Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Một bài báo thật hay các bác ạ, hảy đọc và suy ngẩm về nó hơn là đọc nhưng thứ về Hồ Ngọc Hà...

Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam.

Tác giả: Trực Ngôn
Bài đã được xuất bản.: 11/06/2010 07:00 GMT+7

Tuần này là sự trở lại của Trực Ngôn với những vui buồn trong phát ngôn và hành động của các nghị sĩ và nghệ sĩ Việt Nam.

Trung tâm hành chính Ba Vì - Màn trình diễn của các ảo thuật gia?

Hà Tây đột nhiên biến mất và rồi hiện ra với bộ mặt khác: Hà Nội. Người dân không phản đối chính sách ngày ấy. Nhưng cho tôi nói thật: họ không hiểu lý do cho dù chúng ta ra rả thuyết trình. Bây giờ khi đi qua hai thành phố Sơn Tây và Hà Đông, nhiều người vẫn ngơ ngác và mang trong lòng nỗi ám ảnh về hai thành phố chết trẻ nhất trên thế gian này. Bởi một chính sách lớn như sát nhập cả một tỉnh Hà Tây, một vùng đất của văn hoá vô cùng đặc sắc, vào Hà Nội mà hình như chẳng ai biết.

Vì thế, mới có chuyện người ta cứ "làm lễ" cho hai thị xã nói trên thành hai thành phố để rồi chưa đầy 9 tháng sau người ta lại đọc lời vĩnh biệt hai thành phố ấy.

Chuyện Hà Tây trở thành Hà Nội chưa kịp nguôi đi bởi thời gian thì người dân lại sững sờ khi chứng kiến màn trình diễn mới: Chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì.

Trong một cuộc thảo luận ở Quốc hội mới đây, những đại biểu QH cấp "đại cử tri" như Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng...đã phải kêu lên trước màn trình diễn ấy.

Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh nói: " Đó cũng là cách tạo cớ cho kẻ đầu cơ tăng giá đất đai. Có người còn bảo, nhiều cán bộ có trang trại lớn ở Ba Vì, muốn có đồ án này để đẩy giá lên, bán đi ôm tiền vào túi".

Câu nói này đúng là của một người đại diện cho dân. Vì đó là ý nghĩ của dân không chỉ khi có dự án chuyển TT hành chính quốc gia lên Ba Vì mà đó là ý nghĩ đã có từ biết bao năm nay rồi trước biết bao dự án. Thử hỏi có người dân nào được sở hữu những miếng "đất vàng" như thế không? Chúng ta có dám công khai những vùng đất đẹp nội ngoại thành Hà Nội đang thuộc về ai không? Tôi tin nhận định của đại biểu Phạm Quốc Anh. Xin đa tạ sự trung thực của ông.

Quả thực như đại biểu Nguyễn Văn Thuận thì nói như một tiếng thở dài não ruột: "Phải tạo chuyển biến rõ rệt nội đô cho đàng hoàng. Nội đô hiện nay cứ nay đào mai bới. Nhà cổ khi bảo giữ, lúc nói phá, không nhất quán".

Chỉ cái việc thiết thực trước mắt và không khó khăn gì lắm mà chúng ta cũng không làm ra hồn thế mà cứ bàn đến chuyện 100 năm sau. Nhưng ngẫm ra thì chẳng có gì ngạc nhiên. Bởi đó chỉ là màn diễn của các ảo thuật gia biến một vùng đất xa xôi thành một thế giới vàng...cho họ. Và đây đâu phải lần đầu tiên họ thể hiện màn trình diễn đó!

Quá nhiều đại biểu Quốc hội đã phân tích hợp tình hợp lý nhưng hình như vẫn chẳng có dấu hiệu gì thay đổi. Họ thấy một sự bất bình thường trong chuyện này. Có đại biểu phải kêu lên như một sự bất lực "Họp Thường vụ QH, tôi đã nêu câu hỏi, Bộ trưởng Xây dựng đã giải trình nhưng tôi vẫn chịu, không hiểu."

Không chỉ mình đại biểu kia không hiểu. Nhân dân cũng không hiểu vì sao lại thế cho dù họ hiểu vì sao người ta làm thế.

Ôi, các ảo thuật gia! Các ngài đã biến ruộng đồng của nhân dân thành sân golf, biến công viên thành khách sạn, biến hồ nước thành mặt bằng, biến 1 giường bệnh viện cho 1 bệnh nhân nằm thành một chiếc giường khổng lồ chứa được 3, 4 bệnh nhân, biến một trung tâm văn hoá thành khu chung cư cao cấp, biến nông dân nhiều khu vực thành những thị dân vô nghề nghiệp, biến những người chỉ sau một đêm có đến mấy bằng cử nhân, thạc sỹ...

Và nhân dân, những khán giả với hàng trăm, hàng nghìn lo toan, vất vả, thiếu thốn...đang đợi một ngày được các ngài biến giấc mơ giản dị của họ thành hiện thực.

Hội chứng IQ ở Việt Nam

Suốt mấy ngày nay, có biết bao nhiêu người Việt Nam đang đi trên đường, đang ăn trong quán, đang uống cà phê, đang cố thoát ra khỏi nạn tắc đường kẹt xe, đang đu mình trên ròng rọc qua sông đến trường, đang nhễ nhại mồ hôi vì mất điện, đang tìm cách chạy trường chạy lớp cho con cái, đang cười nói với bạn bè hoặc đang khóc lóc...bỗng chợt dừng lại, ngẩn ngơ rồi cứ sờ nắn đầu mình giống một người mù sờ nắn một vật thể lạ.

Có nguồn tin cho rằng việc sờ nắn đầu mình là do một căn bệnh lạ vừa tràn đến Việt Nam. Các chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ học Hà Nội nháo nhào tìm nguyên nhân căn bệnh. Nhưng họ đã thất bại. Cuối cùng người tìm ra bệnh lại là các nhà báo. Đó là căn bệnh mang tên IQ.

Căn bệnh này sinh ra từ các cuộc tranh luận trong Quốc hội về việc xây đường sắt cao tốc ở nước ta. Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội trái ngược nhau và có vẻ bất phân thắng bại.

Người ví xây đường sắt cao tốc giống như sự xuất hiện của một chàng trai trong truyện cổ để đánh thức nang công chúa "tiềm năng" của tỉnh mình đang ngủ trong rừng. Mà tỉnh nào cũng có một nàng công chúa "tiềm năng" đang ngủ li bì mà chưa biết cách nào cho nàng thực dậy. Thế là ai có cơ hội phát biểu đều kêu gọi hãy xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở tỉnh mình là hợp lý.

Người ví làm đường sắt cao tốc như xây móng nhà cho con cháu tương lai. Người bảo con cháu sẽ còng lưng, è cổ ra mà trả nợ. Có người lại bảo lên miền núi mà xem tàu cao tốc. Đó là việc các em học sinh phải dùng ròng rọc để qua sông đi học giống như các ninja Nhật Bản.

Nhưng cuối cùng, đại biểu Trần Tiến Cảnh kết luận: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".

Đại biểu Trần Tiến Cảnh: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc".
Nếu ông Trần Tiến Cảnh là dân thường thì việc quả quyết của ông "các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc" cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nhưng ông đang là đại diện của nhân dân. Chẳng lẽ ông đại diện cho nhân dân ủng hộ một việc mà con cháu của nhân dân chắc chắn sẽ phải tối mặt cày cấy và nuôi vịt đẻ trả nợ nhiều đời vì món tiền "khổng lồ" xây dựng đường sắt cao tốc.

Thiển nghĩ, nếu đại biểu QH nào đó không hiểu được vấn đề QH bàn luận thì "im lặng" là thể hiện lòng yêu nước, thương dân có hiệu quả nhất của họ.

Viết đến đây, Trực Ngôn tôi lại nhớ đến một đại biểu QH vốn người xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây cũ là ông Ấn. Ông Ấn là đại biểu QH và trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, như ông ấy kể, là ông ấy ăn trầu hết 1000 quả cau (đại biểu QH Ấn nghiện ăn trầu mà) nhưng không phát biểu một lần nào vì "mình biết gì đâu mà phát biểu". Ông Ấn là một người yêu nước, thương dân. Chứ ông ấy không biết gì mà cứ phát biểu thì...than ôi.

Một đại biểu QH tôi biết cũng yêu nước bằng cách không phát biểu gì vì không biết gì. Đó là một diễn viên Chèo của Hà Tây cũ. Khi tiếp xúc cử tri trong cuộc bầu cử QH năm ấy, đến đâu bà cũng chỉ nói "Em xin hát một điệu Chèo phục vụ bà con" vì bà đâu có biết nói về những vấn đề an sinh hay chiến lược phát triển văn hoá. Thấy bà mộc mạc, chân thành thế là nhân dân bỏ phiếu cho bà làm đại biểu QH.

Và trong nhiệm kỳ của mình, bà cũng không phát biểu một lời nào. Nhưng bà không được hát Chèo ở trong các kỳ họp QH. Chẳng lẽ ở Hội trường Ba Đình bà lại đứng lên hát một điệu Chèo về chính sách giáo dục hay quốc phòng ư. Ví dụ: Này bà con ơi...Sao ? Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ ? Không xưng danh thì ai biết là ai...Này i..i...à...í i.. ì, tôi.. đang đứng i..i.. ở Hội trường ì..i..i.. Nhưng nhân dân cũng công nhận bà là người yêu nước, thương dân vì không phát biểu gì.

Đại biểu Trần Tiến Cảnh nói "Việt Nam không phải nước nghèo". Đấy là ông Cảnh nói nhé chứ không phải tôi. Vậy nước ta là nước gì ? Không nghèo thì là giàu chứ gì hay là không giàu không nghèo chăng? Thôi chuyện này cũng chẳng nên nói thêm, mệt lắm rồi, trời lại đang nóng bức, điện lại đang cắt, đường lại đang tắc.

Nhưng hơn 50 tỉ đô la cho đường sắt cao tốc đâu phải chuyện đùa! Trong khi ấy, cơ sở hạ tầng của ngay Hà Nội này tồi tệ đến nhường nào. Đấy là chưa nói đến các vùng ngoại ô và vùng sâu vùng xa. Rồi tàu cao tốc chứ chạy tít mù nhanh nhất nhì thế giới còn nhân dân cứ dùng ròng rọc mà bay qua sông, cứ mặc áo mưa cho dù "trời không mưa nhưng cứ mặc áo mưa" để khỏi bụi, cứ bơi giữa thủ đô khi có một cơn mưa mùa hạ, cứ 3,4 bệnh nhân nằm chung một giường bệnh cho tình cảm, cứ đưa con đến siêu thị chơi vì không có công viên, vườn trẻ...thế nhé.

Một hành động để...mua vui cuối tuần

Nếu cứ viết Phát ngôn và Hành động mãi, Trực Ngôn tôi e rằng mình có thể bị tress vì mệt quá. Mệt vì tâm lý và tình cảm của mình cứ bị tấn công đột ngột giống như những cú sốc. Quả thực, chuyện TT hành chính quốc gia, chuyện đường tàu cao tốc, chuyện đặt hàng rào phân cách rồi lại gỡ ra, chuyện dự báo 3 năm nữa giáo dục đại học sẽ tốt lên, chuyện "anh về đây theo đường dây nào?" (Câu hỏi mà TS Hồ Bất Khuất đưa ra trong bài viết của mình về Bộ GD và ĐT được người dân chọn lựa làm câu hỏi chung cho mọi ngành vì đúng quá) làm tôi thực sự quá mệt.

Nhưng đâu phải mình tôi mệt. Qua theo dõi thấy các đại biểu QH còn mệt hơn nhiều vì cứ tranh luận mãi, chất vấn mãi mà chưa thấy hé lộ điều gì. Mệt vì mình chỉ thích nói những chuyện vui mà niềm vui hiếm quá.

Chính vì thế mà phần cuối này, Trực Ngôn xin trích bài viết của nhà thơ, hoạ sỹ Trần Nhương về đại hội nhà văn khu vực các tỉnh phía Bắc cho bạn đọc và cho cả cá nhân Trực Ngôn được giải trí một chút. Sau đây là nguyên văn bài viết của nhà thơ, hoạ sỹ Trần Nhương:

Thế là 5 năm trôi vèo như một thoáng mây qua cửa. Năm năm trước vào năm 2005 Đại hội diễn ra tại Yên Bái. Lần này giữa mùa hè nóng bức, các nhà văn ra biển Đồ Sơn để họp mặt. Thật là sáng kiến. Hình như Đồ Sơn vừa làm các nhà văn dịu dàng trước gió biển vừa làm họ nóng bừng trước những con sóng lẳng lơ.

Lâu lâu có buổi gặp mặt thật đầm ấm và đông đủ. Tôi gặp lại các bạn từ Lai Châu đến Ninh Bình. Chả biết thảo luận bàn bạc được gì không nhưng cứ bắt tay nhau một cái là sướng.

Nói vậy, nhưng ngẫm lại tôi vẫn hơi buồn vì hình như các nhà văn chúng ta không mấy người can dự vào đời sống xã hội đang nóng bỏng. Rất ít tiếng nói cùng nhân dân. Các nhà văn gần như người ngoài cuộc, e dè, sợ hãi một cái gì đó. Chúng ta đang tự bằng lòng với cái khuôn khổ mà lâu nay chúng ta bị tự do trong đó. Khi văn chương, nhà văn không đi cùng nhân dân, tất bật cùng họ, lo lắng cùng họ, không lên tiếng giúp họ tìm được quyền sống công bằng thì văn chương và thiên chức nhà văn hình như chưa trọn.

Cỗ xe Đại hội VIII đã bắt đầu vận hành. Mở đầu là đại hội khu vực Miền Bắc, tiếp đó là Bắc Miền Trung diễn ra tại Quảng Trị. Trung bình cứ 2 ngày một đại hội khu vực, làm sao để cuối tháng 6 là xong bước này. Vất vả thật, thương cho Chủ tịch và anh em cơ quan chạy như tầu hỏa cao tốc suốt dải đất nước dằng dặc.

Sáng 9-6-2010 đúng lúc khai mạc đại hội thì cúp điện. Đình Kính nói với phụ trách nhà khách Hải Yến liệu mà đi phong bì cho điện lực nếu không BTC sẽ cắt 30% tiền thuê đấy. Nhưng rồi điện vẫn cắt. Dự đại hội có cả đồng chí Ban Tuyên giáo, đồng chí phó chủ tịch Hải Phòng cũng cùng chịu nóng với các nhà văn.

Người ta có chạy máy nổ tạm cho hội trường nhưng vài cái quạt không thể vơi đi cái nóng.

Đại hội sắp khai mạc, tôi nhìn các nhà văn đang toát mồ hôi. Có lẽ các vị đang lo lắng cho đất nước chăng ?

Rồi cũng cứ chơi nóng mặc nóng, đại hội vẫn kiên cường cho đến 11 giờ trưa. Nhiều đại biểu bỏ ra ngoài, Pờ Sảo Mìn đi cùng Đinh Công Diệp, Phạm Xuân Trường kéo Nguyễn Tiến Lộc, Trần Nhương, Phạm Viết Đào đi uống nước dừa.

Tham luận có nét nhất là của nhà văn Trần Quốc Tiến (Nam Định) nhan đề Cái ngưỡng của văn chương đâu rồi. Đó là những lời nói tâm huyết của ông (vì chưa xếp chữ kịp nên TNc sẽ đưa lên sau). Còn mọi việc tiến hành và phát biểu vẫn xưa như thế kỉ trước. Ôi những người trí thức vào loại tiên tiến mà vẫn ngựa quen đường cũ...

Kết thúc buổi sáng là bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự cho ban chấp hành gồm có: Đình Kính (Hải Phòng), Thúy Quỳnh (Thái Nguyên), Bình Nguyên (Ninh Bình). Thế ra ở đâu giới thiệu đấy không được với sang các vùng khác, hình như cũng không ổn theo kiểu chào cờ xã ta. Chiều nay sẽ thăm dò chức Chủ tịch Hội. Chắc lại Hữu Thỉnh vì ông vẫn chưa oải, say việc, thích làm việc...

Buổi chiều tham luận của nhà thơ Đỗ Thị Tấc nói các nhà văn hãy về với các bản làng, thủy điện nhỏ, cây cao su đang giết chết các vùng văn hóa, các văn hóa tộc người. Người dân tộc cần một cánh rừng bên nhà cho chôn cất, cho miếng ăn. Chị nói vừa rồi chị về bản đã phải đi xe máy ra đầu bản để đi tè. Khổ thế, miền núi Tây Bắc đã bị mổ thịt. Xin lưu ý các bạn các thủy điện nhỏ đến 90% do Trung Quốc trúng thầu và xây dựng. Từng ngõ ngách bản nhỏ đều có người Tầu thì kinh hoàng...

Chủ tịch Hữu Thỉnh nói về bầu BCH, số lượng nên có đủ khoảng 15 người để có thường vụ. Người BCH phải có năng lực quản lí, có sức tập hợp để hội ta ấm áp, đoàn kết. Cứ oánh nhau như Thái Lan thì khách du lịch cũng bỏ đi. Nhà nước không tiếc tiền, có đoàn kết mới xin được tiền. Nhà văn Đình Kính đề nghị BCH cũ nên để lại 3 người Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Trần Đăng Khoa và giới thiệu một số nhà văn 3 miền có cả ông Bùi Công Minh chưa hội viên...

Nhà thơ Dư Thị Hoàn nói về việc Hội đã có nhiều hoạt động giao lưu với thế giới, hóa giải với các nhà văn cựu binh Mỹ. Với các nhà văn người Việt chúng ta chưa hòa giải được bao nhiêu. Hãy mở rộng để các nhà văn người Việt toàn thế giới gặp nhau hiểu nhau hơn, không phân biệt hai bên nữa...

Cuối chiều oi nồng lại nhiều ý kiến rất hay của Kim Chuông và các đồng nghiệp khác. Họ chê một số báo chí của Hội kể cả website rất cổ lỗ, mờ nhạt. Có mấy ý kiến nhắc đến biểu dương Trannhuong.com tại đại hội này nhưng nhà cháu ngại cái anh cá thể mà các bác nêu tên nhà cháu giữa nơi đại hội tưng bừng thế này mặc dù nhà cháu sướng trong bụng nhưng sợ Hội chả thích gì...

Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh lên tổng kết đại hội rất hùng hồn, rất phấn khích như Đại hội VIII đã thành công rực rỡ...Nghe nói ông ăn vội bữa liên hoan rồi phi thẳng lên Nội Bài để kịp bay vào Huế rồi ra Quảng Trị chỉ đạo Đại hội Bắc Miền Trung sẽ diễn ra ngày 11-6-2010. Gần 70 tuổi Hữu Thỉnh dẻo dai thật...

Lời bình nhỏ: Qua những dòng đơn giản và ngắn ngủi của nhà thơ, hoạ sỹ Trần Nhương, bà con đã thấy được phần nào chân dung nhà văn Việt Nam ta chưa ạ?

Nguồn http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/tu...at-gia-va-hoi-chung-IQ-o-Viet-Nam/4391912.epi
 

Roman

Member
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Thiển nghĩ, nếu đại biểu QH nào đó không hiểu được vấn đề QH bàn luận thì "im lặng" là thể hiện lòng yêu nước, thương dân có hiệu quả nhất của họ.

Thêm một định nghĩa về lòng yêu nước. "Im lặng" để người khác còn nhờ.
 
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Thêm một định nghĩa về lòng yêu nước. "Im lặng" để người khác còn nhờ.

Vâng thưa bác, nhiều kẻ ngu mà không biết mình ngu, đó mới thật sự là ngu đấy bác. Bác Hồ có nói câu đại ý thế này" Ngu xuẩn cộng với nhiệt tình thành phá hoại." Nhưng nhiệt tình của một số người, trong thời buổi này, không phải là vì nước , vì dân nữa...
 

dualshock

Member
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Thêm một định nghĩa về lòng yêu nước. "Im lặng" để người khác còn nhờ.

Hơi lạ. Nhưng mà đúng là nhiều lúc nghe mấy ông phát biểu chỉ muốn kêu lên là "câm m* m*y đi cho người ta nhờ"
Em chỉ ước mỗi cái đơn giản là lúc mưa đừng ngập đường. Thế thôi, chứ đường sắt cao tốc cao tiếc xa vời quá.
 
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

BÀI 2: Hai bác Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Thiện Nhân chém gió thành bão.

Sau Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh thì lại đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn, nói phét về kinh tế Việt Nam.

Theo VNN, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định về tương lai kinh tế Việt Nam “Phó Thủ tướng phấn khởi: "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng 6.000, lên 12.000 và sẽ đạt 20.000 năm 2050".

Chúng ta cứ giả định là con số thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1200 USD mặc dù theo ước tính của cả WB, IMF và CIA thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam đều chỉ khoảng 1060 USD trở xuống. Nhưng cứ giả định là con số của ta tốt hơn của Mỹ, tức là GDP bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, chúng ta thử tính xem tới năm 2020 liệu con số này có lên tới 3000 USD không?

Có thể tính tốc độ tăng GDP đầu người bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng bình quân trừ đi tốc độ tăng dân số. Trong năm 2005, tốc độ tăng dân số của Việt Nam là 1,35%. Giả sử rằng trong 10 năm tới, dân số Việt Nam tăng ổn định ở mức 1% mỗi năm thì tốc độ tăng trưởng GDP cần phải bao nhiêu để đạt tới mức thu nhập bình quân đầu người 3000 USD trong 10 năm tới. Gọi tăng trưởng GDP là g ta sẽ có công thức: 1200*(1+g-0.01)^10=3000.

Không khó có thể tính ra g=0.106 hay 10,6%. Như vậy chúng ta sẽ phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP thường xuyên liên tục ở mức 10,6% trong 10 năm tới mới có thể đạt được điều này. Không biết ông Hùng dựa vào đâu để tin là Việt Nam có thể lập được kỳ tích này khi trong quá khứ, chưa có năm nào Việt Nam đạt tăng trưởng 2 chữ số cả và tăng trưởng GDP trung bình trong 9 năm qua cũng chỉ vào khoảng 7,2%. Trên thế giới cực kỳ hiếm nước nào có thể đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2 chữ số trong suốt 1 thập niên. Thành tích thần kỳ như Trung Quốc trong thập niên 1990 cũng chỉ đạt 9,5% một năm.

Cũng lưu ý là cách tính này được áp dụng với mức giá không đổi, tức là tăng trưởng GDP thực tế chứ không phải tăng trưởng GDP danh nghĩa. Bởi nếu tính theo tăng trưởng GDP danh nghĩa thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào biến động của đồng USD trên thị trường. Lấy một ví dụ không có thực là nếu sang năm 2011, Chính phủ quyết định nâng giá đồng VN lên 10 lần so với đồng USD thì lúc đó GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng đạt luôn $12000 mà chẳng cần phải làm gì, hehe. Nhưng rõ ràng đó không phải ý của Phó Thủ tướng mà ở đây, ông muốn nói tới $3000 trong năm 2020 là $3000 theo thời giá hiện nay.

Chính sự phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa này cũng là lý do ngày nay người ta không hay dùng GDP theo tỷ giá chính thức mà dùng theo ngang giá sức mua (PPP). Nếu tính theo ngang giá sức mua thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 2700-2900 USD.


Đến lượt phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chém gió

Hình như các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hiện nay đều gặp phải vấn đề với số thống kê?

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết [ông Thuyết kỳ này được hỏi nhiều nhỉ- ông này có lẽ là đại biểu có trình độ và có các câu hỏi sát và sắc nhất trong Quốc hội hiện nay], Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2,1 lần, vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác".

Không phải quá khó để kiểm định câu nói này của ông Nhân được đưa ra để chứng minh cho thành công của ông trong thời gian ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Câu này có hai mệnh đề, thứ nhất là lương giáo viên tăng gấp 2,1 lần và thứ hai là lương giáo viên cao hơn so với các ngành khác.

Còn có một cách hiểu trong mệnh đề thứ 2 là mức tăng lương giáo viên cao hơn các ngành khác nhưng có vẻ như ông Nhân muốn nói theo cách hiểu thứ nhất vì mệnh đề “cao hơn các ngành khác” được đưa ra sau khi ông nêu ra mức lương giáo viên hiện nay "vào khoảng 2,5-4 triệu đồng/tháng". Ở đây có vấn đề không nhỏ là tại sao ông Nhân lại đưa ra một khoảng quá rộng như vậy, thay vì nêu ra mức lương trung bình của giáo viên.

Chúng ta thử kiểm định hai mệnh đề trên. Ở mệnh đề thứ nhất, vì hiện nay mới là giữa năm 2010 nên TCTK chưa có số liệu về năm 2010 mà chỉ có số liệu về năm 2009. Theo số liệu của TCTK thì tiền lương trong giai đoạn 2006-2009 của một số ngành như sau:

Bảng sau là Thu nhập trung bình hàng tháng của lao động ở khu vực Nhà nước được lấy từ Niên giám thống kê tóm tắt 2009 của TCTK. Cột 2 và 3 là thu nhập các ngành trong hai năm 2006 và 2009. Cột 4 là mức tăng trong 4 năm này. Cột 5 là mức tăng thực tế sau khi trừ đi lạm phát. Lạm phát được tính bằng cách tính dồn chỉ số CPI các năm 2007, 2008 và 2009 do năm 2006 được chọn làm mốc. Tính trung bình, giá cả năm 2009 sẽ cao hơn 42,3% so với năm 2006. Sau khi trừ đi lạm phát thì mức thu nhập trung bình toàn xã hội trong năm 2009 tăng 12% so với năm 2006, còn ngành giáo dục tăng 18,2%. Do hầu hết người lao động trong ngành giáo dục đều thuộc khu vực Nhà nước nên con số này sẽ phản ánh thu nhập hàng tháng của người lao động trong ngành giáo dục.

So sánh kết quả này với phát biểu của ông Nhân, có thể thấy hai điều:

- Thứ nhất, thu nhập danh nghĩa (chứ không chỉ lương) của ngành giáo dục trong năm 2009 chỉ tăng 68% so với năm 2006. Sau khi loại trừ yếu tố lạm phát thì thu nhập này chỉ tăng 18,2%, thấp hơn nhiều con số tăng 2,1 lần mà ông Nhân đưa ra. Nếu kể cả năm 2010 thì thu nhập của người làm giáo dục cũng chỉ tăng chừng 25% là cùng.

- Thứ hai, thu nhập người làm trong ngành giáo dục tuy được nâng lên và có tốc độ cao hơn tốc độ tăng của đa số các ngành khác nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Tiền lương trung bình của ngành giáo dục năm 2009 là 2.7 triệu trong khi trung bình của tất cả các ngành là 3,1 triệu. Như vậy mệnh đề “cao hơn so với các ngành khác” của ông Nhân là không chính xác.

Có thể phát biểu của ông Nhân căn cứ vào số liệu chi trả lương của Bộ giáo dục. Thật tiếc là hiện nay những số liệu này chưa được công khai và thuận tiện cho tiếp cận nên khó kiểm định. Nhưng theo số liệu của TCTK thì rõ ràng phát biểu của ông Nhân không thể đúng, nếu không nói là rất sai.

Nhìn bảng này, còn có thể có một số nhận xét khác như việc thu nhập thực tế của một số ngành còn giảm. Cũng lưu ý là bảng này chỉ dành riêng cho khu vực Nhà nước. Thu nhập thực tế trung bình của khu vực tư nhân trong nước có lẽ còn thấp hơn.

Nguồn: Everywhere Land blog.

Nguồn http://tackeblog.multiply.com/journal/item/1246
 

MrMilan

Banned
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Mơ ước của em đơn giản lắm

1. Mùa hè đừng mất điện.
2. Đi từ Quảng Ninh lên HN chỉ mất 2h đồng hồ chạy ô tô, không phải mất 5h đồng hồ như bây giờ nữa.

Nó nhỏ nhoi lắm
 
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Tớ chỉ ước VN có nhà máy điện hạt nhân, để không còn lập những trạm thủy điện làm tan tành những cánh rừng đầu nguồn nữa. "Rừng vàng biển bạc" của VN riết rồi tiêu hết, bán hết. Còn một bài báo nói về dân chúng của những tỉnh bán tài nguyên cho nước ngoài ngày càng nghèo khổ hơn...Các bác nhớ tìm đọc.
 

nta139

Member
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

đọc xong chỉ muốn chữi thề.......... :( :(

Hình như các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hiện nay đều gặp phải vấn đề với số thống kê?
đọc được số là may rồi pác ạh ;)) ;))
 

ck77

Member
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Mơ ước của em đơn giản lắm

1. Mùa hè đừng mất điện.
2. Đi từ Quảng Ninh lên HN chỉ mất 2h đồng hồ chạy ô tô, không phải mất 5h đồng hồ như bây giờ nữa.

Nó nhỏ nhoi lắm

mình thì có câu chuyện này kể với bác, tuần rồi ông a ở sg có đi vịnh hạ long chơi (theo chương trình gì đó của sở giáo dục tphcm đi từ TPHCM ra Quảng Ninh bằng xe ô tô) ra tới QNinh thì bị kêu xe (45 chổ) vô cân và phạt, mình cũng đã từng đi QNinh rồi mà có nghe vụ này đâu, sao lạ quá vậy bác?............tiếp câu chuyện mới buồn cười, trên xe toàn bên sở ko, nên alo nhờ can thiệp ở sở GD QNinh, kết cục những chú trong trạm cân nghe đt xong liền kêu xe vô cân lại nhưng..............nói mọi người xuống xe hết, chỉ cân 1 mình chiếc xe ko? Kết quả ok..........cho đi..........hehheeh, đúng là hiểu được chết liền cách làm việc này
 

MrMilan

Banned
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

mình thì có câu chuyện này kể với bác, tuần rồi ông a ở sg có đi vịnh hạ long chơi (theo chương trình gì đó của sở giáo dục tphcm đi từ TPHCM ra Quảng Ninh bằng xe ô tô) ra tới QNinh thì bị kêu xe (45 chổ) vô cân và phạt, mình cũng đã từng đi QNinh rồi mà có nghe vụ này đâu, sao lạ quá vậy bác?............tiếp câu chuyện mới buồn cười, trên xe toàn bên sở ko, nên alo nhờ can thiệp ở sở GD QNinh, kết cục những chú trong trạm cân nghe đt xong liền kêu xe vô cân lại nhưng..............nói mọi người xuống xe hết, chỉ cân 1 mình chiếc xe ko? Kết quả ok..........cho đi..........hehheeh, đúng là hiểu được chết liền cách làm việc này


Chắc chở quá người quy định mới bị gọi vào để cân, trạm cân đó nó hoạt động tự động, xe nào quá tải mới gọi vào, còn đâu thì đi bình thường.
 

dta

Member
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Ôi toàn vấn đề "vĩ mô" quá nghe mà nhức hết cả đầu đau hết cả mình. Đọc báo tuổi trẻ hôm nay đăng những bài về lỗ do đường sắt cao tốc TGV của Pháp & Shinkansen của Nhật mà nghĩ về viễn cảnh của Việt Nam.
 

dta

Member
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Đường tàu TGV đầu tiên ở Pháp ra đời vì lý do kinh tế. Nó nối Paris với Marseille và đi qua Lyon là hai thủ phủ kinh tế ở phía nam. Nhu cầu đi lại của người Pháp trên trục đường trên thuộc hàng cao nhất nước nên ý tưởng về việc rút ngắn thời gian đi lại từ 5 giờ còn 2 giờ rưỡi lúc đó thuyết phục khá nhiều người.

Nhưng khi nghe nói đến số tiền đầu tư khổng lồ mọi người cũng e ngại. Lúc đó, tổng thống Valérie Giscard d’Estaing tuyên bố hùng hồn: “Chúng ta có đủ phương tiện cho các tham vọng của chúng ta!”. Sự thật là nước Pháp vẫn nằm trong nhóm tám quốc gia giàu có nhất thế giới. Nhưng cho đến giờ, sau nửa thế kỷ, người đóng thuế ở Pháp vẫn còn è cổ trả món nợ làm TGV.

Vì lẽ đó những tuyến TGV sau này thường vấp phải phản ứng của các chuyên gia và dân chúng. Ngoài chuyện “tiền đâu” còn là chuyện phát triển khu vực. Bởi câu chuyện TGV chỉ là câu chuyện “đầu - cuối”. Những địa phương nằm trên đường đi của đoàn tàu chẳng được hưởng chút lợi ích gì từ đường tàu hiện đại đó.

“Năm 2010 này, liệu chúng ta vẫn còn đủ khả năng cho thứ tàu sang trọng đó? Lẽ ra nên dành tiền đầu tư cho những lĩnh vực cấp thiết mà mọi người đang cần như chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm...” - bà Andrée Oger, nghị sĩ thuộc Đảng Cộng sản Pháp, nói.
 
Ðề: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Dự án đường sắt cao tốc: Quốc hội vượt lên chính mình


Tác giả: Gs.Tskh. Nguyễn Ngọc Trân
Bài đã được xuất bản.: 18/06/2010 06:30 GMT+7

Quan trọng hơn cả những phản biện là sự vượt lên chính mình của Quốc hội và mỗi đại biểu, khắc phục một ý nghĩ bi quan cho rằng "nói cũng chẳng đến đâu, bởi vì khi bấm nút vẫn là thiểu số", gây nên bởi những tiền lệ, mà một xảy ra cách đây không lâu!

Những con số kết quả của một quá trình mang tính đổi mới

Suốt gần một tháng qua, về Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam mà Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, tại Quốc hội cũng như trong xã hội, đã có nhiều bài báo, phát biểu sôi nổi và sâu sắc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội quyết định về dự án này và ngày 15.6.2010, kết quả thăm dò đã được thông báo.

271 trên 474 (57,17%) phiếu thăm dò ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được thu về đồng ý để Quốc hội ra nghị quyết ngay kỳ họp này. Có 148 trong số đó đồng ý hoàn toàn theo phương án Chính phủ trình. Số phiếu này bằng 31,22%, thấp hơn số phiếu không đồng ý ra nghị quyết trong kỳ họp này, 192/474 bằng 40,51%.

Điều cần nhấn mạnh là sự đồng ý ra nghị quyết là một sự đồng ý có điều kiện theo hướng: (a) Chính phủ lập quy hoạch chi tiết, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn điều kiện đảm bảo tính khả thi của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM; (b) Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ lập dự án khả thi một trong hai đoạn tuyến, Hà Nội - Vinh hoặc TP HCM - Nha Trang để trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư một trong hai tuyến và đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020.

Có thể nói đây là một lần hiếm hoi, nếu không phải là lần đầu tiên, nội dung một tờ trình của Chính phủ đã không được Quốc hội chấp nhận về cơ bản, cho dù nó đã được điều chỉnh ngay trong kỳ họp, và cho dù các thành viên Chính phủ, kể cả người thứ hai trong Chính phủ đã "vào cuộc" để bảo vệ nó.

Theo tôi, không phải vì Quốc hội "chống đối" Chính phủ, như có người có thể nghĩ, mà chính là vì dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được làm vội vã, nhiều lỗ hổng và lý lẽ không đủ sức thuyết phục.

Đó là sự thất bại của việc trình vội vã một sản phẩm chưa đủ độ chín mà lại muốn Quốc hội thông qua để cho kịp với một "kế hoạch" được tính lùi trở lại từ thời điểm dự kiến sẽ triển khai.

Đó là vấp ngã của một cách nghĩ, của một quan niệm không đúng về chức năng nhiệm vụ của Quốc hội đã được Hiến pháp quy định.

Nhìn dưới góc độ tích cực, quá trình dẫn đến kết quả thăm dò ý kiến của đại biểu Quốc hội là một bước đổi mới trong mối quan hệ lập pháp - hành pháp giúp cho cả hai thiết chế mạnh hơn lên trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Phản biện nghiêm túc, xây dựng và lắng nghe phản biện là một đổi mới

Những phát biểu và chất vấn ngay tại hội trường đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri, đối với đất nước và đối với chính cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nhưng quan trọng hơn cả những phản biện là sự vượt lên chính mình, khắc phục một ý nghĩ bi quan cho rằng "nói cũng chẳng đến đâu, bởi vì khi bấm nút vẫn là thiểu số", gây nên bởi những tiền lệ, mà một xảy ra cách đây không lâu!

Mong và tin rằng, từ phiếu thăm dò ý kiến cho tới lúc bấm nút, sự phản biện và sự vượt qua chính mình này sẽ tiếp tục được khẳng định mạnh mẽ.

Trong tháng vừa qua, trên mạng tôi đã đọc được hàng chục bài báo sâu sắc của các chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường,... Các bài này đã phản biện từng vấn đề, từng điểm trong báo cáo ban đầu cũng như trong báo cáo chỉnh sửa mà Chính phủ trình lại sau đó.

Nhiều bài đã cung cấp thông tin, số liệu và những dự báo cần thiết; đã phân tích về tài chính, đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, về hiệu lực chiến lược. Có bài đã cảnh báo các tác động về môi trường, về diện tích rừng sẽ mất, về hậu quả của việc đào cắt tạo ta-luy cho đường sắt dài 149,5km trên đất dốc, của việc đào đắp 214,4 km trên nền đất thấp, của việc xây dựng 72 đường hầm, dài tổng cộng 116,6 km, ... Có bài đã cảnh báo về lãng phí và tác động xấu đến hệ thống điện. Có bài nhắc lại lời dặn tiết kiệm của Bác, đặc biệt khi đất nước còn nghèo, không nên đua đòi với thiên hạ mà có con đường phát triển của chính mình, không phải là con đường biệt lập mà là con đường hội nhập thông minh và chính vì vậy được kính trọng.

Tất cả các tác giả các bài báo trên ai cũng mong muốn có một đường sắt cao tốc Bắc - Nam nhưng chưa phải vào lúc này, bởi lẽ không thể thoát ly thực tế của đất nước, và phải tính đến cả hai mặt của vay vốn ODA, chưa nói đến một bối cảnh thế giới đầy biến động.

Chắc chắn rằng các bài viết này đã có âm hưởng trong kết quả thăm dò đã được đề cập trên đây.

Góp ý kiến phản biện xây dựng và lắng nghe các ý kiến này là một đổi mới, đúng với mong muốn của Đảng mà Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực ban bí thư, ông Trương tấn Sang, đã phát biểu tại Đại hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật ngày 29.4.2010 vừa qua [1].

Phát huy Quốc hội và phản biện xã hội là một đổi mới được cử tri hoan nghênh và mong đợi

Lời phát biểu trên đây và quá trình diễn tiến từ thảo luận đến lấy ý kiến và công bố kết quả thăm dò chung quanh dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được cử tri hoan nghênh và cảm nhận như là một sự đổi mới cần thiết.

Cần thiết để hành pháp và lập pháp bổ sung cho nhau về cách nhìn, cách đặt vấn đề, tranh luận khi xem xét mọi ngóc ngách của cùng một vấn đề, như xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam chẳng hạn, cả hai thiết chế cùng tham khảo những phản biện khách quan của rộng rãi các chuyên gia trong xã hội.

Đó cũng là một đổi mới về phương thức lãnh đạo để ý Đảng gặp lòng Dân.


Nguồn http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/tu...-toc-Quoc-hoi-vuot-len-chinh-minh/4423604.epi
 
Bên trên