy lẹ cái qua thư mục Data1 xem có thật sự các bộ phim của mình có còn đó không....
Hú vía, tụi nó vẫn còn đây.
Vậy là an tâm rồi, bây giờ chúng ta cũng làm tương tự y chang như vậy đối với ổ E nghen. Dễ ẹt phải không các bạn?
2/ Tiến hành mount Disk 2 (tức ổ đĩa E chứa nhạc):
Tiến hành làm từng bước cũng giống như ổ cứng chứa phim ở trên thôi. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy lúc này chỉ còn có mình ổ C trong My Computer mà thôi. Nhìn thấy sạch mắt gì đâu.
Kiểm tra lần nữa với thư mục Data2 đại diện cho ổ E.
Coi như ta tạm xong phần mount các ổ cứng đang chứa dữ liệu.
III. Tiến hành mount một drive mới
Mount một drive mới thì có phần dễ hơn một chút tức không phải làm công đoạn loại bỏ ký tự ổ đĩa, nhưng tốn thêm 1 chút thời gian chờ đợi để máy format (định dạng) cái ổ mới này.
1/ Tiến hành mount Disk 3
Nếu bạn đang chuẩn bị dựng software Raid (SnapRaid hay FlexRaid), thì đồng thời với việc mount một ổ cứng, bạn cũng nên chọn lấy những ổ cứng nào có dung lượng lớn nhất để gán cho thư mục có tên là Parity (đó là luật bắt buộc). Trong máy tôi lấy làm ví dụ minh họa thì ngoài ổ C ra, thì Disk 3 là có dung lượng lớn nhất (640GB). Do đó tôi sẽ gán nó cho thư mục Parity. OK?
Đầu tiên cũng vào Disk Management, chọn Disk 3, xong nhấp chuột phải lên nó. Click chọn “New Simple Volume...”
Xong nhấn “Next”
Xong nhấn “Next” cái nữa
Lúc này bạn sẽ chọn “Mount in the following empty NTFS folder”. Xong nhất nút “Browse”
Lúc này cũng lần mò trong ổ C để tìm rồi chọn thư mục có tên “Parity”. Click “OK”.
Sau khi xác định đúng vị trí và tên thư mục, tiếp tục nhấn nút “Next”
Lúc này Windows đòi buộc ta phải format cái ổ mới này. Chơi lun! Để nguyên các mặc định như vậy, chỉ thay là đổi cái tên trong Volume lable thành Parity mà thôi. Xong nhấn “Next” tiếp.
Ngồi chờ khoảng năm mười giây chờ cho máy format ổ cứng này xong, ta nhấp nút “Finish” để kết thúc.
Trở về Disk Magagement, ta sẽ thấy lúc này Disk 3 đã được máy nhận ra và sẵn sàng chứa dữ liệu.
Trở qua thư mục mount kiểm tra cái nữa ta cũng thấy thư mục Parity cũng đang đại diện cho Disk 3 mà mình vừa format.
2/ Tiến hành mount Disk 4
Cái này thì cũng giống in hệt như thằng trên thôi. Chỉ khác ở phần đặt tên. Bạn muốn đặt tên cho nó là gì tùy ý bạn coi xem mai mốt cái ổ này sẽ chứa loại dữ liệu nào. Ở đây tôi chọn cái tên cho nó là Linh Tinh (vì đã có Phim, Nhạc rồi) mai mốt để chứa mấy thứ cũng ... linh tinh luôn.
Cuối cùng khi vào kiểm tra trong Disk Management bạn sẽ thấy nó thế này.
Còn khi vào thư mục mount thì sẽ như thế này.
Nếu như bạn có nhiều hơn 4 HDD như ở trên thì cứ tiếp tục tiến hành cho đến khi nào hết thì thôi. Và dĩ nhiên trong quá trình làm thì tùy theo ổ cứng đó có chứa dữ liệu sẵn hay không mà lựa chọn cách thức mount cho phù hợp nhằm tránh format các ổ đã có chứa dữ liệu.
Cách đặt tên thư mục là tùy hỷ theo bạn thôi miễn sao nó gợi nhớ một chút.
Một lần nữa xin nhắc lại, nếu bạn sẽ sử dụng RAID, thì phải mount các ổ cứng lớn nhất gán cho nó là Parity để sau này dễ quản lý.
Và cũng kể từ đây, mỗi khi bạn muốn kiểm tra dung lượng còn lại của mổi ổ cứng, bạn nên vào Disk Management, tất cả mọi thứ bạn cần thấy đều ở đó. Đừng vào các thư mục đại diện của nó. Nó sẽ chỉ là ảo thôi.
Vậy là xong. Cho dù máy server của bạn có 2 cái HDD cũng vậy mà 200 HDD cũng vậy, mỗi khi vào My Computer thì bạn chỉ thấy có ổ C mà thôi, cùng lắm là thêm một hai ký tự ổ cho USB ở cắm ngoài hoặc Optical drive mà thôi. Người khác trông vào sẽ khen mình ... dân Pro mặc dù làm mấy cái chiện này chẳng cần phải Pro mới làm được, phải không các bạn?
Chúc các bạn may mắn nhé. Good luck!
Lợi ích của việc mount một drive trong Windows đã được tôi nhắc nhiểu trong các bài của tôi về quản lý dữ liệu. Vì vậy tôi xin lỗi không nhắc lại nữa. Ở bài này ta chỉ chú ý về cách mount một drive trong Windows như thế nào.
Khi mount một HDD nào đó, ta thường gặp 2 trường hợp: mount một drive mới lắp vào máy và mount một drive đang có chứa sẵn dữ liệu trong máy.
Tôi sẽ hướng dẫn các bạn đi qua cả hai tình huống này luôn, để khi gặp trong thực tế bạn không bị bối rối.
Máy làm ví dụ minh họa của tôi có tất cả 5 HDD. Trong đó 1 HDD (Disk 0) là ổ chứa OS, 2 HDD (Disk 1 và 2) thì đang chứa dữ liệu trong đó Disk 1 (ổ D) đang chứa phim Bluray và HDMovies, 2 ổ còn lại (Disk 3 và 4) thì còn mới tinh khôi mới lắp vào máy chưa format. Xin xem hình.
Ổ D
Ổ E
Bạn cũng có thể mount một partition trong Windows, nhưng vì theo yêu cầu của nhiều bạn muốn mount các ổ đĩa nhằm hướng tới việc xây dựng hệ thống lưu trữ hoàn chỉnh chạy trên các software Raid (SnapRaid, FlexRaid, ...) trong Windows. Do đó tôi chú trọng đến việc mount hẳn cả một ổ cứng hơn.
I. Chuẩn bị
Đầu tiên, như đã nói ở trên, để mount được một drive ta phải tiến hành đặt tên (gán nhãn) cho cái ổ đĩa mà mình định mount.
Tôi tạo một thư mục mới và đặt tên là mount trong ổ C, trong thư mục này tôi lần lượt tạo thêm 4 thư mục con sẽ là đại diện cho 4 ổ cứng mà tôi sắp mount đây. Đặt tên chúng lần lượt là Data1, Data2, Data3 và Parity.
II. Tiến hành mount một ổ đã có sẵn dữ liệu
Vào Disk Management: Chuột phải vào My Computer, click Manage. Một khi vào được màn hình Computer Management, click chuột vào Dish Management ở cột trái. Vì cái này quá dễ nên tôi không muốn đưa hình vào đây làm gì dài dòng lắm.
1/ Tiến hành mount Disk 1 (tức ổ đĩa D chứa phim):
Chuột phải lên chữ D, xong click “Change Drive Letter and Paths...”
Xong click nút “Add”
Chọn “Mount in the following empty NTFS folder”, đoạn click “Browse”
Mò bắt đầu từ ổ C sau đó bắt lần lần qua mount rồi cuối cùng chọn “Data1”
Đến đây ta chỉ cần click nút “OK”.
Vô thư mục mount ở ổ C, lúc này ta sẽ thấy thư mục Data1 được Windows xem như là đại diện cho ổ D rồi đó.
Và cũng vì ta đã có thư mục Data1 đang làm đại diện cho ổ D (Disk 1), do đó để làm sạch sẽ tránh quá nhiểu ký tự ổ đĩa lằng nhằng trong My Computer, lúc này ta có thể bỏ ký tự ổ D đi. Vào lại phần “Change Drive Letter and Paths...” của ổ D. Click chọn “D” đoạn click nút “Remove”.
Click “Yes” để xác nhận bỏ ký tự ổ D đi.
Trở ra My Computer bạn sẽ thấy ổ D bây giờ biến mất. Nhìn thấy gọn gàng lại chút rồi.
Nhưng mà bà cụ nó, nhìn cũng thấy ớn càng quá, bao nhiêu dữ liệu phim đủ thứ của mình trong ổ D mình tích lũy bao lâu nay giờ không thấy nữa nên trong lòng cũng cảm thấy lo lo. Chạy lẹ cái qua thư mục Data1 xem có thật sự các bộ phim của mình có còn đó không....
Hú vía, tụi nó vẫn còn đây.
Vậy là an tâm rồi, bây giờ chúng ta cũng làm tương tự y chang như vậy đối với ổ E nghen. Dễ ẹt phải không các bạn?
2/ Tiến hành mount Disk 2 (tức ổ đĩa E chứa nhạc):
Tiến hành làm từng bước cũng giống như ổ cứng chứa phim ở trên thôi. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy lúc này chỉ còn có mình ổ C trong My Computer mà thôi. Nhìn thấy sạch mắt gì đâu.
Kiểm tra lần nữa với thư mục Data2 đại diện cho ổ E.
Coi như ta tạm xong phần mount các ổ cứng đang chứa dữ liệu.
III. Tiến hành mount một drive mới
Mount một drive mới thì có phần dễ hơn một chút tức không phải làm công đoạn loại bỏ ký tự ổ đĩa, nhưng tốn thêm 1 chút thời gian chờ đợi để máy format (định dạng) cái ổ mới này.
1/ Tiến hành mount Disk 3
Nếu bạn đang chuẩn bị dựng software Raid (SnapRaid hay FlexRaid), thì đồng thời với việc mount một ổ cứng, bạn cũng nên chọn lấy những ổ cứng nào có dung lượng lớn nhất để gán cho thư mục có tên là Parity (đó là luật bắt buộc). Trong máy tôi lấy làm ví dụ minh họa thì ngoài ổ C ra, thì Disk 3 là có dung lượng lớn nhất (640GB). Do đó tôi sẽ gán nó cho thư mục Parity. OK?
Đầu tiên cũng vào Disk Management, chọn Disk 3, xong nhấp chuột phải lên nó. Click chọn “New Simple Volume...”
Xong nhấn “Next”
Xong nhấn “Next” cái nữa
Lúc này bạn sẽ chọn “Mount in the following empty NTFS folder”. Xong nhất nút “Browse”
Lúc này cũng lần mò trong ổ C để tìm rồi chọn thư mục có tên “Parity”. Click “OK”.
Sau khi xác định đúng vị trí và tên thư mục, tiếp tục nhấn nút “Next”
Lúc này Windows đòi buộc ta phải format cái ổ mới này. Chơi lun! Để nguyên các mặc định như vậy, chỉ thay là đổi cái tên trong Volume lable thành Parity mà thôi. Xong nhấn “Next” tiếp.
Ngồi chờ khoảng năm mười giây chờ cho máy format ổ cứng này xong, ta nhấp nút “Finish” để kết thúc.
Trở về Disk Magagement, ta sẽ thấy lúc này Disk 3 đã được máy nhận ra và sẵn sàng chứa dữ liệu.
Trở qua thư mục mount kiểm tra cái nữa ta cũng thấy thư mục Parity cũng đang đại diện cho Disk 3 mà mình vừa format.
2/ Tiến hành mount Disk 4
Cái này thì cũng giống in hệt như thằng trên thôi. Chỉ khác ở phần đặt tên. Bạn muốn đặt tên cho nó là gì tùy ý bạn coi xem mai mốt cái ổ này sẽ chứa loại dữ liệu nào. Ở đây tôi chọn cái tên cho nó là Linh Tinh (vì đã có Phim, Nhạc rồi) mai mốt để chứa mấy thứ cũng ... linh tinh luôn.
Cuối cùng khi vào kiểm tra trong Disk Management bạn sẽ thấy nó thế này.
Còn khi vào thư mục mount thì sẽ như thế này.
Nếu như bạn có nhiều hơn 4 HDD như ở trên thì cứ tiếp tục tiến hành cho đến khi nào hết thì thôi. Và dĩ nhiên trong quá trình làm thì tùy theo ổ cứng đó có chứa dữ liệu sẵn hay không mà lựa chọn cách thức mount cho phù hợp nhằm tránh format các ổ đã có chứa dữ liệu.
Cách đặt tên thư mục là tùy hỷ theo bạn thôi miễn sao nó gợi nhớ một chút.
Một lần nữa xin nhắc lại, nếu bạn sẽ sử dụng RAID, thì phải mount các ổ cứng lớn nhất gán cho nó là Parity để sau này dễ quản lý.
Và cũng kể từ đây, mỗi khi bạn muốn kiểm tra dung lượng còn lại của mổi ổ cứng, bạn nên vào Disk Management, tất cả mọi thứ bạn cần thấy đều ở đó. Đừng vào các thư mục đại diện của nó. Nó sẽ chỉ là ảo thôi.
Vậy là xong. Cho dù máy server của bạn có 2 cái HDD cũng vậy mà 200 HDD cũng vậy, mỗi khi vào My Computer thì bạn chỉ thấy có ổ C mà thôi, cùng lắm là thêm một hai ký tự ổ cho USB ở cắm ngoài hoặc Optical drive mà thôi. Người khác trông vào sẽ khen mình ... dân Pro mặc dù làm mấy cái chiện này chẳng cần phải Pro mới làm được, phải không các bạn?
Chúc các bạn may mắn nhé. Good luck!
Thanksforsharing@HDVietnam