E thấy cái vụ có hạt muỗi trên phim HD trên 4r này đã nói rồi. Nếu các bác chưa biết thì e xin nói lại để các bác biết theo sự hiểu biết của e dựa trên nguồn sưu tầm trên internet.
I. Những hạt li ti thường gặp trong phim HD là gì vậy?
"Không hiểu sao khi xem phim HD, nếu nhìn kỹ thì thấy trong hình như có hàng vạn hạt nhỏ li ti li ti như ruồi muỗi ấy ạ, không được mịn chút nào. Các bác có cách nào làm cho chất lượng phim được mịn tối đa thì chỉ cho em với."
Đó chắc chắn là câu hỏi mà không ít người đã từng thắc mắc khi làm quen với HD. Xin được phép dùng 1 ít kiến thức hạn hẹp của mình để giải thích cho các bạn về vấn đề này.
Đa phần phim hiện nay đều dùng máy quay 35mm, và grain là đặc thù của phim nhựa dùng cho máy quay đó, tức là nó dính chết vào hình ảnh như hardsub vậy. Khi hãng sản xuất phim transfer từ phim nhựa sang bản digital để sản xuất thành blu-ray thì họ có thể:
Tẩy grain đi (còn được gọi là DNR), nhưng như thế sẽ làm mất đi chi tiết hình ảnh (vì grain đã là một phần của hình ảnh)
Giữ nguyên như nó vốn có.
Chính vì thế có phim có grain, có phim lại ko có. Với DVD do độ phân giải thấp nên ta ít thấy chúng nhưng với phim HD, do độ phân giải rất cao khiến cho sự hiện hữu của grain càng dễ phát hiện.
Việc các hãng phim dùng phương pháp DNR để chiều ý khách hàng mua BluRay bị rất nhiều người mê điện ảnh kịch liệt phản đối, vì như thế sẽ làm mất đi tính nghệ thuật của hình ảnh.
Đó là phim nhựa, thế còn phim quay bằng máy quay digital, như cái RED ONE này của SONY RED / Cameras thì sao ? Nó đã được dùng để quay các phim như Angels and Demons, Knowing, District 9 .... Bản chất máy quay digital không tạo ra grain vì mọi thứ lưu lại đã ở dạng digital. Nhưng tại sao những phim đó, như Angels and Demons chẳng hạn lại có grain? Đó chính là vì đạo diễn (hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất ) đã cố ý add grain vào. Mục đích của việc add grain vào bản digital là:
Tăng tính nghệ thuật của phim
Che đậy những kỹ xảo quá phô
Tóm lại, grain là một phần ko thể thiếu của phim. Bạn xem phim chứ không phải xem cảnh thật ngoài đời, grain chính là thứ giúp phân biệt 2 phạm trù đó. Xem phim có grain chính là cách thưởng thức phim đúng nghĩa nhất
II. Những gì bạn nên biết về "bit rates" khi quay phim.
Mỗi khi thực hiện bất cứ một thao tác nào với các thiết bị kỹ thuật số, bạn lại làm phát sinh một lượng dữ liệu nhất định, lượng dữ liệu này có đơn vị là bit và sẽ được lưu vào bộ nhớ flash, ổ đĩa DVD hay ổ cứng... Bit là đơn vị cơ bản của dữ liệu mà bạn đã biết ngay từ khi mới tiếp xức với máy tính, bit rates chính là tổng lượng dữ liệu được ghi lại trong mỗi giây, đơn vị của nó là megabit trên giây (1 megabit bằng 1 triệu bit) hay Mbps. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số bit rate trên máy quay kỹ thuật số.
Tại sao tôi lại phải quan tâm đến thông số này?
Việc điều khiển được bit rate sẽ giúp bạn quyết định chất lượng video mà mình quay cũng như thời lượng của video đó. Bit rate càng cao thì càng tốn bộ nhớ nhưng chất lượng sẽ cao hơn bit rate thấp. Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể chọn bit rate cho hợp lý.
Hầu hết các máy quay không cho chọn trực tiếp một con số bit rate nào đó mà nó chỉ hiển thị dưới dạng chất lượng cao, chất lượng trung bình hay thấp. Chất lượng cao thì thời gian quay sẽ ít hơn.
Độ phân giải liệu có liên quan?
Thành thật mà nói, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, hàng loạt máy quay có thể có cùng độ phân giải Full HD, tức là 1920x1080 nhưng chưa chắc chúng đã có chung một bit rate. Lấy ví dụ camera A chỉ có thể quay Full HD tại bit rate 15Mbps trong khi camera B cũng quay Full HD nhưng lại quay được ở 24Mbps. Nếu tất cả các thông số khác đều như nhau thì chắc chắn video quay từ máy A sẽ không đẹp bằng B.
Bộ nhớ lưu trữ:
Bit rate cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu máy quay của bạn dùng thẻ nhớ. Mỗi một thẻ nhớ đều có tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau và được biểu thị dưới con số MBps (megabyte trên giây, 1 byte=8bit nên 1 megabyte bằng 8 megabit). Hầu hết các máy quay dân dụng đều dừng ở 24Mbps, tức là tương đương với 3MBps. Nếu từng dùng thẻ SDHC thì bạn sẽ thấy nó chia ra thành nhiều tốc độ (class khác nhau), class 2 chính là bảo đảm thẻ có tốc độ truyền tải dữ liệu liên tục 2MBps trong khi class 4 là 4MBps. Nhìn chung, thẻ class 4 là đủ cho hầu hết các máy quay dân dụng, bạn không nhất thiết phải tiêu phí quá nhiều tiền vào thẻ nhớ nếu không tận dụng hết được tốc độ của nó.
Tôi nên ghi dữ liệu ở bit rate nào?
Bạn nên dùng bit rate cao nhất có thể nếu bộ nhớ còn cho phép ghi tiếp. Video chất lượng cao có thể dùng phần mềm để giảm chất lượng xuống nhưng chúng ta gần như không thể thực hiện theo chiều ngược lại.
Nguồn :st